Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố quyết định thành quả tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện chọn mẫu:

Các ngân hàng trong mẫu là các ngân hàng thỏa các điều kiện sau:

- Các ngân hàng thương mại bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

- Có đầy đủ dữ liệu của tất cả các biến trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2008 – 2012.

3.1.2. Kích thước mẫu:

Theo các điều kiện chọn mẫu nêu trên, kích thước mẫu gồm 32 ngân hàng thương mại Việt Nam, với dữ liệu thu thập từ 2008 – 2012, bao gồm 160 quan sát ngân hàng-năm.

3.1.3. Quy trình chọn mẫu:

Để thu được mẫu cuối cùng gồm 32 ngân hàng thương mại Việt Nam, quy trình chọn mẫu được thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Thông qua danh sách các ngân hàng thương mại Việt Nam còn hoạt động, liệt kê tất cả các ngân hàng có hoạt động kinh doanh từ 2008 tới nay. Kết quả mẫu ban đầu gồm 37 ngân hàng.

- Bước 2: Thu thập báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong 5 năm (2008 đến 2012) của 37 ngân hàng đã được liệt kê trong bước 1 từ website của chính các ngân hàng đó hoặc tại trang web: http://vietstock.vn.

- Bước 3: Kiểm tra báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng để xem xét các ngân hàng có đầy đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu hay không. Lúc này, tiến hành loại bỏ tất cả những ngân hàng khơng có đủ dữ liệu của các biến trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2012 và loại bỏ các ngân hàng sáp nhập trong giai đoạn này. Và mẫu cuối cùng đạt được bao gồm 32 ngân hàng, trong đó có 08 ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu GDP và lạm phát, vốn hóa thị trường được thu thập từ tổng cục thống kê, trang web ngân hàng nhà nước,…

3.1.4. Thu thập dữ liệu:

Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng. Cụ thể:

- Các thông tin về tổng tài sản, dự phòng, tổng dư nợ, vốn chủ sở hữu được thu thập từ bảng cân đối kế toán trong các báo cáo tài chính của các ngân hàng.

- Thông tin về thu nhập lãi thuần, thu nhập ngồi lãi, tổng thu nhập hoạt động, chi phí hoạt động, lợi nhuận trước thuế, thuế, lợi nhuận sau thuế, được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong các báo cáo tài chính của các ngân hàng, thông tin về số nhân viên thu thập từ trang web nội bộ ngân hàng hoặc từ báo cáo thường niên của các ngân hàng.

- Dữ liệu nhân tố bên ngoài: GDP, lạm phát, vốn hóa thị trường được lấy từ Tổng cục thống kê, trang web: sbv.gov.vn, vietstock.vn, tạp chí, bài nghiên cứu liên quan,…

Một mặt, các biến được xem xét giữa các ngân hàng, mặt khác chúng được xem xét theo thời gian từ năm 2008 đến 2012, vì thế phương pháp dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu này. Việc sử dụng dữ liệu bảng trong nghiên cứu làm cho phân tích thực nghiệm phong phú hơn so với việc chỉ sử dụng dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian, cụ thể dữ liệu bảng có những lợi thế như:

- Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, số quan sát cao hơn, tính

biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, bậc tự do cao hơn và hiệu quả hơn.

- Kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến tính khơng đồng nhất giữa các thực thể.

- Bằng cách nghiên cứu quan sát lặp đi lặp lại các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo.

- Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu théo thuần túy.

- Dữ liệu bảng cho phép chúng ta có thể nghiên cứu các mơ hình phức tạp hơn.

Có hai loại dữ liệu bảng như sau:

- Dữ liệu bảng cân bằng (balanced panel): khi các đơn vị chéo có cùng số quan sát theo thời gian.

- Dữ liệu bảng không cân bằng (unbalenced panel): khi các đơn vị chéo khơng có cùng số quan sát theo thời gian.

Trong bài nghiên cứu này, dữ liệu bảng cân bằng được sử dụng.

3.1.5. Xử lý dữ liệu

Sau khi tổng hợp được tất cả các dữ liệu cần thiết ban đầu của các ngân hàng trong mẫu, dữ liệu được xử lý qua các bước sau:

- Bước 1: Dữ liệu được thống kê, tổng hợp và tính tốn trên bảng tính excel để có được dữ liệu đầy đủ của các biến trong mơ hình nghiên cứu.

- Bước 2: Kết quả tổng hợp dữ liệu các biến sẽ được sử dụng để tiến hành tính tốn và phân tích sâu hơn thông qua các công cụ ước lượng như Eviews 7.0, SPSS 20.

3.2. Mô tả các biến 3.2.1. Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố quyết định thành quả tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 30)