HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ KẾ TOÁN PHẢN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố thuộc môi trường văn hóa ảnh hưởng đến đặc tính của hệ thống kế toán việt nam (Trang 35)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

2.2. HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ KẾ TOÁN PHẢN

PHẢN ÁNH TỪ HỆ THỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI

2.2.1. Hệ thống kế tốn

a. Khái niệm

Dƣới góc độ doanh nghiệp, hệ thống kế tốn là một cơ chế có có chức năng thu thập, tổ chức, và cung cấp các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp đến các đối tƣợng sử dụng thông tin.

Phạm vi quốc gia, hệ thống kế toán là hệ thống các quy định về kế toán gồm hệ thống luật lệ chi phối đến kế tốn, chế độ quản lý tài chính, chế độ kế tốn, chế độ báo cáo tài chính, các hƣớng dẫn về cách hạch tốn đối với các giao dịch đặc thù, hệ thống chuẩn mực kế toán (Hugh A.Adams & Đỗ Thùy Linh; 2005).

b. Cấu trúc hệ thống kế toán quốc gia

(1) Tổ chức lập quy về k toán: Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong quản lý

và kế tốn là cơng cụ kiểm soát hữu hiệu hoạt động kinh tế quốc gia. Có 3 cơ quan có thẩm quyền quy định luật và quy chế về tài chính và kế tốn ở Việt Nam: Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc.

Quốc hội ban hành Luật kế tốn; Chính phủ, đại diện là Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính; Bộ Tài chính (các doanh nghiệp) và Ngân hàng Nhà nƣớc (các tổ chức tín dụng), chịu sự quản lý của Chính phủ ban hành Chuẩn mực và hƣớng dẫn thực hiện các quy định khác về kế toán. Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nƣớc của Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về kế toán, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

Các tổ chức kế toán tham gia vào việc ban hành Chuẩn mực và hƣớng dẫn thực hiện các quy định khác về kế tốn tại Việt Nam đƣợc tóm tắt ở Bảng 2.1

Bảng 2.1: Các tổ chức k toán Việt Nam

STT Các tổ chức kế toán ở Việt Nam Năm thành lập

1 Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán (DAP) Trực thuộc

BTC (1956)

2 Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) 1994

3 Hội đồng kế toán quốc gia (NCA) 2000

4 Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASC)

1998

5 Tổ soạn thảo nghiên cứu chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASG)

1999

Nguồn: Hugh A.Adams & Đỗ Thùy Linh, 2005.

(2) Quy định pháp l :

Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất cho mọi cơng tác kế tốn của quốc gia do Quốc hội ban hành, các chuẩn mực kế tốn quốc gia, các thơng tƣ hƣớng dẫn chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp đều phải dựa trên nền tảng các qui định của Luật Kế toán. Luật Kế toán (2003) đƣợc qui định 7 chƣơng với 64 điều bao gồm những qui định chung, nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế toán và ngƣời làm kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế toán, quản lý nhà nƣớc về kế toán, khen thƣởng, xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành (Quốc hội, 2003).

Chế độ quản lý tài chính áp dụng cho một số ngành nghề và khu vực kinh tế nhất định, phục vụ công tác kiểm tra giám sát của Chính phủ. Những văn bản pháp luật này bị ảnh hƣởng bởi quan điểm thuế.

Chế độ kế toán là những quy định và hƣớng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nƣớc về kế toán hoặc tổ chức đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc về kế toán ủy quyền ban hành (Quốc hội, 2003). Chế độ kế toán bao gồm: hệ thống tài khoản kế tốn, biểu mẫu báo cáo tài chính, các bƣớc hạch toán kế toán cho từng nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán. Hiện tại, các doanh nghiệp đƣợc hƣớng dẫn thực hiện kế toán doanh nghiệp theo chế độ kế tốn do Bộ Tài chính ban hành theo Thơng tƣ 200 ngày 22/12/2014, áp

dụng từ 01/01/2015. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành Chế độ kế toán ngân hàng.

Văn bản pháp quy song hành với chế độ kế toán là chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán đƣợc soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế tốn quốc tế (IAS) đã có từ cuối những năm 1990s và đầu những năm 2000s, đến nay đã có 26 chuẩn mực kế tốn (Bộ Tài chính, 2005) đƣợc ban hành và áp dụng chính thức.

c. Lịch sử hình thành và phát triển kế tốn Việt Nam

Cùng sự phát triển kinh tế, chính trị của đất nƣớc, kế tốn Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển. Trong thời kỳ phong kiến: kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang tính liệt kê tài sản, nhằm phục vụ cho ngƣời sở hữu tài sản nắm đƣợc về tình hình tài sản của mình. Những năm chống thực dân Pháp, các cơ sở kinh tế nhà nƣớc là những công xƣởng và tổ chức kinh tế nhỏ, kế toán chủ yếu là ghi chép thu chi ngân sách sơ khai, và chịu ảnh hƣởng nhiều của kế toán Pháp. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia hai miền, miền Nam tạm thời vẫn còn quân đội Pháp, miền Bắc theo mơ hình kinh tế của Liên Xơ, các xí nghiệp là xí nghiệp quốc doanh, các văn bản pháp luật về kế toán chỉ nhằm phục vụ loại hình kinh tế này.

Đến năm 1961, văn bản pháp luật về kế toán đầu tiên đƣợc ban hành là Nghị định 175/CP ngày 28/10/1961, quy định về tổ chức kế toán Nhà nƣớc, số liệu kế tốn xem nhƣ một cơng cụ phân tích thống kê phục vụ cho công tác giám sát của Chính phủ. Đƣợc sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô, miền Bắc thực hiện cải tiến hệ thống kế toán theo hƣớng thống nhất dựa trên nền tảng hệ thống kế tốn của Liên Xơ, cụ thể qua việc ban hành Quyết định 425-TC/CĐKT ngày 4/12/1970, sau đó là các nguyên tắc kế toán, văn bản sửa đổi, bổ sung đƣợc tiếp tục ban hành để hƣớng dẫn cho Quyết định này.

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định đổi mới thể chế kinh tế, cho phép một số doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập, đồng thời việc thực hiện chính sách đổi mới cũng giúp thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài (Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tiên đƣợc ban hành năm 1987) và chuyển đổi nền kinh tế

Việt Nam theo hƣớng xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng. Sự thay đổi này chính là bƣớc ngoặt để thay đổi trong kế tốn đối với từng loại doanh nghiệp nhƣ Pháp lệnh kế toán và thống kê 10/5/1988, Nghị định 25-HĐBT về điều lệ tổ chức kế toán Nhà nƣớc, cùng các loại văn bản hƣớng dẫn, chỉ thị về kế toán. Sự phát triển của kinh tế thị trƣờng đặt ra những yêu cầu về việc cung cấp thơng tin kế tốn, đƣa kế toán lên vị trị quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp. Kế tốn trở thành một cơng cụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, thông tin kế toán là cơ sở cho các quyết định kinh tế, Nhà nƣớc cũng dựa và kế toán để thực hiện chức năng quản lý kinh tế.

Năm 1994, Hội Kế toán Việt Nam (VAA) đƣợc thành lập theo Quyết định 12/TTg ngày 10/01/1994, ghi nhận sự hiện diện của ngành kế toán chuyên nghiệp và nghề kế toán. Xu hƣớng tồn cầu hóa kéo theo việc cải cách hệ thống kế tốn để có sự hịa hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 đƣợc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế của Bộ Tài chính đã đáp ứng nhu cầu cần thiết trong giai đoạn phát triển này.

Năm 1998, Bộ Tài chính chỉ đạo tiến hành xây dựng Chuẩn mực kế toán Việt Nam tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Quyết định 1563/1998/QĐ-BTC ngày 30/10/1998 thành lập Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cho đến năm 2006, Việt Nam đã ban hành đƣợc 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam trên nền tảng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASB.

Năm 2000, Hội đồng Kế toán quốc gia đƣợc thành lập theo Quyết định 276/2000/QĐ-BTC ngày 28/3/2000 của Bộ Tài chính. Luật kế tốn ra đời năm 2003 là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình cải cách chuyển đổi hệ thống kế toán Việt Nam. Năm 2006, Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp mới theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Chế độ kế tốn doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích hợp tồn bộ những yêu cầu của 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành.

Để phù hợp với Thơng lệ và Chuẩn mực kế tốn quốc tế cũng nhƣ thực tiễn tại Việt Nam, ngày 22/12/2014, Bộ Trƣởng Bộ Tài chính ký Thơng tƣ số 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về chế độ kế tốn doanh nghiệp và Thơng tƣ 202/2014/TT-BTC về hƣớng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Tóm lại, hoạt động kế tốn và kiểm tốn Việt Nam ngày càng hoàn thiện về chất lƣợng và khẳng định vai trị, vị trí quan trọng của mình trong các tổ chức.Về phƣơng diện pháp lý, các Luật, Chuẩn mực và Chế độ kế toán đƣợc ban hành và hƣớng dẫn khá chi tiết, tuy nhiên một số điểm khác biệt lớn so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và IFRS.

2.2.2. Giả thuyết về hệ thống kế toán phản ảnh từ hệ thống văn hóa xã hội – Đặc trƣng của hệ thống kế tốn tại Việt Nam

Mơ hình nghiên cứu của Gray (1988) mở rộng từ khuôn khổ lý thuyết Hofstede (1980, 1987) bằng cách giả thuyết về sự tồn tại của hệ thống kế toán đƣợc phản ánh từ hệ thống văn hóa xã hội. Các giá trị kế tốn đó bao gồm: Tính chun nghiệp hay kiểm sốt theo luật định, thống nhất hay linh hoạt, bảo thủ hay lạc quan và bí mật hay cơng khai...

Còn theo Perera (1989) giải thích, Hệ thống kế toán đƣợc thể hiện trong bốn khía cạnh khác nhau, bao gồm:

Thẩm quyền (Accounting authority): Chỉ ra thẩm quyền ban hành quy định, quản lý, kiểm soát hoạt động kế toán. Khi các định hƣớng kế toán theo hƣớng điều khiển theo luật định, thì thực hành kế toán bị chi phối nhiều bởi các yêu cầu pháp lý và ít áp dụng các đánh giá chun mơn.

Biểu hiện về thẩm quyền kiểm sốt tại Việt Nam là hệ thống kế toán đƣợc kiểm soát theo Luật định. Về việc thi hành kế toán, các chuyên viên kế toán tại Việt Nam đều có khuynh hƣớng thực hiện theo quy định thống nhất của Nhà Nƣớc hơn là thực hiện các xét đốn chun mơn. Ngun nhân do nghề nghiệp kế toán cũng mới phát triển trong những năm gần đây, vai trò của hội Nghề Nghiệp kế toán chƣa thể hiện đầy đủ, và đặc biệt là do ảnh hƣởng của xã hội cũ ở

Việt Nam. Để khẳng định kế toán Việt Nam thực tế là kiểm soát theo Luật định hơn là hƣớng tự xét đoán chuyên nghiệp, tác giả đo lƣờng bằng 2 biến:

- Sự hài lòng của ngƣời thực hiện công việc kế toán khi đƣợc quản lý kiểm soát bởi Nhà nƣớc: thực tế là thẩm quyền quản lý và kiểm soát thuộc về nhà nƣớc, tác giả đặt câu hỏi này để xác định mong muốn của kế toán viên rằng họ muốn phát triển nghề nghiệp theo hƣớng linh hoạt chuyên nghiệp hay chỉ cần tuân thủ quy định.

- Lựa chọn Luật rõ ràng hơn các xét đoán chuyên môn: tác giả đặt ra nhằm khẳng định lại hành vi của kế toán viên khi phải lựa chọn phƣơng pháp kế toán theo bản chất hay hình thức của một hiện tƣợng kinh tế.

Thực thi (Accounting enforcement): Đề cập đến việc thực hành các

phƣơng pháp kế toán trong thực tế. Tại Việt Nam, hệ thống kế toán đƣợc quy định thống nhất từ chứng từ, tài khoản, sổ kế tốn, hình thức kế tốn và báo cáo kế tốn, kể từ thơng tƣ 200/2014/BTC đƣợc ban hành thay đổi về chế độ kế toán đã hƣớng dẫn linh hoạt hơn, tuy nhiên thông tƣ vẫn hƣớng dẫn chi tiết trong cách hạch toán cho từng trƣờng hợp cụ thể và việc thống nhất về mẫu biểu báo cáo vẫn đƣợc áp dụng. Đối với việc thi hành kế toán, các kế toán viên vẫn có xu hƣớng muốn đƣợc áp dụng thống nhất theo quy định để dễ dàng trong việc thực hiện và đáp ứng yêu cầu thơng tin có thể so sánh cho ngƣời sử dụng báo cáo. Thực tế là kế tốn tài chính Việt Nam đƣợc quy định và áp dụng thống nhất, để khẳng định lại yếu tố này, tác giả đo lƣờng bởi 4 biến:

- Nhu cầu thay đổi phƣơng pháp kế toán: để đánh giá nhu cầu thay đổi phƣơng pháp hiện nay của các doanh nghiệp ở mức độ nào.

- Ý thức phải thống nhất để có thể so sánh thơng tin

- Thay đổi nhân viên kế toán: tham khảo các biến đo lƣờng của Iraj Noravesh, Zahra Dianati Dilami và Mohammad S.Bazaz (2007), tác giả đƣa vào thang đo của mình, việc hạn chế thay đổi nhân viên kế tốn cũng có thể ảnh hƣởng đến tính thống nhất trong phƣơng pháp thực hành kế toán.

- Nhu cầu thống nhất theo quy định trình bày thơng tin phi tài chính. Việc áp dụng thống nhất phƣơng pháp kế tốn tài chính là bắt buộc, nhƣng chƣa có các quy định đối với tồn bộ thơng tin phi tài chính, vì vậy tác giả đặt ra để đo lƣờng về nhu cầu cơng bố thơng tin phi tài chính ở các đối tƣợng khảo sát.

Đo lường (Accounting measurement): là nói về quan điểm và áp dụng

các phƣơng pháp đo lƣờng các đối tƣợng kế toán theo hƣớng lạc quan hay bảo thủ. Tại Việt Nam, việc đo lƣờng tài sản đƣợc quy định trong Luật Kế toán 2003

“Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc… trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Trong chuẩn mực cũng ƣu tiên sử dụng phƣơng pháp giá gốc vì đó là

giá mà ta có thể kiểm tra và tin cậy đƣợc, và cho đến thời điểm hiện nay, vì một số yếu tố kinh tế thị trƣờng vẫn chƣa thực hiện hồn chỉnh, theo đó có loại tài sản nếu hạch tốn theo giá trị hợp lý thì khơng có đủ cơ sở xác định giá để hạch toán và báo cáo vì vậy việc áp dụng giá gốc để đo lƣờng là phù hợp. Đồng thời, việc lập các ƣớc tính kế tốn nhƣ dự phịng tổn thất tài sản, dự phòng nợ phải trả cũng đƣợc các kế toán đƣa vào áp dụng, tuy nhiên, với đặc điểm kế tốn ở Việt Nam vẫn cịn mang nặng tâm lý đối phó với Thuế, nên việc thực hiện những xét đoán khác với quy định về Thuế thƣờng bị hạn chế áp dụng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm kế toán Việt Nam đƣợc đánh giá là thận trọng, tác giả đặt ra các biến nhằm khẳng định lại yếu tố này, thang đo gồm các biến:

- Tình hình thực hiện dự phòng tổn thất tài sản: nhằm đánh giá việc đo lƣờng các tài sản tại đơn vị khảo sát, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Mức độ tin cậy vào phƣơng pháp giá gốc: Việc áp dụng phƣơng pháp giá gốc là đại diện của phƣơng pháp kế tốn thận trọng, vì có đầy đủ cơ sở ghi nhận mặc dù trong thời điểm hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế. Tác giả đặt ra nhằm đánh giá sự tin tƣởng và kỳ vọng của doanh nghiệp vào phƣơng pháp này để dự đoán sự phát triển kế toán tƣơng lai

- Ngại áp dụng các ƣớc tính kế tốn vì phức tạp: thực hiện các ƣớc tính kế tốn là thể hiện việc áp dụng phƣơng pháp kế toán một cách thận trọng, nhƣng với tâm lý đối phó với Thuế, họ phải lựa chọn giữa tuân thủ quy định thận trọng

trong kế toán hay quy định của Thuế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vì ngại phải theo dõi, điều chỉnh do có một số khác biệt trong kế toán so với Thuế mà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố thuộc môi trường văn hóa ảnh hưởng đến đặc tính của hệ thống kế toán việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)