Nhóm biến ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố quyết định thành quả tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mô tả các biến

3.2.3. Nhóm biến ngành

Dựa trên nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), nghiên cứu này sử dụng Mức độ tập trung (C(3), C(5)), Phát triển hệ thống ngân hàng (BSD), Phát triển thị trường chứng khoán (SMD) là các biến đại diện cho biến ngành.

Mức độ tập trung (C(3), C(5))

Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), C(3), C(5) được tính như sau: Cơng thức tính:

C(3) = Tổng tài sản 3 ngân hàng lớn nhất

Tổng tài sản hệ thống ngân hàng C(5) = Tổng tài sản 5 ngân hàng lớn nhất

Tổng tài sản hệ thống ngân hàng

Nghiên cứu này lấy mẫu của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam, do đó tổng tài sản của 3(5) ngân hàng lớn nhất là tổng tài sản của 3(5) ngân hàng lớn nhất trong số 32 ngân hàng được chọn. Tổng tài sản của 32 ngân hàng được đại diện cho tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. Tỷ số mức độ tập trung được thể hiện bằng con số phần trăm.

Giả thuyết 9:

H0: Khơng có mối tương quan giữa mức độ tập trụng và thành quả tài chính

ngân hàng.

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tập trung và thành quả

Phát triển hệ thống ngân hàng

Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), BSD được tính như sau: Cơng thức tính:

BSD = Tổng tài sản hệ thống ngân hàng GDP

Nhìn chung, một tỷ lệ Tổng tài sản ngân hàng/GDP cao ngụ ý rằng phát triển tài chính đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế, nó phản ánh một nhu cầu cao đối với dịch vụ ngân hàng, do đó, thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường. Khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn, các ngân hàng cần phải áp dụng các chiến lược khác nhau để duy trì lợi nhuận của họ. Tỷ số phát triển hệ thống ngân hàng được thể hiện bằng con số phần trăm.

Giả thuyết 10:

H0: Khơng có mối tương quan giữa phát triển hệ thống ngân hàng và thành quả

tài chính ngân hàng.

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa phát triển hệ thống ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng.

Phát triển thị trường chứng khoán

Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), SMD được tính như sau: Cơng thức tính:

SMD = Vốn hóa thị trường các doanh nghiệp niêm yết GDP

Nghiên cứu này sử dụng vốn hóa thị trường các doanh nghiệp niêm yết trên 02 sàn: HOSE và HNX.

Thị trường chứng khoán trở nên lớn hơn, hoạt động mạnh hơn và hiệu quả hơn khi các quốc gia trở nên giàu có. Cải thiện thơng tin sẵn có đối với các doanh nghiệp niêm yết giao dịch cơng khai làm cho các ngân hàng có thể dễ dàng đánh giá và giám sát rủi ro tín dụng liên quan đến chúng, thị trường chứng khốn phát triển đã tạo ra nhiều thông tin hơn về các doanh nghiệp thì rất hữu ích cho các ngân hàng. Tỷ số phát triển thị trường chứng khoán được thể hiện bằng con số phần trăm.

Giả thuyết 11:

H0: Khơng có mối tương quan giữa phát triển thị trường chứng khốn và thành

quả tài chính ngân hàng.

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa phát triển thị trường chứng khoán và thành quả tài chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố quyết định thành quả tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)