Rủi ro do ngân hàng phát hành bị phá sản

Một phần của tài liệu Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48)

Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều tùy thuộc vào thiện chí của ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu. Mặc dù theo UCP500, ngân hàng phát hành chỉ từ chối thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp ngân hàng phát hành từ chối thanh toán do nhà nhập khẩu không thiện chí thanh toán hoặc ngân hàng phát hành gặp khó khăn. Theo điều khoản chiết khấu của UCP500, ngân hàng chiết khấu được phép truy đòi lại nhà xuất khẩu, nhưng nếu nhà xuất khẩu không đủ khả năng hoàn trả thì ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro.

Đánh giá về loại rủi ro này, đa số các chi nhánh đều cho rằng khả năng xảy ra cho ngân hàng chiết khấu là không lớn. Kết quả khảo sát ở câu 11 cho thấy với tổng số điểm 103, loại rủi ro này cũng có khả năng xảy ra đối với BIDV khi chiết khấu chứng từ hàng xuất cho khách hàng. Theo quy trình chiết khấu bộ chứng từ của BIDV, ngoài yêu cầu về hạn mức chiết khấu đối với doanh nghiệp xuất khẩu, các chi nhánh phải xem xét đến yếu tố uy tín thanh toán của ngân hàng mở. Những chỉ tiêu đánh giá ngân hàng phát hành là những tiêu chí tham khảo và chưa quy định điều kiện cụ thể như tình hình tài chính, đánh giá của các tổ chức tài chính thế giới về mức độ uy tín thanh toán... Như vậy, có thể thấy quy trình chiết khấu chứng từ L/C hàng xuất của BIDV tương đối giảm bớt rủi ro gây ra từ phía ngân hàng mở nhưng không phải an toàn tuyệt đối cho ngân hàng chiết khấu.

Một phần của tài liệu Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)