Khối nền Hoàng Liên Sơn (Phansipan)

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý tìm hiểu lịch sử hình thành lãnh thổ việt nam (Trang 36 - 38)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Diện mạo lãnh thổ (các khối nền chính)

2.3.2 Khối nền Hoàng Liên Sơn (Phansipan)

Cấu tạo địa chất và cấu trúc-kiến tạo của khối Phansipan rất phức tạp. Nói chung, nền của địa bối tà này gồm có đá kết tinh biến chất Nguyên sinh và Cổ sinh hạ, chỉ ở rìa mới phát triển các thành hệ Devon. Trên nền, gần đường đứt gãy sông Hồng cũng như các đứt gãy Nạm Nà, Nạm Mu, có những xâm nhập axit và bazơ, siêu bazơ tuổi khác nhau.

Sự hình thành của khối Phansipan bắt đầu từ tạo sơn Caledoni, nhưng trong suốt lịch sử địa chất lâu dài nó vẫn nằm trong phạm vi địa tào biến chuyển. Sau vận động Inđơxini nó mới hồn tồn thốt khỏi biển và bước sang giai đoạn phát triển lục địa. Vào thời kỳ này một khối macma granit trẻ xuyên lên, mở đầu cho một thời kỳ hoạt động mới, hoạt động Tân kiến tạo làm toàn bộ đất đai được nâng lên. Các vận động nâng lên đã xãy ra trong từng đợt, khi thì mau, khi thì chậm lại, có lúc ngừng. Điều đó dẫn đến hình thành các bề mặt ở những mực cao khác nhau như những bậc thang thấp dẫn từ trung tâm ra đến ngồi rìa hố núi. Biên độ giữa mực cao lớn nhất (2100-2200m ở đèo Ô Qui Hồ) và mực cao nhỏ nhất (500-600m ở vùng Cốc Xan) cho biết biên độ nâng lên tối đa là 1500m. Phần đông nam của khối

Phansipan hầu như không nâng lên và ở đây nền đá kết tinh chìm dưới những thành hệ Cổ sinh thượng và Triat, Jura.

Vận động nâng lên Hymalaya bao trùm không những khối Phansipan mà cả khu vực uốn nếp và phún xuất macma trẻ hơn (tuổi Crêta) ở phía tây nam của nó, do đó đã gắn khối Xà Phìn-Pu Lng vào với nó trong cùng một cấu trúc địa hình: dãy Hồng Liên Sơn.

Sườn tây nam của khối Phansipan ngã xuống về thung lũng các phụ lưu tả ngạn sông Đà. Trái lại, cánh đông bắc của khối Phansipan chịu ảnh hưởng hạ thấp của khu vực nứt vỡ sông Hồng, cho nên sườn bên này kém dốc hơn, kéo dài tới thung lũng sông Hồng qua hệ thống ba dãy đồi song song mà độ cao giảm dần: 400- 500m, 300 và 150-180m.

Trong phạm vi của khối Phansipan có hai kiểu địa hình phù hợp với hai giai đoạn phát triển chính của hai khối núi. Địa hình bán bình nguyên cổ được bảo tồn tạo thành các bề mặt gợn sống thấy ngay trên miền cao của khối núi. Đó là các mặt san bằng 2100-2200m ở vùng đèo Ơ Qui Hồ, có nhiều đồi thấp (chưa đầy 30m từ chân tới đỉnh) và phân bố rộng khắp, ngăn cách nhau bởi một mạng thung lũng dày đặc, tạo nên cảnh quan điển hình đối với vùng đồi. Đó là cơ sở giúp ta có thể đốn biết được vùng đèo này xưa kia là vùng đất bằng (bán bình nguyên) bị xâm thực san phẳng và sau đó lại được nâng lên cao (Fritlan 1961). Ngồi các bề mặt cổ đó, cịn phát triển các bề mặt thứ sinh có liên quan tới giai đoạn xâm thực hiện đại của sơng ngịi. Người ta quan sát thấy các bề mặt xâm thực thấp từ 600m và 1000m ở vào những khu vực tiếp giáp với các thung lũng sơng chính của vùng núi (Zubasenkơ 1961).

Nói chung địa hình của khối Phansipan có những đặc điểm của địa hình xâm thực trẻ. Đây là một miền mà q trình bóc mịn và di chuyển vật liệu tích cực nhất Việt Nam. Ở chân khối núi về phía tây, cịn cả một loạt nón phóng vật khổng lồ. Những nón phóng vật quan sát thấy ở Tam Đường và Bình Lư kéo dài 10km, cao tới 300m, gồm đá tảng, cuội, sỏi, đủ các cỡ, có nhiều tảng lớn 200m2, không ai ngờ là đá đổ mà tưởng là đá tại chổ (Froomajê 1952). Những vật liệu xâm thực đưa từ trên núi Hoàng Liên Sơn xuống đã tham gia bồi đắp các bồn địa như: Than Uyên, Nghĩa Lộ, Quang Huy (Fritlan 1961).

Tính chất xâm thực trẻ của địa hình, các thung lũng sâu và hẹp, sườn dốc, đèo cao,… làm cho khu vực núi khó giao thơng, rất ít được khai thác. Ruộng bậc thang, dân cư chỉ tập trung ở những bộ phận san bằng ở chân núi và ở những thung lũng đã hơi mở rộng giáp với sông Hồng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý tìm hiểu lịch sử hình thành lãnh thổ việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)