7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân bên trong
Có nhiều ngun nhân dẫn đến sự kiện chính trị to lớn này. Khi xét trên nhiều góc độ có thể thấy được một số nguyên nhân chủ quan quan trọng.
Đầu tiên là về kinh tế, có thể thấy được, hầu hết các quốc gia có xảy ra sự kiện này không phải là những nước nghèo mà là những quốc gia đang phát triển với GDP khá cao. Tunisia có tổng GDP vào năm 2008 là 3.786 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 9.630 USD năm 2007, từng là một trong những quốc gia phát triển thịnh vượng và ổn định ở Bắc Phi với một nền kinh tế điển hình ở Châu Phi. Ai Cập từng được lọt vào nhóm “Tám sư tử Châu Phi” với tổng GDP năm 2010 đạt 497,8 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 6200 USD. Libya là một trong những quốc gia giàu nhất Châu Phi với tổng GDP năm 2008 đạt 93,16 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 14.100 USD năm 2010, là quốc gia có thu nhập bình qn đầu người cao nhất Châu Phi.
Tuy nhiên, ở những quốc gia này đã tồn tại sự phân biệt giàu nghèo rất sâu sắc đến mức không thể chấp nhận được; những điều kiện và môi trường sống của người dân vô cùng tồi tệ; tình trạng tham nhũng, quan liêu của các cá nhân, tổ chức chính trị lan rộng; phổ biến hình thái chính trị “gia đình trị” ở các nước. Theo nhiều nguồn tin, tổng
giá trị tài sản của gia đình tổng thống Ai Cập_Mubarak là 20 tỷ USD, của tổng thống Libya lên đến 80 tỷ USD.
Sự hình thành và mâu thuẫn cạnh tranh của các nhóm lợi ích. Trong đó có những lợi ích về chính trị là trước tiên. Mâu thuẫn xảy ra cơ bản giữa các nhóm trung thành với chính quyền của tổng thống với các nhóm thân phương Tây (Hoa Kì và Tây Âu). Ngồi ra, những nhân vật lãnh đạo của các lực lượng đối lập thường là những nhân vật quan trọng trong bộ máy chính quyền của tổng thống.
Những mâu thuẫn này được tích tụ, dồn nén dần và ngày càng lớn lên, dần dần tất yếu sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng.
Một số chuyên gia phân tích chính trị thế giới cho rằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên là do khủng hoảng về kinh tế – xã hội và chính trị ở các nước diễn ra kéo dài và trầm trọng, gây ra nạn thất nghiệp tràn lan và ngày càng cao, sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng sâu sắc, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu bùng phát năm 2008 và vẫn còn kéo dài cho đến nay được cho là đã tác động rất lớn và làm cho tình hình bất ổn ở khu vực này càng trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi đó, chính quyền ở các quốc gia đó độc đốn, mất dân chủ; bảo thủ, trì trệ, khơng thực hiện hoặc chỉ phát ngôn nhưng không thực hiện những cải cách tích cực trong nhiều năm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân (sau cuộc đảo chính cung đình, tổng thống Tunisia_Ben A-li cầm quyền trong suốt 24 năm; cuộc đảo chính vào tháng 10/1981, tổng thống H. Mubarak nắm quyền ở Ai Cập trong suốt 30 năm, còn tổng thống Libya Gaddafi lãnh đạo đất nước 42 năm liên tục sau cuộc đảo chính quân sự vào năm 1969). Đây được coi là những nguyên nhân cơ bản, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định cho từng nước và trong khu vực, nhất là trong bối cảnh khu vực hóa, tồn cầu hóa và cải cách, q trình thực hiện chính sách mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.
Các quốc gia này đã thấy được điều đó nên tại Hội nghị lần thứ 16 của Liên đoàn Ả-rập (tổ chức ở Tunisia từ ngày 22 đến 23/5/2004), các nước châu Phi và Trung Đơng đã đề ra “Sáng kiến về dân chủ hóa” và ra “Tuyên bố Tunisia”. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất của từng nước là việc cải cách KT-XH và chính trị đã khơng được đề cập và thực hiện. Điều đó chứng tỏ, các nước A-rập đang trải qua cuộc khủng hoảng hệ thống sâu sắc, khó có thể khắc phục và sự bất ổn CT-XH đang dần tích tụ trong từng nước.
Cũng trong thời gian này, Hoa Kì đã đưa ra “Đề án Trung Đông lớn” nhằm cải cách CT-XH trên khu vực từ Trung Á, Nam Á tới châu Phi và Trung Đông. Đề án này
đã vấp phải sự phản kháng của nhiều nước và gây chia rẽ trong thế giới A-rập, làm cho mâu thuẫn trong khu vực vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Đến năm 2010, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, những mâu thuẫn do khủng hoảng KT-XH và chính trị ở các nước này trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, chỉ cần tác động châm ngòi là bùng nổ. Hành động tự thiêu của Mohamed Bouazizi ngày 17 tháng 10 năm 2010 ở Tunisia để phản đối cách hành xử bất công của một quan chức nhà nước được các hãng truyền thông của phương Tây thổi phịng, bóp méo có chủ đích và phát tán rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội đã kích hoạt phong trào được gọi là “Mùa xuân Ả-rập”.