Mơ hình hồi quy của vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng tyxây dựng tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh bình dương (Trang 76 - 80)

4.4.2 .Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội

4.6. Mơ hình hồi quy của vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các cơng tyxây dựng tỉnh

tỉnh Bình Dương

Trọng số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized estimate) và (2) chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng mơ hình được. Trọng số hồi quy chuẩn hóa được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

Căn cứ vào bảng 4.13, từ thơng số thống kê trong mơ hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến tính bội vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương với các hệ số chuẩn hóa như sau:

VDKTTN = 0.207QMCT + 0.261NHANTHUC + 0.361CCTC + 0.269SPQ + 0.304TDKT

Bàn luận: Như vậy, cả 05 nhân tố: Quy mô công ty, Nhận thức của nhà quản lý về

kế toán trách nhiệm, Cơ cấu tổ chức, Sự phân quyền, Trình độ nhân viên kế tốnđều có ảnh hưởng cùng chiều đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương. Tức là khi QMCT, NHANTHUC, CCTC, SPQ,TDKT càng cao thì vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương càng

cao. Trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương là Cơ cấu tổ chức( = 0.361), tiếp đến là Trình độ nhân viên kế toán ( = 0.304), Sự phân quyền ( = 0.269), Nhận thức của nhà quản lý về KTTN( = 0.261), và cuối cùng là nhân tố Quy mô công ty ( = 0.207). Như vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 cho mơ hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ cơng ty càng lớn thì việc vận dụng kế toán

trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương càng cao (Mức độ tác động = 0.207). Khi quy mơ cơng ty gia tăng, các quy trình kế tốn và kiểm sốt có xu hướng trở nên chuyên biệt và chặt chẽ hơn, yêu cầu của các cấp quản lý về thông tin KTTN cũng nhiều hơn trong việc thực hiện chức năng quản lý của họ. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với thực tế và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trâm (2018).

- Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nhà quản lý nhận thức được vai trò, ý nghĩa của

kế tốn trách nhiệm thì việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương càng cao (Mức độ tác động = 0.261). Trên thực tế, nhà quản lý là một trong các đối tượng sử thơng tin KTTN, khi họ nhận thấy được lợi ích, cũng như ý nghĩa của thơng tin KTTN thì họ mới có ý định và yêu cầu trong việc tổ chức và vận dụng KTTN để nhận được những thông tin đó. Kết quả nghiên cứu này là hồn tồn phù hợp với thực tế cũng như kết quả nghiên cứu của Carol Chepng’eno Koske and Willy Muturi (2015) hay Trần Văn Tùng (2018).

- Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương (Mức độ tác động = 0.361). Kết quả nghiên cứu của Eman Al Hanini (2013) cũng cho thấy việc phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm khác nhau theo đặc điểm quản trị của tổ chức là cần thiết cho thực hiện kế toán trách nhiệm cho doanh nghiệp. Như vậy kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Eman Al Hanini (2013). Hay

- Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân quyền có ảnh hưởng đến vận dụng kế tốn trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương (Mức độ tác động = 0.269). Trên thực tế, khi các quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng sẽ xuất hiện một mức độ cơ cấu quản lý và mỗi người sẽ tạo ra một phạm vi trách nhiệm trong đó các cá nhân có thể đưa ra quyết định riêng của họ, hay phân chia thành các trung tâm trách nhiệm sẽ giúp cho nhà quản trị có thể đánh giá, kiểm sốt và quy trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận và từng cấp quản trị. Kết quả nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Mojgan, Safa (2012), Eman Al Hanini (2013), Hoàng Thị Hương (2016) hay Tran Trung Tuan (2017).

- Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ nhân viên kế tốn có ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương (Mức độ tác động = 0.304). Trên thực tế, con người với kiến thức và kỹ năng của mình ln là nhân tố quan trọng, chủ chốt trong mọi hệ thống chức năng của đơn vị và với KTTN cũng vậy, trình độ nhân viên kế tốn là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Ern, S. Y., Abdullah, A., & Yau, F. S. (2016) hay Nguyễn Thị Mai Trâm (2018).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach alpha và EFA. Kết quả chạy hồi quy cho thấy 5 nhân tố là Quy mô công ty, Nhận thức của nhà quản lý về kế toán trách nhiệm, Cơ cấu tổ chức, Sự phân quyền, Trình độ nhân viên kế tốnđều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận vận dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Bình Dương. Điều này chứng tỏ mơ hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mơ hình lý thuyết đều được chấp nhận. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt tồn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty xây dựng tỉnh bình dương (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)