5. Cấu trúc của luận văn
2.1. Tổng quan về các CNNHTMCP trên địa bàn TP Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Như đã đề cập ở trên , Thừa Thiên Huế là trung tâm thương mại , dịch vụ, giao dịch quốc tế và là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung , Tây Nguyên và cả nước ; trong đó thành phố Huế là hạt nhân để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch , thương mại, hàng khơng, viễn thơng q́c t ế, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin , khoa học công nghệ , y tế, giáo dục – đào tạo chất lượng cao. Nhận thấy được tiềm năng và sự phát triển của Tp . Huế, các ngân hàng đã không ngừng mở các Chi nhánh và Phòng Giao Dịch để phát triển hệ thống mạng lưới , mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân . Năm thành lập và số lượng PGD của 10 CN NHTMCP Huế được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Năm thành lập và số lượng PGD của 10 CN NHTMCP Huế Chi nhánh Ngân hàng Năm thành lập tại Huế Số lượng PGD
Vietcombank 1993 5 Vietinbank 1993 10 BIDV 1994 5 Sacombank 2003 7 ACB 2005 2 MB bank 2007 3 VIB 2007 2 Eximbank 2010 0 Maritimebank 2010 0
(Nguồn: website các Ngân hàng)
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng tại Huế luôn phấn đấu để khẳng định vai trò chủ đạo , chủ lực trên thị trường tài chính , hiện đại hóa cô ng nghệ ngân hàng , phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến , đóng góp tích cực cho nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Với sự xuất hiện ngày một nhiều củ a các hệ thống ngân hàng , Huế đang dần trở thành một trong những trung tâm tài chính sôi động của cả nước , xứng đáng sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh các CN NHTMCP trên đị a bàn TP .Huế (2011—2013)
Kết quả kinh doanh là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mợt ngân hàng . Dựa vào kết quả kinh doanh giúp cho các đới tượng quan tâm đến ngân hàng có cái nhìn tởng quan về tình hình hoạt đợng của ngân hàng . Lợi nhuận trước thuế của 10 CN NHTMCP trên địa bàn TP.Huế giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Lợi nhuận trước thuế của 10 CN NHTMCP trên địa bàn TP.Huế (2011 - 2013) ĐVT: Triệu đồng
Năm
NHTM Lợi nhuận trước thuế So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
2011 2012 2013 +/- % +/- % Vietcombank 99.648 84.835 17.872 (14.813) (14,87) (66.963) (78,93) Vietinbank 53.365 32.135 32.254 (21.230) (39,78) 119 0,37 BIDV 25.350 9.762 34.070 (15.588) (61,49) 24.308 249,01 Sacombank 2.770 (13.984) 24.813 (16.754) (604,84) 38.797 277,44 ACB 11.395 18.014 (3.318) 6.619 58,09 (21.332) (118,42) Eximbank 18.636 (10.679) 1.994 (29.315) (157,30) 12.673 118,67 Techcombank 3.490 4.401 1.142 911 26,10 (3.259) (74,05) MB 9.522 13.017 6.487 3.495 36,70 (6.530) (50,17) VIB 3.053 7.571 8.852 4.518 147,99 1.281 16,92 Maritime bank (4.204) 2.943 73.433 7.147 170,00 70.490 2.395,17
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của các Chi Nhánh Ngân hàng)
Dựa vào bảng 2.2 ta thấy: năm 2011 lợi nhuận trước thuế của các CN NHTMCP khá cao , cao nhất là Vietcombank đạt 99.648 triệu đồng, tiếp đến Vietinbank 53.365 triệu đồng, trừ Ngân hàng Maritime có lợi nhuận âm . Tuy nhiên mức lợi nhuận này đã suy giảm nhiều so với những năm trước . Trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2011 tăng trưởng thấp đi kèm với lạm phát cao và ngành Ngân hàng cũng trải qua một năm đầy khó khăn . Trong bối cảnh đó, các CN NHTMCP trên địa bàn TP. Huế cũng không tránh khỏi tình trạng đó.
Lợi nhuận trước thuế năm 2012 của 10 CN NHTMCP tại TP . Huế hầu hết đều giảm so với năm 2011. Cụ thể, giảm mạnh nhất là Sacombank 604,84% xuống còn -
13.984 triệu đồng, tiếp theo là Eximbank giảm 157,30% xuống còn -10.679 triệu đồng. Tuy nhiên, có các CN NH có lợi nhuận tăng , theo thứ tự là Maritimebank 170%, VIB 147,99%, ACB 58,09%, MB 36,70% và Techcombank 26,10%. Hầu hết các Ngân hàng đều không đạt chỉ tiêu lợi nhuận , thậm chí là thua lỗ chủ yếu do nợ xấu tích lũy từ nhiều năm trước, chi phí rủi ro tín dụng và chi phí hoạt đợng tăng và thu nhập rịng từ lãi giảm. Do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011, các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn trong năm 2012, do đó các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn do chất lượng danh mục khoản vay suy giảm . Thêm vào đó , trong khi hầu hết các doanh nghiệp cố gắng không vay thêm , các ngân hàng cũng ngần ngại hơn khi cho vay do tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng tăng cao so với năm 2011, cụ thể từ 3,3% lên 4,08% (cuối năm 2012). Chính nợ xấu đã làm dòng chảy của nền kinh tế bị tắc nghẽn . Theo bối cảnh đó , tình hình nợ xấu của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tăng , cụ thể từ 3,84% năm 2011 lên 4,86% năm 2012 (Bảng 2.3). Nhìn vào Biều đồ 2.1 ta thấy, nợ xấu tăng lên chủ yếu trong khối NHTMCP, từ 2,06% năm 2011 lên 3,65% năm 2012, tiếp theo là khối NHTMNN , từ 5.01% lên 6,1% năm 2012. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng t rên địa bàn tỉnh TT. Huế năm 2012 là khá cao.
Cũng trong năm này, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất , tính chung cả năm, lãi suất huy động giảm 3-6%, lãi suất cho vay giảm 5-9% so với cuối năm 2011. Thêm vào đó, các ngân hàng thương mại phải xem xét hạ lãi suất cho các khoản nợ cũ xuống dưới 15%/năm theo chủ trương của NHNN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.
Những nguyên nhân trên đã làm cho lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng giảm mạnh và các CN NHTMCP tại TP.Huế cũng không nằm ngoài tình trạng trên.
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh TT. Huế (2011-2013) Năm TCTD 2011 2012 2013 NHTM NN 5,01% 6, 1% 2,71% NHTM CP 2,06% 3,65% 3,82% NHCSXH 2,33% 1,53% 1,44% QTDND 0,66% 0,65% 0,52% TỞNG CỢNG
(Ng̀n: Bảng cân đới kế toán của các Chi Nhánh Ngân hàng)
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh TT. Huế (2011- 2013) 5.01% 6.01% 2.71% 2.06% 3.65% 3.82% 2.33% 1.53% 1.44% 0.66% 0.65% 0.52% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 2011 2012 2013 NHTM NN NHTM CP NHCSXH QTDND
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của các Chi Nhánh Ngân hàng)
Giai đoạn 2011-2012, ngành Ngân hàng lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng trưởng quá nóng với các điều kiện tí n dụng được nới lỏng quá mức trước đó . Sang năm 2013, các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt hơn , mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của TCTD , phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khóa khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, kết quả kinh doanh của một số Ngân hàng đã tăng trở lại . Tại địa bàn TP. Huế, các CN NHTMCP lợi nhuận cũng đã tăng trở lại , tăng mạnh nhất là Maritimebank , từ lợi nhuận lỗ 2011 và đạt thấp năm 2012 đã tăng lên đạt 73.433 triệu đồng, tăng 2.395,17 % so với năm 2012, tiếp theo là Sacombank tăng 277,44% so với năm 2012 đạt 24.813 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng còn một số CN NHTMCP có lợi nhuận giảm sút so với năm 2012, điển hình là ACB giảm 118,42%, lợi nhuận lỗ đạt – 3.318 triệu đồng, tiếp đó là Vietcombank giảm 78,93% xuống còn 17.872 triệu đồng.
Tăng nợ xấu không chỉ ăn mòn lợi nhuận của các ngân hàng mà còn là nguyên nhân căn bản gây nghẽn tín dụng trong suốt thời gian qua . Tuy chưa thật sự khả quan nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng theo báo cáo năm 2013 giảm còn 3,63%. Theo bối cảnh đó , tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh TT . Huế năm 2013
đã giảm từ 4,86% năm 2012 xuống còn 2,90%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trong khối NHTMCP vẫn còn tăng, từ 3,65% năm 2012 lên 3,82% năm 2013.
Nhìn chung, giai đoạn 2011-2013 là những năm không thành công của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng trên địa bàn TP . Huế nói riêng. Do đó, cần phải có các biện pháp đ ể khắc phục tình trạng trên , để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả và khơi thông được dòng vốn của nền kinh tế.
2.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của KHCN ở các CN NHTMCP trên địa bàn TP. Huế địa bàn TP. Huế
2.2.1. Tổ chức thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của KHCN ở các CN NHTMCP trên địa bàn TP. Huế
Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của KHCN ở 10 CN NHTMCP trên địa bàn TP. Huế (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng Năm NHTM 2011 2012 2013 Tiền gửi tiết kiệm % Tổng vốn huy
động tiết kiệm Tiền gửi % Tổng vốn huy động tiết kiệm Tiền gửi %
Tổng vốn huy động Vietcombank 1.431.079 56,84 2.517.751 1.715.707 66,48 2.580.740 1.725.247 63,67 2.709.865 Vietinbank 1.232.022 43,20 2.851.750 1.204.700 49,14 2.451.791 1.542.239 61,19 2.520.219 BIDV 589.042 42,34 1.391.344 574.099 46,85 1.225.330 839.195 40,49 2.072.660 Sacombank 550.339 50,53 1.089.074 840.633 78,69 1.068.315 963.481 85,79 1.123.109 ACB 400.320 41,24 970.659 559.391 72,19 774.906 401.365 90,27 444.637 Eximbank 77.416 33,63 230.211 178.864 61,15 292.505 194.729 69,19 281.454 Techcombank 205.000 35,14 583.380 323.746 80,94 399.985 272.589 82,00 332.436 MB 382.552 48,34 791.416 496.078 71,11 697.586 648.788 79,61 814.917 VIB 368.861 82,62 446.463 226.487 71,21 318.051 230.945 94,79 243.633 Maritime bank 77.156 17,13 450.286 150.643 54,84 274.710 183.972 56,59 325.105
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của các Chi Nhánh Ngân hàng)
Như đã đề cập ở Chương 1, tiền gử i tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn tại các NHTM. Nhìn vào bảng 2.4 về cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của KHCN ở 10 CN NHTMCP trên địa bàn TP. Huế, ta thấy trong cơ cấu vốn huy động của hầu hết các ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ khá lớn và tăng dần qua các năm , điển hình là ACB, năm 2011 tiền gửi tiết kiệm chiếm 41,24% trong tổng vốn huy động , năm 2012 chiếm 72,19% và đến năm 2013 chiếm đến 90,27% trong tổng vốn huy động.
Từ bảng số liệu trên, tình hình huy động vốn và thu hút tiền gửi tiết kiệm của 10 CN NHTMCP được thể hiện rõ nét qua biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của 10 CN NHTMCP trên địa bàn TP. Huế (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 2011 2012 2013 5,313,787 6,270,348 7,002,550 11,322,334 10,083,919 10,868,035
Tổng tiền gửi tiết kiệm Tổng huy động vốn
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của các Chi Nhánh Ngân hàng)
Có thể thấy , giai đoạn 2011-2013, tổng nguồn vốn huy động của 10 CN NHTMCP năm 2012 giảm một mức không đáng kể so với năm 2011 (10,94%) và năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012 là 7,78%. Tuy tổng huy động vốn của các ngân hàng không tăng nhưng tổng tiền gửi tiết kiệm của dân cư lại tăng đều qua các năm , cụ thể năm 2012 tăng 18% so với năm 2011 đạt 6.270.348 triệu đồn g và năm 2013 tăng 11,68% so với năm 2012 đạt 7.002.550 triệu đồng.
Thời gian này , với mục tiêu kiểm soát lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô , hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng , NHNN đã bắt đầu áp dụng trần lãi suất huy động 14% từ cuối tháng 9/2011 liên tục được điều chỉnh xuống còn 6% vào đầu năm 2014 và các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên đã thể hiện việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế hợp lý hơn , các tổ chức tín dụng có thể huy động được nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn . Diễn biến trần lãi suất huy động được biểu diễn ở Biểu đồ 2.3 như sau:
Biểu đồ 2.3: Diễn biến trần lãi suất huy động giai đoạn 2011-2014 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 14% 13% 12% 11% 9% 8% 7.50% 7% 6%
Trần lãi suất huy động
(Nguồn: website NHNN)
Mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm mạnh nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào các tổ chức tín dụng bởi đây vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác trong giai đoạn này . Huy động tăng ổn định như vậy song cho vay vẫn chậm , thậm chí giảm ở một số ngân hàng, khiến nguồn tiền nhận gửi của ngân hàng ngày càng dôi dư . Tuy nhiên, không vì thế mà các ngân hàng không tìm cách thu hút thêm tiền gửi . Cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vẫn diễn ra sôi nổi . Sở dĩ các ngân hàng phải cạnh tranh lãi suất khi thanh khoản dôi dư là do khách hàng gửi tiết kiệm vẫn còn so sánh lãi suất giữa các ngân hàng trước khi quyết định gửi tiết kiệm. Ngoài ra , nhiều ngân hàng còn áp dụng chương trình khuyến mãi , bốc thăm trúng thưởng ngay khi gửi tiết kiệm , bốc thăm cuối kỳ dự thưởng với giải thưởng lên đến hàng tỷ đồng.
Khi lãi suất tiết kiệm không có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng , khách hàng có xu hướng lựa chọn ng ân hàng lớn , có uy tín và thương hiệu để gửi tiền , gây khó khăn cho các NHTMCP nhỏ trong việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Thêm vào đó, với số lượng và quy mô ngành ngân hàng ngày càng lớn sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt , các khách hàng cá nhân có nhiều sự chọn lựa hơn khi sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm.
2.2.2. Đánh giá thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của KHCN ở các CN NHTMCP trên địa bàn TP. Huế
Hiện nay, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng hiện nay , nhằm tăng cường quảng bá thương hiệu , gia tăng thị phần và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng , góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng . Một trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ được chú trọng phát triển là dịch vụ gửi tiết kiệm cá nhân . Với các hình thức huy động vốn khác nhau, các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn , thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, để mở rộng thị phần.
Hầu hết các CN NHTMCP trên địa bàn TP . Huế cho rằng lợi ích tài chính , bao gồm lãi suất tiết kiệm và phí dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng gửi tiết kiệm . Nhưng hiện nay, khi lãi suất tiền gửi bị giới hạn bởi trần lãi suất theo quy định của NHNN , phần lớn các ngân hàng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng . Chẳng hạn , trong quý 2 năm 2012, Vietcombank triển khai chương trình khuyến mãi “Quà tặng kim cương” dành cho khách hàng gửi tiền có kỳ hạn với tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 7 tỷ đồng. Bên cạnh việc gia tăng các chương trình khuyến mãi , một số ngân hàng còn đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn, đa dạng về hình thức tiền gửi cho khách hàng lựa chọn.
Với xu thế phát triển trong lĩnh vực tài chín h hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả hơn . Trong nhiều năm qua , hầu hết các ngân hàng đã có những đầu tư đáng kể vào hệ thống công nghệ của mình.
Thêm vào đó, các ngân hàng rất chú trọng trong việc xây dựng hình ảnh , thương hiệu riêng của mình . Những thay đổi trong hệ thống nhận diện thương hiệu cho thấy những tín hiệu tích cực trong cách tiếp cận khách hàng khi hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với thách thức do nền kinh tế khó khăn.
Ngoài ra, “văn hóa kinh doanh” ngày càng được các ngân hàng chú trọng , thái độ phục vụ khách hàng ân cần , chuyên nghiệp hơn , thủ tục nhanh gọn đã đem lại những tiện ích cho khách hàng đến giao dịch.
Như trên đã trình bày , hầu hết các ngân hàng đều đưa ra các chính sách thu hút khách hàng hấp dẫn , xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu ngân hàng mìn h, phát triển các trang thiết bị, công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Những
việc làm này đã góp phần giúp các ngân hàng gia tăng nguồn vốn huy động trong dân