7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Nguyên nhân
2.2.2. Nguyên nhân bên ngoài
Khu vực Trung Đông – Bắc Phi từ lâu đã rơi vào tình trạng bất ổn, đặc biệt là sự tranh giành ảnh hưởng về kinh tế - chính trị giữa các cường quốc bên ngoài khu vực này. Sau chiến tranh lạnh, nhu cầu về nguyên – nhiên liệu tăng lên rất nhiều ở các nước lớn, tiêu biểu là Hoa Kì và các nước Tây Âu đã ngày càng thúc đẩy những nước lớn này quan tâm hơn đến túi dầu Trung Đông – Bắc Phi. Các nước lớn đặc biệt quan tâm đến quyền kiểm soát, khai thác nguồn tài nguyên được gọi là vàng đen giàu có này. Bên cạnh đó, nhu cầu về thị trường đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cũng rất lớn.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, một số quốc gia mới nỗi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin,… đã vươn lên mạnh mẽ và giành được nhiều ảnh hưởng trong kinh tế và cả chính trị chung của thế giới. Khơng những thế, sức mạnh của các quốc gia này ngày càng lấn lướt các nước Tây Âu và Hoa Kì. Vì thế, Hoa Kì và Tây Âu khơng thể ngồi nhìn. Họ đã có những toan tính và hành động của riêng mình.
Cụ thể, Hoa Kì đã chủ động tìm mọi cách để thực hiện “Đề án Trung Đơng lớn”. Trong đó, tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
+ Được thực hiện bao quát trên một khu vực rộng lớn (có cả thế giới Ả rập và thế giới Hồi giáo) với nhiều yếu tố cấu thành rất phức tạp và sự đa dạng về văn cư, xã hội, chính trị, văn hóa, tơn giáo,... nhưng các quốc gia Ả rập không được coi là những dân tộc có tính chất đặc thù về lãnh thổ địa lí và một số đặc điểm phân loại.
+ Tạo ưu thế dẫn đầu cho Ixraen, biến quốc gia này trở thành đầu tàu lôi kéo các nước khác trong khu vực.
+ Không hề đề cập đến việc giải quyết vấn đề xung đột giữa các quốc gia Ả rập và Ixraen, mặc dù đó là vấn đề quan trọng của khu vực. Điều đó có nghĩa là mục đích của Hoa Kì khơng nhằm vào việc giải quyết các vấn đề cốt lõi ở khu vực đầy bất ổn này.
+ Mục đích thực sự của Hoa Kì là muốn độc quyền kiểm sốt các nguồn tài nguyên trong khu vực. Các nước Tây Âu có trách nhiệm đầu tư tiền cho những cải cách về mọi
mặt tại những quốc gia trong khu vực này để tiếp tục theo đuổi lợi ích kiểm sốt nguồn tài nguyên chiến lược.
+ Giải thích cho những hiện tượng tiêu cực tại các quốc gia trong thế giới Ả rập như: nghèo đói, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo,…là do những nguyên nhân xuất phát từ nội bộ như: thiếu dân chủ, mất công bằng xã hội,…
Như vậy, nhìn bề ngồi cái gọi là “Tự do dân chủ” và “Chống lại các chính quyền độc đốn, bảo thủ” của “Đề án Trung Đơng lớn” chỉ là lớp vỏ bọc che đậy đi bản chất và mục đích thật sự, đó chính là sự xâm nhập ngấm ngầm về kinh tế, là sự chiếm đóng và xây dựng chế độ bù nhìn tại các nước trong khu vực này. Mặc dù được cho là chủ trương cải cách căn bản các nước Ả rập, xây dựng xã hội dân chủ nhưng trên thực tế nó đã tước bỏ dần quyền tự do của họ, làm tê liệt ý chí dân tộc và từng bước buộc các nước này phải chịu phụ thuộc vào các quyết định từ bên ngoài.
Ngoài việc sử dụng “sức mạnh cứng” trong vấn đề Trung Đông – Bắc Phi như phát động chiến tranh Irad, cuộc chiến Afganixtan thì Hoa Kì đã thực hiện các chính sách ngoại giao rộng khắp và đầu tư xây dựng nhiều trang mạng xã hội để thực hiện cách mạng thông tin được gọi là “cách mạng mềm” của Hoa Kì.
Đề án này đã phác thảo những nét chung của một cương lĩnh chính trị nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu bá quyền của các nước lớn. Đồng thời, từng bước biến khu vực này từ một cộng đồng chính trị, văn minh lớn trên thế giới trở thành những thực thể phân tán, được điều khiển từ các trung tâm quyền lực ngoài khu vực. Đây là nguyên nhân sâu xa làm cho khu vực này thường xuyên bị chia rẽ, bất ổn, suy yếu và có thể dẫn tới sự sụp đổ thế giới A-rập của người Hồi giáo.
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KIỆN MÙA XUÂN Ả RẬP ĐẾN CÁC QUỐC GIA TUNISIA, AI CẬP VÀ LIBYA
3.1. Tunisia
3.1.1. Chính trị và xã hội
Ngày 27 tháng 2 năm 2011, Tổng thống lâm thời Foued Mebezaa đã bổ nhiệm ông Beji Caid Essebsi làm tân Thủ tướng nước này, thay ông Mohamed Ghannouchi đã từ chức sau 22 năm cầm quyền.
Ông Beji Caid Essebsi là cựu Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời cựu Tổng thống Habib Bourguiba.
Trước đó cùng ngày, ông Ghannouchi đã từ chức Thủ tướng Tunisia sau một tuần diễn ra các cuộc biểu tình của người dân tại quốc gia này đòi cách chức một số bộ trưởng trong chính phủ chuyển tiếp, và một cuộc biểu tình ở thủ đơ Tunisia đã hóa thành bạo lực làm ít nhất năm người thiệt mạng.
Ngày 7 tháng 3 năm 2011, tân Thủ tướng Tunisia Beji Caid Essebsi công bố danh sách nội các mới của nước này. Đây là chính phủ lâm thời thứ ba của quốc gia này kể từ khi cựu Tổng thống Ben Ali ra đi vào tháng 1. Theo danh sách này, nội các mới có 22 thành viên hầu hết là các nhà kỹ trị và không tham gia đảng phái chính trị nào. Trong nội các mới khơng có quan chức nào từng phục vụ dưới thời cựu Tổng thống Ben Ali và giữ lại 17 thành viên trong chính phủ tiền nhiệm được thành lập ngày 27/1, trong đó có người đứng đầu các bộ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao. Thủ tướng Essebsi tun bố, chính phủ của ơng sẽ ưu tiên các hoạt động nhằm tái thiết lập an ninh, nhanh chóng vực dậy nền kinh tế và khơi phục cuộc sống bình thường ở nước này. Cùng ngày, Bộ Nội vụ Tunisia đã tuyên bố giải tán bộ máy công an mật dưới thời cựu Tổng thống Ben Ali.
Theo kế hoạch của chính phủ lâm thời tại Tunisia, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiện tại quốc gia này sẽ diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2011. Tuy nhiên, Ngày 8 tháng 6 năm 2011, Thủ tướng chính phủ lâm thời Tunisia, ông Beji Caid Essebsi thông báo cuộc bầu cử đầu tiên tại nước này kể từ khi Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị phế truất sẽ được tổ chức vào ngày 23/10, thay vì ngày 24/7 như dự kiến với lí do nhằm đảm bảo cho cuộc bầu cử diễn ra tự do và minh bạch. Ông Essebsi cũng kêu gọi tất cả các phe phái chấm dứt các hoạt động biểu tình để hỗ trợ cơng tác chuẩn bị bầu cử.
Ngày 23 tháng 10 năm 2011, cuộc bầu cử quốc hội đã diễn ra tại Tunisia. Hơn 7 triệu cử tri ở quốc gia này đã được thực hiện quyền công dân để bầu ra 217 nghị sĩ. Theo thống kê cho thấy, có 11.686 ứng cử viên đại diện cho 80 đảng và các ứng cử viên độc lập đã tham gia ứng cử. Ứng cử viên nữ chỉ chiếm 7%.
Kết quả bầu cử được công bố vào chiều ngày 24 tháng 10 năm 2011. Đảng Hồi giáo ơn hồ Ennahda đã tun bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tại Tunisia nhưng các kết quả ban đầu cho thấy đảng này khơng giành được đa số tuyệt đối. Đối thủ chính của Ennahda là Đảng trung tả PDP, đã thừa nhận thất bại.
Hơn 40.000 cảnh sát được điều động bảo vệ an ninh. 13.000 nhà quan sát địa phương và hơn 600 nhà quan sát quốc tế phụ trách giám sát cho cuộc bầu cử. Quốc hội mới sẽ soạn thảo hiến pháp mới và chỉ định cơ quan hành pháp lâm thời hoạt động đến khi tổng tuyển cử. Đây được xem là cuộc chuyển giao chính trị diễn ra tương đối hịa bình và cuộc bầu cử này được đánh giá là tự do và công bằng (theo các nhà quan sát Tây Âu và Hoa Kì).
Sau cuộc bầu cử, tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục diễn ra ở quốc gia này. Ngày 22 tháng 10 năm 2012, gần 4.000 người đã biểu tình, tuần hành trên các đại lộ chính ở thủ đơ Tunis của Tunisia nhằm phản đối tình trạng bạo lực chính trị gia tăng.
Cuộc biểu tình diễn ra 1 ngày trước khi Tunisia kỷ niệm 1 năm cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Trước đó, hơm 14 tháng 9 năm 2011, hàng nghìn người biểu tình đã tấn cơng Đại sứ quán Mỹ và cướp phá một trường học Mỹ gần đó, làm 4 người thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương. Sự việc xãy ra khi hàng nghìn người tụ tập bên ngồi đại sứ quán Mỹ để phản đối một bộ phim nhạo báng nhà tiên tri Mohammed của một đạo diễn người California. Đây là vụ tấn công mới nhất của người Hồi giáo nhằm vào các cơ quan ngoại giao của Mỹ trên khắp Trung Đông.
Nhiều người ném đá và đụng độ với cảnh sát, buộc lực lượng an ninh phải đáp trả bằng súng và hơi cay. Cuộc chiến giữa người biểu tình và cảnh sát diễn ra trên nhiều con phố ở Tunis. Một số thanh niên đốt ô tơ trong đại sứ qn và cướp bóc các cửa hàng gần đó.
Cuộc biểu tình lên đến đỉnh điểm khi hàng chục người biểu tình xơng vào đại sứ quán, xé quốc kỳ Mỹ và giơ cao lá cờ của đạo Hồi. Họ cũng phóng hỏa, cướp phá một trường học Mỹ cạnh đó và ngăn lính cứu hỏa đến dập lửa. Trường học này khơng có người lúc bị tấn cơng và khơng ai bị thương ở đây.
Nhóm biểu tình sau đó bị đẩy lùi ra khỏi Đại sứ quán khi giới chức huy động một lượng lớn cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm đến nơi. Khi đêm xuống, số người biêu tình đã giảm xuống và chỉ cịn lại một số ít.
Ngồi ra, do lo ngại bạo lực gia tăng trong dịp kỷ niệm 1 năm cuộc bầu cử có tính chất lịch sử của Tunisia, một số đơn vị quân đội được lệnh triển khai ở các vị trí chiến lược trong cả nước. Bộ Quốc phịng đã triển khai xe tăng và chăng dây kẽm gai xung quanh các tòa nhà, các đại sứ quán và tòa nhà Quốc hội... để sẵn sàng ngăn chặn nếu có xảy ra bạo lực. Tình hình ở thủ đơ khá căng thẳng trong mấy ngày qua khi người dân đổ ra các cửa hàng mua lương thực thực phẩm dự trữ.
Chokri Belaid, lãnh tụ đối lập của nhóm thế tục cánh tả Phong trào những người yêu nước dân chủ bị ám sát hôm 6 tháng 02 năm 2013 gần nhà riêng đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân, làm tăng nguy cơ mất ổn định tại quốc gia này. Ông Chokri Belaid là một nhà phê phán mạnh mẽ nhất và không hề nhượng bộ. Trước khi bị giết chết, ông đã từng tuyên bố "Tất cả những người chống đối Ennahda trở thành mục tiêu của bạo lực". Tuyên bố này của ơng càng làm cho những người biểu tình tỏ ra tuyệt vọng và rất phẫn nộ đối với chính phủ cầm quyền khi họ cho rằng, vụ ám sát trên có liên quan đến chính quyền của Thủ Tướng Hamadi Jebali. Ngay sau đó, Thủ Tướng Hamadi Jebali đã nhanh chóng lên tiếng kết án hành động sát hại này. Ông Jebali đã tuyên bố: “Việc giết ông Belaid là một vụ ám sát chính trị, và cịn là vụ ám sát cuộc cách mạng Tunisia. Họ (bọn hung thủ) mong muốn tiếng nói của ơng phải tắt lặng bằng cách giết ơng”. Tuy nhiên phản ứng nêu trên của Thủ Tướng Hamadi Jebali đã không thể xoa dịu nổi cơn phẫn nộ của dân chúng.
Tối ngày 6 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Jebali thông báo ông quyết định giải tán chính phủ liên minh hiện tại và thành lập một chính phủ mới gồm các nhà kỹ trị độc lập sẽ không tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, ngày 7 tháng 02 năm 2013, đảng Ennadlha cầm quyền tại Tunisia đã bác bỏ kế hoạch của Thủ tướng Hamadi Jebali.
Ngày 19 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Tunisia Hamadi Jebali đã chính thức từ chức sau khi đảng Hồi giáo cầm quyền Ennahda không chấp nhận quyết định của ông và họ không muốn từ bỏ quyền lực.
3.1.2. Kinh tế
Theo số liệu từ Bộ các vấn đề xã hội của Tunisia cho thấy, có gần 25% dân số nước này hiện phải sống dưới ngưỡng đói nghèo và tình trạng thất nghiệp đang tác động mạnh mẽ tới 700.000 người dân Tunisia. Chuẩn quốc tế ấn định ngưỡng đói nghèo ở mức 2 USD/người/ngày. Theo các số liệu thống kê chính thức, 24,7% người dân Tunisia thuộc vào diện đói nghèo. Trong đó, miền Tây nước này là khu vực bị tác động mạnh mẽ nhất.
Theo Bộ trưởng Bộ các vấn đề xã hội Tunisia, Mohamed Naceur, số lượng những người thất nghiệp tại Tunisia được đánh giá ở mức 700.000 người, trong đó 170.000 người đã tốt nghiệp đại học. Khoảng 69% những người thất nghiệp của Tunisia thuộc độ tuổi dưới 30.
Trong năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Tunisia được dự báo sẽ dừng lại ở mức từ 0- 1% do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trong ngành du lịch. Lĩnh vực này chiếm gần 7% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên lại bị khủng hoảng kể từ khi cuộc cách mạng chấm dứt chế độ độc tài của Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali. Chính phủ Tunisia lo ngại rằng số lượng người thất nghiệp, vốn chiếm 13% dân số lao động trong năm 2010, sẽ lên tới 20% trong năm 2011.
Các quốc gia thuộc nhóm G8 mới đây đã đưa ra cam kết hỗ trợ hàng chục tỷ USD cho các nước Ả-rập, trong đó có Tunisia, trong khn khổ chương trình đối tác hỗ trợ phát triển nhằm đảm bảo dân chủ và cải cách kinh tế. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã thông báo khoản hỗ trợ trị giá 1 tỷ euro của Pháp dành cho Tunisia và Ai-cập.
3.2. Ai Cập
3.2.1. Chính trị và xã hội
Sau khi ơng Hosni Mubarak tuyên bố từ chức, Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) do đại nguyên soái Mohamad Hussein Tantawi đứng đầu đã tiếp quản quyền điều hành đất nước và tuyên bố sẽ điều hành đất nước trong 6 tháng cho tới khi tổ chức cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội để bầu ra một chính phủ dân sự. Bước tiếp theo, Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) cho giải tán quốc hội và tạm đình chỉ thi hành hiến pháp, đáp ứng hai trong số những yêu cầu quan trọng nhất của người biểu tình. Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) đã lập ra nội các lâm thời và chỉ định ông Essam Sharaf làm thủ tướng để điều hành các công việc của đất nước cho đến khi nội các mới được thành lập sau cuộc bầu cử. Những bước đi trên được coi là khâu đột phá trong bối cảnh tình hình ở Ai Cập vẫn chưa yên tĩnh sau khi ơng Hosni Mubarak ra đi.
Sau thảm kịch bóng đá tại thành phố Port Said tối ngày 1-2 làm 74 người chết và gần 1.000 người bị thương thì bạo lực lại bùng phát mạnh. Đụng độ trên sân vận động ở thành phố Port Said giữa những người hâm mộ đội chủ nhà Al-Masry với người hâm mộ của đội khách Al-Ahly bùng nổ ngày 01 tháng 02 sau hồi còi chung cuộc. Vụ hỗn loạn này là một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Nhiều nhân chứng chỉ trích lực lượng an ninh đã khơng cố gắng ngăn chặn bạo lực.
Ngày 15 tháng 3, hàng nghìn người hâm mộ của đội bóng Al-Ahly đã tuần hành ở trung tâm Cairo địi cơng lý cho những người bị thiệt mạng trong thảm kịch trên. Giơ cao các tấm ảnh nạn nhân, những người tuần hành hô khẩu hiệu phản đối Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) cầm quyền cũng như yêu cầu cải tổ Bộ Nội