Bảng thang đo yếu tố môi trường và điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên văn phòng đại diện công ty cổ phần vinaspa (Trang 28 - 31)

MT1 Trang thiết bị và điều kiện nơi anh /chị làm việc rất tốt. MT2 Nơi làm việc của anh/chị an toàn, sạch sẽ.

MT3 Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn nơi anh/chị làm việc rất tốt. MT4 Chính sách tổ chức và văn hóa của cơng ty là công bằng,

trung thực, thân thiện.

1.5.4 Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Theo kết quả nghiên cứu của Griffeth và các cộng sự (2004), cơ hội thăng tiến trong tổ chức có mối quan hệ nghịch chiều rõ rệt với quyết định nghỉ việc của nhân viên. Với xu hướng chuyển mình của nền kinh tế hiện nay, nhân viên có nhu cầu rất lớn trong việc nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp. Đào tạo giúp cho nhân viên cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới, giúp họ có thể áp dụng các công nghệ và kĩ thuật mới trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo nội bộ hoặc ngoại khóa. Dựa vào nội dung của từng khóa học và nhu cầu của nhân viên, nhân viên sẽ được đào tạo thông qua các phương pháp đào tạo phù hợp. Cơ hội thăng tiến và phát triển cao hơn cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp giữ chân nhân viên. Cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp, đào tạo chun mơn có thể mang lại cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân viên tràn đầy nhiệt huyết và chất lượng.

Trong bài nghiên cứu này , tác giả cũng sẽ dùng biến thang đo của Griffeth,

Bảng 1.7: Bảng thang đo yếu tố cơ hội đào tạo phát triển của Griffeth, Hom và Gaertne (2000)

PT1 Cơng ty tổ chức các chương trình đào tạo để anh/chị phát triển

nghề nghiệp.

PT2 Anh/chị ln có cơ hội phát triển chun mơn nghề nghiệp

PT3 Anh/chị biết rõ những điều kiện để được thăng tiến trong cơng ty.

PT4 Chính sách thăng tiến nơi Anh/chị làm việc rất công bằng

PT5 Anh/chị hài lịng với chính sách thăng tiến, phát triển nghề

nghiệp của công ty.

Theo kết quả khảo sát các đáp viên cho rằng các biến quan sát trong bảng thang đo yếu tố cơ hội đào tạo và phát triển phù hợp với đề tài nghiên cứu và các biến thể hiện rõ ràng các ý kiến đánh giá yếu tố nên tác giả sẽ giữ nguyên bảng gốc của Lý Thị Mỹ Chi (2013) điều chỉnh từ Janet Cheng Lian Chew (2004) và Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010).

1.5.5 Mối quan hệ với đồng nghiệp

Theo nghiên cứu của Griffeth và các cộng sự (2004) sự hài lòng với đồng nghiệp có quan hệ nghịch chiều với việc nghỉ việc của nhân viên. Đồng nghiệp là người làm chung trong một công ty, tổ chức, là người thường xuyên trao đổi, chia sẻ với nhau về công việc. Theo định nghĩa của Smith và các cộng sự (1969) sự hài lòng với đồng nghiệp bao gồm những cảm nhận và đánh giá chung của một cá nhân và những phản ứng tích cực về đồng nghiệp, có liên quan đến những cảm xúc căng thẳng, khó chịu đối với đồng nghiệp hoặc hỗ trợ nhau ít hơn. Sherony và Green (2002) cho rằng những cá nhân ít hài lịng với đồng nghiệp thường cảm thấy ít hứng thú tại nơi làm việc, có mối quan hệ đồng nghiệp thấp và ít gắn kết với tổ chức hơn.

Trong nghiên cứu này , tác giả cũng sẽ sử dụng biến Janet Cheng Lian Chew, 2004 ,được Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010) phát triển và sau đó được Lý

Thị Mỹ Chi (2013) điểu chỉnh cho phù hợp với đề tài “ Đo Lường Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại TP HCM” , vậy thang đo gồm 5 biến từ DN1 đến DN5:

Bảng 1.8: Bảng thang đo yếu tố mối quan hệ đồng nghiệp của Janet Cheng Lian Chew, 2004 , Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010)

DN1

Những người làm việc chung trong cơng ty anh/chị hịa đồng/thân thiện/vui vẻ.

DN2 Những người làm việc chung phối hợp tốt trong công việc.

DN3

Những người làm việc chung của anh/chị có chun mơn và kinh nghiệm.

DN4 Cơng ty anh chị là một nơi làm việc thân thiện.

DN5

Những người làm việc chung trong công ty anh/chị thường giúp đỡ, chia sẻ nhau.

Theo kết quả khảo sát cả hai nhóm đều cho rằng biến quan sát DN1 và DN4 trùng lắp nhau và biến DN4 nên cho vào yếu tố môi trường làm việc, còn biến DN5 trùng lắp biến DN1 về nội dung và có thể gộp lại thành 1 biến quan sát (xem phụ lục 4) nên tác giả sẽ chỉnh sửa nội dung biến DN4 thành: “Những người làm việc chung anh chị thường học hỏi, chia sẻ thông tin với nhau.” Loại bỏ biến DN5 và chỉnh sửa lại biến DN1 thành: “Những người làm việc chung trong cơng ty anh/chị hịa đồng/thân thiện/vui vẻ và giúp đỡ nhau. Như vậy yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp được đo lường qua bảng thang đo bao gồm 4 biến quan sát từ DN1 đến DN4:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nhằm giảm tình trạng nghỉ việc của nhân viên văn phòng đại diện công ty cổ phần vinaspa (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)