7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Những đặc điểm chung về giai đoạn tiền Cambri
2.2.1 Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam thổ Việt Nam
Thời gian: kéo dài gần 3 tỷ năm (2,8 tỉ năm) trải qua đại Thái cổ (AR) và đại Nguyên sinh (PR). Trong đó:
+ Đại (AR) kéo dài 1 tỷ năm (cách đây 3500-2500 triệu năm) + Đại (PR) kéo dài 1,8 tỷ năm (cách đây 2500-542 triệu năm).
Đây là gian đoạn kéo dài nhất, cổ xưa nhất và cũng ít được hiểu biết nhất, do các đá cấu tạo bị biến chất mạnh, có khi khơng rõ nguồn gốc, đồng thời nhiều khi khơng có hóa thạch vì thuộc thời kỳ ẩn sinh (Cryptozoi). Tuy nhiên có thể nhận xét rằng vào cuối đại Thái cổ, do sự tích lũy dần các thành phần nhẹ của đá macma đã hình thành vỏ lục địa nguyên thủy, không rộng lớn lắm nếu ta xét tổng diện tích các khiên Thái cổ trên thế giới. Ở Việt Nam, đá Thái cổ ở thượng nguồn sông Chảy và thượng nguồn sơng Ba, coi như di tích của thời kỳ tạo núi Karêli (-2500 triệu năm), gồm các đá siêu biến chất đến tướng granulit mafic dày khoảng 7000m, đến đầu Nguyên sinh sớm (PR1) thấy có hiện tượng tách vỡ vỏ lục địa Thái cổ ra thành nhiều mảnh, nước biển đã phủ các rìa, sau đó sự tách dãn đáy đại dương tiếp tục phát triển cho đến Nguyên sinh giữa (PR2) (-1650 triệu năm) thì bắt đầu xảy ra hiện tượng tạo thành vỏ lục địa Rife. Sự hình thành vỏ lục địa tiếp tục đến Nguyên sinh muộn PR3 (-1000) triệu năm, lúc này khiên vịm sơng Chảy và khiên Kon Tum được nối liền thành một khối liền với nền cổ Trung-Triều. Tuy nhiên các vị trí địa lí khơng phải ở các tọa độ hiện nay, vì thế các địa danh dẫn ra chỉ có ý nghĩa tương đối.
Các trầm tích Nguyên sinh sớm (PR1) nay cũng đã bị biến chất, bao gồm gơnai và amphibolit có tuổi khoảng (-2300 triệu năm) và dày khoảng 6000m. Cịn trầm tích biển Nguyên sinh giữa (PR2) thường là gơnai, đá phiến mica, đá phiến lục, đá hoa, tuổi khoảng 1600 triệu năm và dày khoảng 2500m-3000m, nói lên sự
yếu dần của quá trình biến chất, sự nông dần của biển, báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn vỏ đại dương Nguyên sinh sớm (PR1) và mở đầu giai đoạn vỏ lục địa Nguyên sinh giữa-muộn (PR2-3).
Là giai đoạn biến chuyển từ vỏ đại dương sang vỏ lục địa. Căn cứ vào vết lộ PЄ ở thượng nguồn S.Chảy, Kon Tum, thượng nguồn sơng Ba có đá tuổi (AR); Phansipan, Pu Hoạt lộ đá tuổi (PR) => Đây là khu vực được nâng lên do vận động từ Nguyên sinh và chưa lần nào bị biển tiến.
Theo phân tích tuổi tuyệt đối thì các đá biến chất cổ nhất nước ta thuộc đại thái cổ và ở phức hệ Kannac (Kontum) tuổi trên 2700 triệu năm. Các đá biến chất ở phức hệ sông Hồng, phức hệ Sinh Quyền, phức hệ Ngọc Linh có tuổi cách đây trên 2300 triệu năm. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà địa chất Việt Nam thì tầng tiền Cambri được phân bố ở phức hệ Kannac là có tuổi Thái Cổ, cịn phức hệ Ngọc Linh, Sinh Quyền và sơng Hồng có tuổi Ngun sinh sớm (PR1), cịn phức hệ Sa Pa, Cam Đường có tuổi (PR2) trẻ hơn, cách đây chưa quá 1600 triệu năm.
2.2.2 Chỉ diển ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta Lịch sử của tự nhiên Việt Nam gắn liền với nền Hoa Nam ở phía Bắc và khối Lịch sử của tự nhiên Việt Nam gắn liền với nền Hoa Nam ở phía Bắc và khối Indosinia ở miền Trung. Đây là hai khối nền cổ hoạt động, chính vì vậy những hoạt động kiến tạo trong giai đoạn tiền Cambri ở nước ta chủ yếu diễn ra ở hai khu vực này. Trong quá trình vận động thì hai khối nền này dần ổn định và trở nên vững chắc. Chính vì vậy về sau ở hai nơi này có những hoạt động uốn nếp diễn ra cũng chỉ ở vùng rìa dần đến địa hình có cấu trúc theo hướng vịng cung ơm lấy khối nền cổ. Cịn địa hình trẻ sau này thì nó kiến tạo theo các vùng địa tào hoặc địa máng làm cho hướng của nó đều theo phương tây bắc-đơng nam, kể cả dòng chảy trên mặt.
Giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở vung Tây Bắc và Trung Trung Bộ mà hiện nay là những khu vực núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
Trước đây các nhà địa chất Pháp đã xác định các thành tạo Thái cổ có mặt rộng rãi ở khu vực sông Hồng, Phansipan và Kon Tum. Theo A.E. Đôpzicôp (1965) và một số nhà địa chất khác thì thành tạo Thái cổ có mặt ở dãy núi Con Voi, nằm giữa sơng Hồng và sơng Chảy, cịn các thành tạo Nguyên sinh khá phổ biến ở các khối núi Phansipan, sông Mã, sông Lô.
Những kết quả mới nhất của các nhà địa chất Việt Nam đã xác định địa tầng tiền Cambri ở Việt Nam được phân bố ở phức hệ Kan Nack có tuổi Thái cổ, các phức hệ Ngọc Linh, phức hệ Sinh Quyền, phức hệ sơng Hơng có tuổi Ngun sinh sớm (PR1). Phức hệ Sa Pa-Cam Đường có tuổi (PR2) trẻ hơn, cách đây chưa quá 1600 triệu năm.
Vào cuối (PR), chế độ địa máng kết thúc, vỏ lục địa mở rộng gồm đơng nam Trung Hoa, tồn bộ khối đại dương, Miến Điện, Thái Lan, đảo Boocneo => hình thành lục địa Đơng Nam Á.
Sau đó, nền bằng này bị phá vỡ bởi 2 hệ thống đứt gãy sâu theo 2 hướng chéo nhau là đông bắc-tây nam, tây bắc-đông nam tạo thành đơn vị nền móng cơ sở. Bước vào Cổ sinh, lục địa Việt Nam phát triển trên cơ sở nền móng đó.
Cách đây ≈ 542 triệu năm, Việt Nam là những mảnh nền nhỏ của lục địa cổ bị phá vỡ. Bắt đầu bước vào chế độ cổ kiến tạo từ Cổ sinh đại. Trên cơ sở các nền móng cổ đó, vỏ lục địa mở rộng dần.
Đơn vị nền móng cổ là: + Khối vịm sơng Chảy + Khối Phanxipăng + Pu Hoạt (sông Mã) + Pu Lai Leng-Rào Cỏ
+ Miền Nam: khối nền Inđơnêxinia
2.2.3 Các điều kiện Địa lí cịn rất sơ khai và đơn điệu
Trong giai đoạn phát triển của lớp vỏ Trái Đất thời tiền Cambri thì lớp thạch quyển là cảnh quan nổi trội trên bề mặt Trái Đất, song song với lớp thạch quyển cịn có lớp khí quyển nhưng rất mỏng và đơn điệu, chỉ gồm một số chất khí như: amoniac, cacbonic, nitơ, hydro, về sau mới xuất hiện thêm oxi. Sau đó thủy quyển cũng được hình thành với sự tích tụ của nước trên bề mặt Trái Đất. Đến cuối đại Nguyên sinh mới xuất hiện thêm các sinh vật đầu tiên sống dưới nước Tảo xanh, Tảo đá vôi và các động vật không xương sống dạng nguyên thủy.
Cảnh quan Tiền Cambri là cảnh quan hoang mạc sơ khai. Vào đại Thái cổ, khí quyển và thủy quyển rất mỏng, được sinh ra từ những chất dễ bay hơi trong đá phun trào, tồn tại ở thể khí hay thể lỏng khi nhiệt độ thấp. Khơng khí giàu CO3, CH4, NH3, H2O khơng chứa hoặc chứa rất ít oxy. Môi trường tự nhiên là môi trường khử và khả năng di động cao của sắt và mangan làm cho chúng được tích lũy trong bùn biển dưới dạng các mỏ quặng sắt ngưng tụ rất lớn. Sang đại Ngun sinh đã có một ít thực vật sống dưới nước, chủ yếu là tảo xanh, làm giảm bớt CO2 và làm giàu thêm oxy trong khơng khí để đến cuối đại Nguyên sinh môi trường tự nhiên đã thành môi trường oxy hóa rõ rệt. Xuất hiện thêm nhiều loại tảo khác, trong đó có tảo tích lũy được CaCO3, tạo nên các trầm tích đá vơi. Ngồi ra cịn có các lồi dương xỉ, các vi khuẩn và một số động vật không xương sống nguyên thủy như ruột khoang, giun,…