CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Quy trình thực hiện kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa cán cân ngân
cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai / cán cân thƣơng mại tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013
Bước 1: Đầu tiên tôi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị unit root test bằng cả ba phương pháp ADF, PP, KPSS để xem các chuỗi dữ liệu được dùng trong nghiên cứu có dừng hay khơng.
Bước 2: Sau khi tiến hành khi tiến hành kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu chúng tôi tiến hành kiểm định nhân quả Granger thông qua các bước sau:
Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mơ hình Granger. Nếu chuỗi dữ liệu của tất cả các biến là dừng thì ta tiến hành lựa chọn độ trễ cho hai cặp biến GB và CA, GB và TB. Nếu có biến nào khơng dừng thì ta lấy sai phân cho biến đó rồi tiến hành lựa chon độ trễ tối ưu. Ví dụ: Biến GB có dạng chuỗi là I(1), CA và TB có dạng chuỗi là I(0) thì ta tiến hành lựa chọn độ trễ cho hai cặp biến D(GB) và CA, D(GB) và TB.
Tiếp theo, chúng ta tiến hành kiểm định nhân quả Granger cho hai cặp biến cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai, cán cân ngân sách và cán cân thương mại.
Để đảm bảo mơ hình VAR được sử dụng trong kiểm định nhân quả Granger là phù hợp tôi tiến hành kiểm định tính dừng cho phần dư của tất cả các biến trong mơ hình bằng phương pháp ADF test. Nếu tất cả các phần dư đều dừng thì mơ hình VAR được sử dụng là phù hợp.
Cuối cùng tôi thực hiện kiểm định Impulse Response và kiểm định Variance Decomposition để xem xét một các chi tiết mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai / cán cân thương mại.
Bước 3: Cuối cùng, tôi thực hiện kiểm định nhân quả theo Toda – Yamamoto (1995) với các bước đã được trình bày ở phần trên để so sánh, đối chiếu với phương pháp Granger truyền thống từ đó rút ra kết luận thích hợp.