1.3. Quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia và phương pháp đánh giá
1.3.5. Các nghiên cứu tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia
Ở Việt Nam, bệnh nhân thalassemia chủ yếu được đánh giá tình trạng quá tải sắt dựa vào chỉ số ferritin huyết thanh. Các nghiên cứu về tình trạng quá tải
sắt và đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt dựa vào cộng hưởng từ trên bệnh nhân thalassemia chưa nhiều.
Tác giả Hồng Thị Hồng đã nghiên cứu tình trạng quá tải sắt của 20 bệnh nhân thalassemia được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2011 bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ gan, phương pháp so sánh mức độ giảm tín hiệu trên cộng hưởng từ ở gan với cơ. Kết quả cho thấy 100% bệnh nhân cĩ ferritin > 2500 ng/ml cĩ quá tải sắt nặng ở gan [84].
Năm 2014, tác giả Lâm Mỹ Hạnh đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị thải sắt trên 64 bệnh nhân thalassemia tại khoa Huyết học, bệnh viện Chợ Rẫy. Tác giả đánh giá tình trạng sắt quá tải sắt trên bệnh nhân bằng chỉ số ferritin huyết thanh [88].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hoa và cộng sự năm 2014 đã đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt bằng deferasirox trên nhĩm bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu tại bệnh viện Truyền máu Huyết học Hồ Chí Minh và đã chỉ ra rằng deferasirox cĩ hiệu quả trong thải sắt bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu cĩ quá tải sắt mức độ nặng, thể hiện qua giảm ferritin huyết thanh và LIC [89].
Trên thế giới, nhiều nước đã ứng dụng cộng hưởng từ để đánh giá và theo dõi hiệu quả điều trị thải sắt.
Tác giả Khaled M. Musallam, Maria Domenica Cappellini và cộng sự năm 2011 đã nghiên cứu trên 168 bệnh nhân -thalassemia mức độ trung bình về quá tải sắt và mối liên quan giữa quá tải sắt và một số biến chứng. Đánh giá mức độ quá sắt bằng chỉ số ferritin huyết thanh và nồng độ sắt trong gan (LIC) đo bằng cộng hưởng. Kết quả cho thấy chỉ số LIC trung bình ở nhĩm bệnh nhân nghiên cứu là 8,4 ± 6,7 mg sắt/g gan khơ. Với nhĩm bệnh nhân cĩ LIC 7 mg sắt/g gan khơ, thì nguy cơ bị biến chứng tim mạch, nội tiết cao hơn so với nhĩmbệnh nhân cĩ LIC 7 mg sắt/g gan khơ [75].
Tác giả Ali T. Taher, Khaled M. Musallam và cộng sự năm 2009 đã nghiên cứu mức độ quá tải sắt ở gan và tim bằng cộng hưởng từ trên hai nhĩm bệnh nhân phụ thuộc truyền máu và khơng phụ thuộc truyền máu. Kết quả cho thấy nồng độ sắt trong gan ở cả hai nhĩm bệnh nhânlà tương đương nhau (15,0 ± 7,4 và 15,7 ± 9,9 mg sắt/g gan khơ), nhưng nồng độ ferritin huyết thanh và nồng độ sắt trong tim ở nhĩm bệnh nhân phụ thuộc truyền máu cao hơn nhĩm khơng phụ thuộc truyền máu [90].
Nghiên cứu ESCALATOR năm 2011 đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt của deferasirox trên 233 bệnh nhân β-thalassemia. Kết quả cho thấy, nồng độ sắt trong gan (LIC) trước điều trị trung bình là 18,0 ± 9,1 mg sắt/g gan khơ, sau 1 năm điều trị thải sắt bằng thuốc deferasirox với liều 20 mg/kg/ngày, LIC giảm trung bình 3,4 mg sắt/g gan khơ [91].
Nghiên cứu đa quốc gia CORDELIA đánh giá hiệu quả thải sắt ở 925 bệnh nhânphụ thuộc truyền máu trong đĩ cĩ 902 bệnh nhân β-thalassemia thể nặng được sử dụng deferasirox, desferioxamin tại 22 trung tâm ở 11 quốc gia. Kết quả, T2*tim (ms) tăng 12% ở nhĩm dùng thuốc deferasirox, tăng 7% ở nhĩm dùng thuốc desferioxamin. Hiệu quả giảm LIC và ferritin huyết thanh ở nhĩm dùng thuốc desferioxamin tốt hơn nhĩm dùng thuốc deferasirox [92].
Như vậy, cộng hưởng từ đã và đang được sử dụng khá phổ biến để đánh giá tình trạng quá tải sắt và theo dõi hiệu quả điều trị thải sắt trên bệnh nhân thalassemia. Hiệu quả của việc ứng dụng này rất cĩ ý nghĩa trong thực tiễn lâm sàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, kỹ thuật này mới chỉ được ứng dụng ở một số bệnh viện lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.