SÂU BỆNH HẠI TÁO

Một phần của tài liệu cây ăn quả (Trang 59 - 64)

Vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 khi phát hiện có sâu cắn lá, sâu cuốn lá hoặc nhện đỏ, phải tiến hành phun thuốc Wofatox hoặc những loại thuốc đặc trị khác, pha loãng theo tỉ lệ 0,1%. Tốt nhất là phun định kỳ 15 ngày/lần. Trước khi táo ra hoa rộ khoảng tháng 8, 9 dù khơng có sâu cũng nên phun thuốc đề phòng sâu đục quả non.

Trong thời gian táo ra hoa rộ nên hạn chế phun thuốc để tránh hiện tượng rụng hoa. Khi táo có quả non nếu phát hiện sớm có sâu đcụ quả thì có thể phun thuốc Bi58 pha loãng.

Trong tháng 6 – 7 xén tóc thường đẻ trứng vào thân cây và sâu non gặm vỏ tạo thành đường xốy trơn ốc xung quanh thân cây cắt đứt con đường vận chuyển nhựa từ trên xuống làm cây bị vàng và có khi bị chết. Cách trừ chính là dùng mũi dao sắc rạch theo đường sâu gặm mà bắt sâu non rồi dùng Wofatox pha với tỉ lệ 0,2% bơi vào chỗ bị gặm. Để đề phịng loại sâu này hàng năm khi đốn cây dùng 100g Basudin hồ vào trong 10 lít nước trộn với phân bị hoặc đất sét quét lên thân cây từ mặt đất lên cao đến 1m. Khơng nên trộn với vơi vì sẽ làm cho thuốc mất hiệu lực. Khi phát hiện có cành bị héo đột ngột phải nghĩ ngay tới sâu đục thân cành, cách phong trừ chính là kiểm tra thường xuyên, cắt bỏ kịp thời những cành bị sâu và tiêu diệt sâu non.

Bệnh hại đối với táo hiện nay sơ bộ mới phát hiện 2 loại là: bệnh phấn trắng thường phát sinh phát triển trên lá non khi ẩm độ khơng khí cao (>85%) và nhiệt độ thấp (<200C). Hiện nay tác hại của bệnh này khơng lớn vì mùa phát sinh bệnh thì cây đang ở thời kỳ ni quả, cành lá già ít bị bệnh. Biện pháp phịng trừ bệnh phấn trắng chủ yếu là cắt tỉa hết những lá bị bệnh. Biện pháp phịng bệnh tốt nhất là khơng nên ghép muộn sau tháng 9 và đối với cây trồng ngoài sản xuất thì khơng nên đốn cành q sớm vì cành lá non nảy lên khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Đáng chú ý là bệnh thối quả thường phát sinh phát triển vào thời kỳ quả già sắp chín. Quả bị thối rất nhanh, trong vịng một tuần lễ có thể bị thối hết quả trên cây. Có 2 loại là:

+ Bệnh thối nhũn: làm quả thâm đen, ủng nước có thể do vi khuẩn Erwinia gây nên. Và bệnh héo quả làm quả nhăn nheo hơi khơ, trơng như quả bị mất nước nhanh , có thể do nấm Phytophthora cactocum gây nên.

+ Bệnh thối quả: gây tác hại lớn trong sản xuất. Hiện nay chưa có biện pháp triệt để tuy nhiên muốn hạn chế bệnh phát triển cần lưu ý là trong thời kỳ táo có quả nên thường xuyên cắt tỉa những cành lá vô hiệu và quả sâu, héo nhăn nheo

để làm cho tán cây thống gió và hứng được nhiều ánh sáng.

E. SÂU BỆNH HẠI HỒNG XIÊM1. SÂU ĐỤC QUẢ (Alophila sp.) 1. SÂU ĐỤC QUẢ (Alophila sp.)

Sâu đục quả được xem là sâu hại nguy hiểm nhất trên hồng xiêm. sâu có thể làm giảm 70 – 80% năng suất, cá biệt có những vườn ở Cần Thơ có đến 100% số quả bị sâu gây hại.

Sâu hại từ lúc quả nhỏ (đường kính quả 1-1,2cm) cho đến lúc thu hoạch, sâu hại mạnh nhất từ lúc quả 3-4tháng tuổi trở đi. Vị trí đục lỗ thường là chỗ tiếp giáp giữa các quả với nhau. Sau khi chui vào trong quả sâu đục ruột quả thành những đường hầm tương đối rộng rồi ở ln trong đó. Có con chỉ tạm trú trong ruột một thời gian ngắn rồi lại chui ra ngoài đục phá quả khác. Một con sâu có thể gây hại nhiều quả trên 1 chùm. Trong một quả thường chỉ có một con sâu, song có quả có đến 2, 3 hoặc 4 con.

Ở các tỉnh phía Nam sâu thường gây hại trong các tháng mùa khô đặc biệt là tháng 1, 2, 3. Những vườn hồng xiêm già cỗi, những vườn ít được chăm sóc… là những vườn sâu gây hại nặng hơn.

Biện pháp phòng trừ:

- Định kỳ cắt bỏ cành già, cành khuất trong tán, cành sâu bệnh tạo cho vườn cây thơng thống, hạn chế nơi trú ẩn của sâu trưởng thành.

- Thu gom và tiêu huỷ những quả bị sâu hại cịn sót lại trong vườn.

- Những vườn đã quá già cỗi cho năng suất và hiệu quả tương đối thấp nên phá bỏ lập vườn mới.

- Kiến hơi (Dolichodrus thoracicus) là loại kiến có khả năng khống chế mật độ của sâu, vì vậy nên huỷ và ni kiến hơi trong vườn.

- Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Sumicidin 10EC hoặc 25EC; First 20EC; Sumicombi 30EC; Bian 40EC; Sevin… Liều lượng và cách sử dụng thuốc tuỳ theo hướng dẫn của người sản xuất có in trên bao bì.

Chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để tránh gây độc hại cho người ăn.

* Ngồi sâu đục quả thì Hồng xiêm cịn bị một số loài sâu khác gây hại là: Sâu đục cành, rệp hại hồng xiêm, ruồi đục quả, ngài hại lá-hoa, bệnh đốm lá-thân- cành.

G. SÂU BỆNH HẠI NHÃN VẢI

1. Sâu đục thân nhãn vải (Aristobia testudo)

a. Triệu chứng:

Sâu non đục vào thân cây, hướng về phía gốc. Trên miệng lỗ đục thường có phân sâu đùn ra ngồi. Đến tháng 6 năm sau sâu non hố nhộng và tự đục lỗ chui ra ngồi. Những cây, cành bị sâu đục thân sẽ còi cọc kém phát triển, lá nhỏ bị vàng hơn, cây cho năng suất quả kém, gây chết cành thậm chí là chết cả cây.

b. Đặc điểm phát sinh, phát triển:

Nhộng hoá trưởng thành vào tháng 6-7, sau khi giao phối, con cái đẻ trứng vào các kẽ vỏ cây. Trưởng thành dài 30-33mm, phần đầu ngực và bụng có màu đen, miệng nhai phát triển, lưng có màu vàng đậm, vân đen chia cánh thành hình mai rùa.

Sâu non có màu trắng ngà, đầu có màu đen, có miệng nhai rất phát triển.

c. Biện pháp phòng trừ:

- Phát hiện kịp thời các lỗ sâu đục thân và phòng trừ kịp thời. - Bắt bằng tay lúc trưởng thành ra rộ (tháng 5).

- Dùng gai mây luồn vào lỗ đục để bắt và giết sâu non.

- Cắt cành mới héo từ dưới lỗ đục mới nhất 20 cm đưa ra ngoài đốt. - Khi sâu non đã lớn, bịt kín lỗ khơng cho sâu trưởng thành chui ra ngồi.

- Phun thuốc trừ sâu: Sau khi phát hiện ra lỗ đục, dùng xi lanh tiêm thuốc sâu vào lỗ đục bằng các thuốc như: Supracide (0,5%); Selecron (0,5%); Padan (0,5%); Sherpa (0,1%)…

2. Bọ xít hại nhãn vải (Tessaratoma papillosa Drury)

a. Triệu chứng:

Sâu non và sâu trưởng thành của bọ xít vải đều hại cây. Chúng chích hút dinh dưỡng ở các chồi non, quả non, gây ra hiện tượng hoa, rụng quả.

b. Đặc điểm phát sinh, phát triển:

Là lồi sâu hại biến thái khơng hồn tồn, có 3 pha phát triển là trứng-sâu non và trưởng thành. Sâu trưởng thành sống, chích hút cây và qua đơng trên nhãn vải hoặc tránh rét ở cây dứa và các cây khác ven bờ sông, bờ suối. Khi đến mùa xuân, thời tiết ấm áp vải nhãn ra lộc, bọ xít trưởng thành tập trung về nhãn vải giao phối và đẻ trứng. Bọ xít trưởng thành bắt đầu đẻ trứng vào giữa tháng 3, chúng thường đẻ vào buổi sáng. Trứng đẻ ở mặt sau của lá, đôi khi đẻ ở chùm hoa, mỗi ổ từ 13-14 quả. Mỗi con cái đẻ được 64-68 quả. Trứng mới đẻ có màu xanh lục, khi gần nở chuyển sang hồng-đen. Thời gian trứng từ 11-15 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ.

Trứng bọ xít bị nhiều loài ong ký sinh, đó là Anatatus aff. Japonicus và ong Oeneyrtus fongi Tryapizin.

Sâu non có 5 tuổi, tuổi 1-2 sống tập trung, tuổi 3-4 sống phân tán.

c. Biện pháp phòng trừ:

- Khi mùa xuân về, bọ xít trưởng thành tập trung trở về nhãn vải để giao phối đẻ trứng với mật độ cao và khá tập trung do đó có thể bắt và diệt trưởng thành. - Khi bọ xít đẻ, trứng thường tập trung ở mặt sau của lá, quan sát và ngắt bỏ các ổ trứng (chỉ áp dụng được với cây ít tuổi, tán thấp)

- Sử dụng 2 lồi ong ký sinh ở trên vào cuối vụ vì tỉ lệ ký sinh ở trên rất cao vào cuối vụ (tháng 6).

- Dùng các loại thuốc như: Dipterex, Sherpa… để trừ bọ xít trưởng thành và bọ xít non.

Để trừ bọ xít trưởng thành có hiệu quả cao nên phịng trừ trước khi bọ xít giao phối và đẻ trứng.

Bọ xít non nên trừ khi chúng còn sống tập trung (tuổi 1, 2 hoặc đầu tuổi 3) trước khi chúng phân tán ra quả non gây hại.

3. Nhện lông nhung hại nhãn vải (Eriophyes litchii Keifer)

a. Triệu chứng:

Nhện trưởng thành di chuyển và xâm nhập vào các chồi non mới nhú, sinh sống và đẻ trứng. Sâu khi lá non mở ra được 1-1,5cm đã xuất hiện những sợi lông nhung. Ban đầu vết lơng nhung có màu xanh hơn bình thường, sau đó chuyển

sang màu trắng bạc, trắng hơi vàng rồi vàng nâu và cuối cùng chuyển sang nâu sẫm. Nhện lấy dinh dưỡng từ lá làm cho lá sinh trưởng phát triển kém, nhỏ và cong queo, có lớp lơng nhung dày đặc ở mặt sau làm ảnh hưởng xấu đến khả năng quang hợp.

Những hoa có nhện lơng nhung sinh sống thường khơng có khả năng nở hoa và thụ phấn. Những quả non có nhện lơng nhung sinh sống thì quả khơng lớn lên được và sau đó đều bị rụng.

Nhện sinh sống, tiếp tục sinh sản những thế hệ tiếp theo trong lớp lông nhung.

b. Đặc điểm phát sinh, phát triển:

Ở miền Bắc nhện phát sinh quanh năm, vụ xuân nhện phát sinh mạnh nhất và gây thiệt hại nhiều hơn vụ hè, vụ thu và vụ đông.

Nhện đẻ trứng đơn tại gốc các sợi lông nhung, thời kỳ trứng 2,5 ngày, nhện có 5 tuổi. Vịng đời từ 15-19 ngày tuỳ điều kiện nhiệt độ.

Đường lan truyền của nhện chủ yếu là nhờ gió, ngồi ra chúng có thể tự di chuyển từ cây này đến cây khác hoặc những vùng rất gần nơi chúng sinh sống. Khi tới nơi ở mới nhện tiếp tục sinh sản, khi lông nhung trên lá có màu vàng nâu là lúc thế hệ cuối cùng của nhện đã trưởng thành, lá đã già khơng cịn thích hợp cho nhện lơng nhung sinh sống và nhện bắt đầu di chuyển đi tìm nơi cư trú mới.

Thời gian bắt đầu xuất hiện những sợi lông nhung đầu tiên đến khi nhện bỏ đi là từ 50-58 ngày.

Những chồi có nhện lơng nhung sinh sống thì hầu hết những lá non đều bị lông nhung.

Trên lá, nhện lông nhung chỉ sinh sống ở phía dưới nhưng ở hoa quả non thì khơng có sự phân biệt.

c. Biện pháp phịng trừ:

- Thu gom, ngắt bỏ những cành lộc bị lông nhung. Biện pháp này phải được thực hiện trước khi lơng nhung có màu vàng nâu.

- Khi các lộc non vừa nhú, phòng trừ muộn hiệu quả phòng trừ sẽ thấp.

- Sử dụng các loại thuốc hoá học chuyên trừ nhện như: Pegasus 500ND; Ortus 3SC; Regent 800WP…

* Ngồi ra nhãn, vải cịn bị một số loài sâu bệnh khác gây hại như: sâu đục quả

vải (Acrocercop cramerallaSmellem); ve sầu bướm (Ricania speculum Walker); Rệp muội hại vải (Aphadidae), dơi, bệnh chết rũ (Phytophthora sp, Pythium

sp, Fusarium solani, Rhizoctonia sp, Cylindrocladium sp), bệnh thán thư

(Collectotrichum), bệnh sương mai (Peronospora sp), tơ hồng (Cassytha

filiformis).

H. SÂU BỆNH HẠI KHẾ

Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

Một phần của tài liệu cây ăn quả (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w