0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 28 -50 )

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) được hình thành từ rất sớm và được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Năm 1957, tiền thân của BIDV là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ra đời, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ năm 1981. Và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 1990. Giai đoạn 1995 - 1996 là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV sau năm 2005; khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2.1.2. Những thành quảđạt được của BIDV

2.1.2.1. Phát trin quy mô hot động

Sự lớn mạnh về quy mô hoạt động được thể hiện ở sự gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ một ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách đến nay BIDV đã thực sự chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại. Từ năm 1990, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, BIDV đã chủ động huy động vốn trung,

2.1.2.2. Phát trin công ngh ngân hàng

Xác định công nghệ là điều kiện để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại, BIDV đã đầu tư nguồn lực phát triển lĩnh vực này. BIDV đã nối mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng với hơn 200 đơn vị, tham gia hệ thống SWIFT, thanh toán song biên với một số ngân hàng bạn, trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, máy trạm và các chương trình thanh toán tập trung, hạch toán kế toán, thông tin... phục vụ quản trị điều hành. Đặc biệt với việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ, nhiều sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ đã được áp dụng.

2.1.2.3. Phát trin h thng t chc và ngun nhân lc

Mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn: khối ngân hàng thương mại (3 sở giao dịch và 79 chi nhánh trên toàn quốc), khối Công ty (5 công ty cho thuê tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý và khai thác nợ), khối các đơn vị sự nghiệp (trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm đào tạo), khối liên doanh (2 công ty và 2 ngân hàng) và khối đầu tư. Tham khảo mô hình tổ chức và sơ đồ tổ chức Hội sở chính của BIDV tại phụ lục 5.

Bảng 2.1. Đơn vị thành viên và số lượng nhân viên của BIDV

Chỉ tiêu 1986 1990 1998 2000 2002 2004 2005

Đơn vị thành viên * 43 45 66 68 74 86 91

Số nhân viên 1.600 2.000 4.400 4.800 6.500 8.530 9.300

* Bao gồm các chi nhánh cấp 1, các công ty trực thuộc, các trung tâm (chưa bao gồm các liên doanh)

Đến năm 2005, tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 9.300, trong đó trên 77% có trình độ đại học và trên đại học, cán bộ trẻ chiếm khoảng 70%,

2.1.2.4. Hp tác cùng phát trin

Thời gian qua, BIDV không ngừng nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các ngân hàng bè bạn trong nước và quốc tế. Sự hợp tác trước hết là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển công nghệ, kỹ thuật, cùng chia sẻ những khó khăn. Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tài trợ xuất nhập khẩu, uỷ thác, thanh toán, bảo lãnh, và ngân hàng đại lý... Năm 1997, BIDV đã có quan hệ đại lý với 400 ngân hàng, đến nay đã lên đến gần 1000 đại lý.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1. Công tác huy động vn

Hiện nay, thị trường tiền tệ có nhiều khó khăn, phức tạp và cạnh tranh quyết liệt, BIDV đã chấp hành nghiêm túc các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nền vốn và tăng trưởng tốt hơn. Nguồn huy động đến cuối năm 2005 tăng 29,3% so với năm 2004, cao nhất trong 5 năm trở lại đây; chiếm 73,8% trên tổng tài sản. Thị phần huy động vốn của BIDV tính đến cuối năm 2005 so với tổng huy động vốn của ngành ngân hàng đạt 15,7%, tăng so với năm 2004.

Hình 2.4. Tiền gửi và các khoản phải trả khách hàng

2.1.3.2. Công tác tín dng

Cơ cấu tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm (hình 2.7). Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài tăng, chiếm 48% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể biểu hiện ở tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ đạt 66% và tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2005 là 3,2% (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).

Hình 2.6. Cơ cấu tín dụng

Công tác quản lý giới hạn tín dụng đối với các ngành kinh tế đã đạt được bước tiến quan trọng, giảm tỷ lệ cho vay xây lắp và đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, xuất nhập khẩu…

2.1.3.3. Hot động dch v

Với sự quyết tâm của toàn hệ thống, dịch vụ BIDV đã có nhiều khởi sắc, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán, bảo lãnh ngân quỹ, kinh doanh tiền tệ..., BIDV chú trọng nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Chỉ tiêu thu dịch vụ năm 2005 của BIDV tăng mạnh so với năm 2004, nhiều sản phẩm mới ra đời với chất lượng cao hơn và đáp ứng

Hình 2.7. Tăng trưởng thu dịch vụ ròng

Hot động thanh toán trong nước khởi sắc sau dự án hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo khả năng phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực thanh toán. BIDV đã xây dựng các chương trình, ứng dụng mới, thực hiện kết nối giữa một số chi nhánh của BIDV với các ngân hàng để phục vụ khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ, giảm chi phí cho toàn ngành.

Hot động thanh toán quc tế đã thực sự có những bước tiến đáng kể. Trung tâm tài trợ thương mại hoạt động với quy mô ngày càng lớn hơn, các sản phẩm thanh toán quốc tế đã được thay đổi và bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, an toàn hơn. Hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ được phân tích sâu trong phần dưới đây.

Hot động kinh doanh ngoi t tăng trưởng đều qua các năm. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2005 đạt 13,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 40% so với năm 2004. Ngân hàng thực hiện giao dịch với trên 15 loại ngoại tệ mạnh khác nhau nhằm đa dạng hóa ngoại tệ phục vụ khách hàng. Hoạt động mua bán buôn ngoại tệ được quản lý tập trung tại Hội sở chính theo đó các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện tại Hội sở chính. Hoạt động mua bán ngoại tệ lẻ phục vụ doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân được thực hiện tại các chi nhánh trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Hot động bo lãnh có sự tăng trưởng cả về doanh số và phí thu từ hoạt động bảo lãnh. Các loại hình bảo lãnh phát triển đa dạng, ngoài các loại hình truyền thống như bảo lãnh thi công, thực hiện hợp đồng, cam kết thanh toán L/C… BIDV còn chú trong đến loại hình bảo lãnh thanh toán trái phiếu… Trong năm qua, toàn hệ thống đã

khác nhau. Sản phẩm thẻ của BIDV ngày càng được bổ sung nhiều tiện ích hơn.

2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA BIDV 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ về phương thức tín dụng chứng từ của BIDV

Các nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nhằm hạn chế những rủi ro trong tác nghiệp, BIDV đã nhanh chóng ban hành những quy trình thanh toán thống nhất, áp dụng chung cho toàn hệ thống. Đây là việc hết sức quan trọng và cần thiết cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

2.2.1.1. Các quy định ca BIDV v phương thc thanh toán tín dng chng t

Trước đây, BIDV đã ban hành nhiều quy định về thanh toán quốc tế có phạm vi áp dụng trong toàn hệ thống. Sau dự án hiện đại hóa, BIDV đã ban hành Quy trình mới cho phù hợp. Mục đích chung của quy trình là thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại tất cả các chi nhánh BIDV, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn hệ thống. Ngoài ra, BIDV còn ban hành các văn bản như hướng dẫn kiểm tra chứng từ, quy định về chiết khấu chứng từ…

2.2.1.2. Gii thiu v quy trình nghip v thanh toán L/C

Quy trình thanh toán quốc tế quy định rõ các nghiệp vụ như phát hành thư tín dụng, thanh toán thư tín dụng trả ngay và trả chậm, bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, nhờ thu hàng nhập, thông báo thư tín dụng, nhờ thu hàng xuất, chiết khấu bộ chứng từ… (tham khảo tại phụ lục 6).

Nói tóm lại, để tìm hiểu các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán L/C và nguy cơ xảy ra các rủi ro đó tại BIDV, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ các khái niệm về tín dụng chứng từ và quy trình thanh toán. Trên đây là các lý luận về chung về phương thức tín dụng chứng từ và đặt biệt là quy trình thanh toán của BIDV.

2.8 3.8 3.4 4.2 6.45 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ USD

2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV

2.2.2.1. Tình hình hot động thanh toán quc tế (2001-2005)

Sự phát triển của ngành ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngành ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó, hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV trong những năm qua có sự tăng trưởng vượt bậc.

2.2.2.1.1. Doanh s thanh toán quc tế

Với mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng và ngày càng nhiều chi nhánh có thêm dịch vụ thanh toán quốc tế đã có tác động tích cực đến việc tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế. Tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế một phần là do kết quả từ chủ trương của BIDV về tăng trưởng hoạt động tín dụng về cho vay tài trợ thương mại đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2005, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tăng gần gấp ba lần so với 5 năm trước đạt gần 6,5 tỷ đô la Mỹ, với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đạt gần 24%/năm.

Hình 2.8. Doanh số thanh toán quốc tế

Trong tổng doanh số, tỷ trọng doanh số nhập khẩu tăng tưởng mạnh chiếm 64% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2001, đến năm 2005 tỷ trọng này là 72%. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số hàng nhập qua các năm đạt khoảng 28%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số xuất khẩu chậm hơn đạt 17%/năm, và tỷ trọng doanh số thanh toán hàng xuất giảm từ 36% năm 2001 xuống còn 28% năm 2005. Doanh số hàng nhập tăng mạnh đạt trên 146% so với năm trước.

Nhìn chung, hoạt động tài trợ nhập khẩu đạt hiệu quả hơn tài trợ hàng xuất. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn và chiếm tỷ trọng lớn

Hình 2.9. Tỷ trọng doanh số thanh toán hàng nhập và xuất khẩu Nhập 64% Xuất 36% Năm 2001 Nhập 72% Năm 2005 Xuất 28%

Với công nghệ hiện đại hơn và chất lượng của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV càng được nâng cao. Bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất, hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nước về hoạt động tại BIDV càng nhiều. Liên tục nhiều năm, BIDV được các ngân hàng Mỹ đánh giá là ngân hàng đại lý có chất lượng điện giao dịch tốt nhất tại Việt Nam.

2.2.2.1.2. Thu phí dch v thanh toán quc tế

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ không những làm tăng trưởng về doanh số hoạt động, mà thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế trong 5 năm qua cũng tăng trưởng không ngừng. Trọng tâm phát triển của BIDV trong trong giai đoạn tới là chú trọng vào phát triển dịch vụ, mà nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế. Tỷ trọng thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế bình quân chiếm từ 20-25% trong tổng thu phí dịch vụ của BIDV.

Hình 2.10. Cơ cấu doanh số thu phí dịch vụ năm 2005

Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tăng trưởng theo nhịp độ của doanh số. Có thể thấy khoản phí thu được từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm, đến năm 2005 khoản phí thu được trên 75 tỷ đồng, gấp 2 lần so với 37 tỷ đồng năm 2001.

2001 2002 2003 2004 2005

T

BIDV đã sử dụng chương trình dành riêng cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế với điểm nổi bật là các chi nhánh giao dịch trực tuyến, không phải xử lý qua trung tâm làm cho quá trình thực hiện giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Chương trình tập trung tất cả các dữ liệu tại hội sở chính, là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị điều hành của hội sở chính và cập nhật thông tin của toàn hệ thống chính xác kịp thời. Chương trình cũng được bổ sung nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại để phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh về thanh toán quốc tế của BIDV.

2.2.2.2. T trng hot động thanh toán quc tế ca các chi nhánh

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, số lượng các chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế cũng gia tăng nhanh chóng. So với số lượng 39 chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế vào năm 2001, sau 5 năm con số này đạt đến 70 chi nhánh. Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV không những tăng trưởng về doanh số mà số lượng chi nhánh có loại hình dịch vụ này.

Hình 2.12. Số lượng chi nhánh hoạt động Thanh toán quốc tế

39 42 52

60 70

2001 2002 2003 2004 2005

Trước đây, các hoạt động thanh toán quốc tế đều thực hiện chủ yếu thông qua Hội sở chính. Thời điểm năm 2002 trở về trước, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế qua Hội sở chính chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 20%) trong hệ thống BIDV. Ngoài một số chi nhánh lớn được phép giao dịch trực tiếp như Sở Giao dịch 1 chiếm khoảng 17% doanh số, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 16%, Chi nhánh Hà Nội chiếm 7%..., hầu hết các chi nhánh còn lại đều phải giao dịch thông qua Hội sở.

Từ khi hiện đại hóa, tất cả các chi nhánh đều sử dụng chương trình mới, Hội sở chính chỉ đóng vai trò quản lý chi nhánh và các hoạt động hỗ trợ cho các chi nhánh nhỏ đều thông qua Trung tâm tài trợ thương mại thuộc Ban kinh doanh đối ngoại. Với số lượng chi nhánh hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng nhiều làm cho tỷ trọng doanh số của các chi nhánh lớn giảm đáng kể, Sở giao dịch 1 chỉ chiếm khoảng 8%, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 8,5%, Chi nhánh Hà Nội là 2%...

2.2.2.3. Tình hình thanh toán bng phương thc L/C

Nếu như phương thức thanh toán khác đều có bất lợi cho một phía là người mua hoặc người bán và ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều tính năng ưu việt hơn và ngân hàng đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn cho cả bên người mua lẫn người bán. Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được ngày càng

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 28 -50 )

×