Tập trung phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI một số nước asean , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3 Đề xuất một số khuyến nghị trong việc thu hút dòng vốn FDI

4.3.2 Tập trung phát triển nguồn nhân lực

Nước tiếp nhận chỉ có thể nhận được lợi ích của FDI nếu quốc gia này có đội ngũ lao động được đào tào và giáo dục tốt (Lumbila, 2005). Một quốc gia có một lực lượng lao động trẻ hóa và một lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao sẽ là yếu tố khuyến khích sự đầu tư của quốc gia đó. Do vậy, nguồn vốn con người được coi là một trong những nhân tố tác động đến dòng vốn FDI, do vậy phát triển giáo dục luôn được coi là nhân tố quan trọng nhất, lực lượng lao động với trình độ cao sẽ mang lại nhiều năng suất hơn cho các doanh nghiệp. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tập trung vào phát triển nguồn nhân lực khác nhau.

4.3.3 Chính sách mở cửa thƣơng mại.

Mở cửa thương mại có tác động tích cực đến dịng vốn FDI, chính chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu của quốc gia sẽ khuyến khích việc gia tăng dịng vốn FDI, do đó các quốc gia nên chú trọng vào việc giảm các mức thuế suất và rào cản thương mại, bên cạnh đó chú trọng vào các yếu tố khuyến khích xuất khẩu. Hiện tại, các nước trong khu vực đang hướng đến việc gia nhập các tổ chức kinh tế như: ASEAN, WTO, AFTA…sẽ là một trong những cơ hội cho việc thu hút dịng vốn FDI từ bên ngồi.

4.3.4 Chính sách khuyến khích đầu tƣ của chính phủ.

Bên cạnh các nhân tố vĩ mơ khác, chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ cũng được xem là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI. Như đã phân tích, chính sách chính phủ khơng những được thể hiện trong vai trị chi tiêu của chính phủ mà cịn thể hiện ở các chính sách như: khuyến khích sự phát triển nguồn vốn FDI thông qua tỷ lệ thuế, và rào cản thương mại, các thủ tục hành chính,…

Tùy vào đặc điểm của các quốc gia, mà chính phủ các nước tiến hành xây dựng cho quốc gia mình một lộ trình thu hút dịng vốn FDI cụ thể:

Tại Malaysia:

Với dòng vốn FDI tại Malaysia là những dòng vốn định hướng xuất khẩu (export- oriented) và các dòng vốn này từ khu vực ASIA 41%, Europe là 34%, các khu vực khác 25%.Trong năm 2011, lượng vốn FDI là 5,29%, tỷ lệ này cao nhất vào năm 2008 là 6,67% và thấp nhất năm 2005 với 2,04%, trong khi đó từ đầu năm 2010 đến tháng 8 năm 2013 , đã có 174,3 tỷ RM đã được thơng qua,102,9 RM đầu tư trực tiếp nước ngồi, chí có 71,3 tỷ RM là do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2013 thì số tiền đầu tư đã được thơng qua 29,9 tỷ RM, 18,8 tỷ RM là đầu tư trực tiếp nước ngoài, và 11,1 tỷ là do đầu tư trong nước thực hiện. Các nhà chính sách và chính phủ Malaysia đã khuyến khích các nhà đầu tư với chính sách mở cửa từ những năm 1980 và đến nay họ cũng vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư như:

 Chính phủ tiếp tục thực hiện sự tự do hóa ngành dịch vụ.

 Hội nhập hóa ngành ngân hàng tại Malaysia sẽ giúp thị trường vốn của quốc gia này tiếp tục tăng trưởng để phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp.  Cam kết hội nhập các tổ chức quốc tế

Tại Indonesia:

Từ đầu năm 2013, lượng đầu tư FDI tăng 27,2% và đã tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngối, tương đương 93 nghìn tỷ rupiah. Tăng trưởng kinh tế Indonesia được cho là phát triển nhanh và mạnh trong khu vực ASEAN, cụ thể mức độ tăng hơn 6% trong thời gian vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế của Indonesia chủ yếu là do nhu cầu nội địa chứ không phải là xuất khẩu, đây được coi là yếu tố hấp dẫn nhất mà các nhà đầu tư nước ngồi muốn tìm kiếm tại Indonesia. Tuy nhiên, tại quốc gia có tốc độ phát triển nhanh này thì lại có một cơ sở hạ tầng lại yếu kém: mạng lưới giao thông tắc nghẽn, hệ thống sân bay, đường sắt khơng phát triển, tỷ lệ điện hóa kém,… đây sẽ là các nhân tố sẽ khiến các nhà đầu tư quan tâm khi đến với Indonesia trong thời gian tới. Nhận thức được vấn đề cơ sở hạ tầng yếu kém của mình, chính phủ Indonesia tập trung vào cải thiện mơi trường pháp lý và kích thích chi tiêu cơ sở hạ tầng. Dự kiến trong giai

đoạn 2011-2015, kế hoạch chi tiêu cho phát triển đó là: 440 tỷ USD vào đầu tư, 196 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng có bản (đầu tư vào đường bộ, đường sắt, cảng biển và năng lượng cho các nhà máy). Cụ thể, trong năm 2013, Indonesia sẽ dự kiến tăng chi khoảng 20 tỷ USD, quỹ này dự kiến sẽ xây dựng và sửa chữa 4.431km đường giao thông, thêm 380 km đường sắt mới, cung cấp tài trợ cho 15 sân bay mới và các cơng trình giao thơng khác.

Tại Thailand:

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị đầu tư tại Thailand từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013 thì các dự án đã thông qua là 702, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng trị giá đầu tư là Bt297,899 tỷ, giảm 10,3%. Các dự án thực hiện của FDI: 421 là cho các dự án mới , trị giá tổng cộng Bt248,863 tỷ . Về cổ phần của FDI theo quốc gia, Nhật Bản chiếm đa số của cả hai , với 377 dự án , và giá trị đầu tư , Bt191.117 tỷ . Trên một FDI cơ sở đã được thông qua , có sự gia tăng 10,4% tại 783 dự án, với giá trị đầu tư cũng tăng 24,6 % đạt Bt275,991 tỷ .

Từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, Thailand đã tiếp nhận được nguồn vốn từ quỹ tiền tệ quốc tế IMF tài trợ cho quá trình cải cách kinh tế, thúc đẩy một môi trường cạnh tranh và minh bạch hơn cho đầu tư nước ngoài, năm 1999 Thailand cũng đã cải cách các bộ luật: bộ luật đất đai, luật tài sản, luật đầu tư nước ngoài, luật lao động nước ngồi để khuyến khích sự đầu tư hơn nữa.

Hiện nay, Thailand đang tập trung nỗ lực của mình trong việc xây dựng một trung tâm giáo dục và chăm sóc y tế danh tiếng, từ đó dẫn đến việc thành lập nhiều trường học tư nhân, các trường đại học , trạm y tế và bệnh viện được đánh giá cao. Đáng kể trong các chiến lược đó là chính phủ phân bổ hơn ngân sách BT254,95bn ( $ 8,3bn ), chiếm 10,6% , cho lĩnh vực phát triển y tế công cộng và BT493,89bn ( $ 16,1 tỷ USD) tương đương 20,6% ngân sách cho giáo dục,.

Bên cạnh đó, Thailand cũng chú ý tập trung vào sự phát triển cơ sở hạ tầng, vào giữa tháng năm 2013, ba công ty viễn thông đã trả tổng cộng BT41,6bn ( $ 1,36bn ) cho chín giấy phép hoạt động cơng nghệ di động 3G .Ngành công nghiệp dự kiến sẽ mở rộng dịch vụ 3G đến 50 % dân số trong một khoảng thời gian 48 tháng , tăng tới 80% trong bốn năm, theo các điều khoản hợp đồng .

Tuy nhiên, hiện nay Thailand đang phải đối mặt với một vấn đề khó khăn đó là nguồn lao động lão hóa trong tương lai. Theo Ngân hàng của Thái Lan , lực lượng lao động Thái Lan vào năm 2011 đạt 38,6 triệu người lao động trong tổng 67.280.000 dân số, mặc dù tăng trưởng nhanh chóng trong ngành cơng nghiệp và dịch vụ , 37% lực lượng lao động Thái Lan vẫn cịn làm việc trong ngành nơng nghiệp. Và vấn đề quan trọng là Thailand đang phải đối mặt với tỷ lệ dân số già với một tốc độ tăng trưởng hàng năm chậm, dự kiến dân số độ tuổi lao động chỉ ở mức 0,2% từ năm 2010 đến năm 2020. Do vậy hiện nay, Thailand đang tìm những biện pháp nhằm khắc phục các vấn đề khó khăn này.

Tại Philippines:

Theo báo cáo của ngân hàng trung ương Philippines thì dịng vốn FDI vào quốc gia này đạt 553 triệu USD trong tháng 7 năm 2013, tăng so với cùng kỳ năm ngoái, điều này cũng đã chứng tỏ dòng vốn vào quốc gia này vẫn sẽ tiếp tục tăng. Mặc dù có những điểm mạnh trong thu hút dòng vốn FDI tại Philippines: khu thương lại tự do (PEZA), một số ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, những ưu điểm trong trình độ của người lao động như: học vấn, thành thạo tiếng anh,…, tuy nhiên quốc gia này có những yếu tố làm hạn chế dòng vốn này như: pháp lý hạn chế, các qui định không thống nhất với nhau, thiếu minh bạch, cơ quan quản lý vẫn còn mơ hồ trong một số lĩnh vực, đặc biệt là hiện trạng tham nhũng, hệ thống tư pháp phức tạp, sự ức chế và mất cân bằng trong tranh chấp thương mại.

Tại Việt nam:

Tính đến hết ngày 20/10/2013, Việt nam thu hút được 1050 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đạt 13,077 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ 2012. Cùng với đó là 393 dự án FDI đăng ký tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm đạt 6,158 tỷ USD, tăng 42,5% so với cùng kỳ.

Như vậy, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, 10 tháng đầu năm 2013 Việt nam thu hút được 19,234 tỷ USD vốn FDI, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm 2012. Các dự án giải ngân tính tới tháng 10/2013 cũng tăng mạnh, cụ thể, tới tháng 10 năm 2013 các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,58 tỷ USD tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Cùng với sự tăng lên của vốn thu hút, vốn giải ngân, tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực FDI cũng được dự báo khả quan thông qua hoạt động xuất nhập khẩu tăng so với cùng kỳ. Theo đó, xuất khẩu khu vực FDI (kể cả dầu thô) trong 10 tháng đầu năm đạt 71,085 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ và chiếm 66,76% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu không kể dầu khô đạt 66,141 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ, nhập khẩu của khu vực FDI tới 61,990 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ, chiếm 57,31 kim ngạch nhập khẩu.

Trong tổng số 19,234 tỷ USD vốn FDI tại Việt nam thì lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo thu hút 14,923 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Điển hình là các dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của chủ đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn 2,8 tỷ USD, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,018 tỷ USD; hai dự án của tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên trị giá 3,2 tỷ USD.

Trong 10 tháng đầu năm 2013, có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt nam, trong đó Nhật bản dẫn đầu với số vốn đầu tư đạt 4,842 tỷ USD, chiếm 25,5% tổng đầu tư, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng số vốn đầu tư đạt 4,019 tỷ USD, chiếm 20,9%, Singapore đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đạt 3,985 tỷ USD, chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư.

Mặc dù tổng lượng vốn đầu tư vào Việt nam trong 10 tháng 2013 đã tăng, tuy nhiên hiện nay nước ta còn bộc lộ những yếu kém trong thu hút dòng vốn FDI so với quốc gia khác trong cùng khu vực đó là:

 Sự yếu kém trong ngành phụ trợ, Việt nam thu hút dòng vốn FDI chủ yếu dựa trên ưu điểm nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Do vậy các nhà đầu tư tập trung vào các ngành sản xuất chế tạo là chủ yếu. Theo khảo sát của tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, sức cung ứng tại địa phương đối với các doanh nghiệp Nhật về nguyên liệu và linh kiện cho các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam chỉ đạt mức 28,7%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác ở châu Á: Trung Quốc là 57,7%, Thailand là 53%, Indonesia là 45%. Cũng theo nghiên cứu của tổ chức này, tỷ lệ

13,1%, trong khi đó tại Indonesia là 20,6%, Thailand là 22,2%, Malaysia là 22,6%.

 Lạm phát còn cao, dựa vào kết quả nghiên cứu thì ta thấy dịng vốn FDI sẽ khơng phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ lạm phát tại các nước ASEAN. Tuy nhiên, trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát của Việt nam lại là những lý do khiến Việt nam đã bị “mất điểm” trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

 Sự rườm rà trong thủ tục hành chính, một trong những lý do khiến cho có sự chênh lệch lớn giữa vốn FDI được đăng ký với lượng FDI được chính thức đưa vào sử dụng tại Việt nam chính là vì tốc độ giải ngân kém. Việc đưa vốn đầu tư vào chính thức sử dụng tại Việt nam là một thử thách đối với nhà đầu tư nước ngồi vì các thủ tục giấy tờ, cũng như các điều khoản quy định đầu tư rắc rối, không rõ ràng. Các dự án lên đến hàng nghìn tỷ USD thậm chí sau khi đã hồn thành các thủ tục, vẫn phải đối mặt với cơng đoạn khó khăn nhất của quy trình đầu tư là vấn đề giải phóng mặt bằng được quản lý bởi các chính quyền địa phương nghèo vốn.

Thu hút vốn FDI, không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết nạn khan hiếm về vốn cho nhu cầu về đầu tư phát triển xã hội, mà cịn nhằm tạo thêm nhiều cơng ăn, việc làm cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế trong nước những trang thiết bị máy móc, quy trình cơng nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh nền kinh tế đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hoá - hiện đại hố đất nước. Để có thể khắc phục những yếu kém trong thời gian qua, và thu hút hơn nữa những dòng vốn đến với Việt nam trong thời gian tới thì bản thân chúng ta phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, cụ thể trong ngắn và dài hạn. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2020, FDI phải được điều chỉnh theo hướng chuyển từ thiên về số lượng như trước đây, sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lượng đầu tư. Vì vậy chính phủ cần có những biện pháp cụ thể như:

 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng những chính sách quản lý vĩ mơ phù hợp. Hiện nay, chính phủ ta có những kế hoạch phát triển dài hạn cho nền kinh tế: tái cấu trúc nền kinh tế, cụ thể tái cơ cấu đầu tư: chú trọng

vào khu vực đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả, cơ cấu lại thị trường tài chính mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng: xử lý các khoản nợ xấu bằng cách quyết định thành lập công ty xử lý nợ xấu nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp: tăng cường quốc hữu hóa các đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, ngăn chặn lạm phát tăng cao bằng các chính sách thắt chặt tiền tệ,….

 Xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ có năng lực, cơng nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FDI: vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý nhà nước. Trước hết, trong liên doanh các cán bộ bên Việt Nam là người đại diện cho quyền lợi phía Việt Nam nên họ phải là những người có đủ năng lực chun mơn, trình độ ngoại ngữ. Có như vậy, họ mới đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, cho người lao động Việt Nam khi cần, tránh tình trạng bị „lép vế‟ trước bên nước ngồi. Hiện nay chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” nhằm tạo cho Việt nam có thể phát triển được nguồn nhân lực dồi dào và tập hợp nhiều kỹ năng cao. Mục tiêu cụ thể với giáo dục mầm non là hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015. Đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI một số nước asean , luận văn thạc sĩ (Trang 50)