Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI một số nước asean , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 Mơ hình nghiên cứu

Trong tất cả các nghiên cứu được tóm tắt lại, tác giả cho rằng mơ hình nghiên cứu George Agiomirgianakis và cộng sự nghiên cứu trên các nước OECD là phù hợp nhất trong nghiên cứu trường hợp nghiên cứu một số nước ASEAN. Bởi lẽ các lý do sau: thứ nhất: mơ hình nghiên cứu của George Agiomirgianakis và cộng sự dùng dữ liệu bảng để phân tích các nhân tố tác động đến dịng vốn FDI do đó phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu này, thứ hai các quốc gia nghiên cứu của nhóm tác giả là các nước OECD, cũng thuộc các nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển, do vậy tác giả cho rằng mơ hình nghiên cứu của George Agiomirgianakis và cộng sự phù hợp với nghiên cứu của mình. Cụ thể tác giả sẽ xét phương trình sau:

Với phương trình hồi quy trên, tác giả mong muốn các hệ số anpha đều có ý nghĩa thống kê tác động đến dòng vốn FDI.

 α1 >0, độ lớn hay quy mơ của nền kinh tế có tác động tích cực đến dịng vốn FDI của quốc gia vì thị trường có quy mơ lớn sẽ tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư hơn. Các nhà đầu tư luôn mong muốn sẽ được đầu tư vào một quốc gia có nền kinh tế ổn định để có thể thu lại lợi nhuận cao hơn các quốc gia khác.

 α2>0, nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng của một quốc gia sẽ thu hút mạnh lên dịng vốn FDI, quốc gia nào có tỷ lệ tăng trưởng cao sẽ tương ứng với dòng vốn FDI mạnh và ngược lại.

 α3 <0, Mức độ chi tiêu của chính phủ sẽ ảnh hưởng, tác động âm đến dòng vốn FDI.

 α4>0 lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng tích cực đến dịng vốn FDI. Bởi vì các nhà đầu tư sẽ chú ý tới những quốc gia có lực lượng lao động phát triển cao hơn những quốc gia khác.

 α5>0, độ mở thương mại tác động tích cực đến dịng vốn FDI.  α6<0 lạm phát sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI.

 α7>0 sự phát triển cơ sở hạ tầng có tác động dương đến dịng vốn FDI,

fdit= α0 + α1 gdpper + α2grow + α3Gexp + α4h + α5open +α6inf + α7 lntel

 α8>0 dịng vốn FDI năm trước có ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn FDI năm sau.

Bài nghiên cứu sẽ tiến hành xem xét các biến độc lập như quy mô thị trường, độ mở thương mại, tốc độ phát triển kinh tế, độ ổn định kinh tế, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, vai trị chính phủ làm các biến giải thích cho mức độ thu hút vốn FDI.

Quy mô thị trƣờng (Market size).

Thị trường lớn của nước nhận đầu tư liên quan mật thiết với mức độ đầu tư trực tiếp nước ngồi, khả năng dịng vốn FDI sẽ cao hơn do nhu cầu tiềm năng lớn và chi phí thấp hơn vì quy mơ kinh tế. Vì vậy đây được xem là một trong những số biến giải thích quan trọng trong các nghiên cứu thực nghiệm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư FDI của các nước nhận đầu tư và các nhà đầu tư.

Theo Erdal Demirhan và Mahmut Masca (2008) cho rằng quy mô thị trường được đo bằng GDP hay là GDP bình quân đầu người là nhân tố tác động mạnh đến FDI. Bushra Yasmin và cộng sự (2004) đã cho rằng FDI sẽ hướng tới các nước có quy mơ thị trường lớn, mở rộng và có sức mua hơn, nơi mà các doanh nghiệp nước ngồi có thể tìm kiếm suất sinh lợi nhiều hơn trên vốn đầu tư của họ.

A Bevan and Saul Estrin (2000), đã nhận định rằng, các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ mối quan hệ giữa FDI và quy mô thị trường, mà biến đại diện được đo lường bằng GDP.

Pärletun (2008) đã tìm thấy biến GDP ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%.Tác giả cũng đã khẳng định sự mở rộng của quy mô thị trường có xu hướng kích thích dịng vốn FDI vào nền kinh tế. George Agiomirgianakis và cộng sự (2003) cũng đã chứng minh GDP thực có ý nghĩa thống kê đến tác động dòng vốn FDI, sự tăng trưởng trong nền kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến dịng vốn FDI.

Độ mở thƣơng mại (Openness).

Đại diện cho khả năng chấp nhận đầu tư nước ngoài, một sự suy giảm trong mở cửa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quy mô FDI. Mahmut Masca (2008) đã cho rằng, một nhân tố cũng ảnh hưởng quan trọng đến dịng vốn FDI đó là độ mở của thị trường, tác

lĩnh vực có thể thương mại được, và độ mở được đo lường bằng tỷ lệ xuất khẩu cộng với nhập khẩu trên cho GDP.

Jordaan (2004) cho rằng tác động của độ mở thị trường lên FDI phụ thuộc vào loại hình đầu tư. Khi đầu tư mang tính chất tìm kiếm thị trường, thì hạn chế thương mại ảnh hưởng không đáng kể đến FDI. Ngược lại, các công ty đa quốc gia hoạt động theo định hướng xuất khẩu (export-oriented) thích đầu tư ở những thị trường mở cửa hơn, các thị trường có rào cản thương mại thường có chi phí giao dịch cao hơn. Bushra Yasmin và cộng sự (2004), cũng đã tìm thấy tác động tích cực của độ mở thương mại đến dòng vốn FDI.

Vốn con ngƣời (Human capital)

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh [được nghiên cứu bởi Lucas (1988&1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer và Weil (1992)] đã nhấn mạnh vai trò của vốn con người trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển. Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bởi tính tràn cơng nghệ. Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thơng qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)… Bushra Yasmin và cộng sự (2004) cũng đã chứng minh lực lượng lao động có tác động mạnh đến việc thu hút dòng vốn FDI tại các nước có mức thu nhập trung bình và thấp

Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)

Jordaan (2004) khẳng định, một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng sẽ làm gia tăng khả năng đầu tư vì nó kích thích dịng vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, bến cảng, xe lửa và hệ thống thông tin, nếu quốc gia nào cơ một cơ sở hạ tầng vững chắc và tiến bộ thì sẽ giúp các nhà đầu tư cắt giảm được chi phí đầu tư cơ bản, cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận, do vậy một hệ thống cơ sở hạ tầng kém sẽ là trở ngại cho việc thu hút dòng vốn FDI. Tác giả chọn biến số lượng telephones trên 1000 người để làm biến cơ sở hạ tầng bởi vì trong những năm trở lại đây, hệ thống thông tin được cho là chỉ số đo lường mức độ phát triển cơ sở hạ tầng của một quốc gia

tương đối tốt. Erdal Demirhan, Mahmut Masca (2008) đã đo lường sự phát triển cơ sở hạ tầng bằng số lượng telephones trên 1000 người dân. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng cơ sở hạ tầng có tác động mạnh đến dịng vốn FDI.

Tăng trƣởng (Growth)

Theo lý thuyết tăng trưởng của Lim (1983), ông cho rằng một nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ mang lại nhiều lại lợi nhuận hơn cho các chủ đầu tư hơn là một nền kinh tế kém tăng trưởng hay là khơng có tăng trưởng.

Độ ổn định của nền kinh tế (Inflation)

Bushra Yasmin và cộng sự (2004) cho rằng chỉ số lạm phát ảnh hưởng tích cực đến dịng vốn FDI. Vì khi lạm phát nước đầu tư cao, có nghĩa là giá cả quốc gia đó tăng cao, người tiêu dùng sẽ tiêu thụ sản phẩm với giá cao, từ đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ mang lại cao hơn. Do vậy tăng giá cả sẽ làm tăng khả năng thu hút dòng vốn FDI. Erdal Demirhan Mahmut Masca (2008) cũng cho rằng độ ổn định của nền kinh tế cũng tác động tích cực đến dịng vốn FDI tại các nước đang phát triển.

Chính sách của chính phủ (Government expenditure)

Chính sách của chính phủ cũng có thể là yếu tố quyết định quan trọng của dịng FDI vì chính phủ các nước xem xét dòng vốn FDI như phương tiện để chống lại tình trạng thất nghiệp và nâng cao tốc độ tăng trưởng quốc gia. Chính sách của chính phủ có thể có nhiều hình thức như: thuế nhập khẩu, thuế, trợ cấp, chế độ và chính sách tư nhân. Tuy nhiên trong bài viết này, muốn dùng chi tiêu của chính phủ làm biến đại diện cho chính sách của chính phủ trong việc thu hút dòng vốn FDI. Cũng giống George Agiomirgianakis (2004) đã chứng minh chi tiêu chính phủ có tác động tích cực đến dịng vốn FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI một số nước asean , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)