Mối quan hệ giữa cán ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ nghèo và cận nghèo tại nông thôn việt nam (Trang 40 - 47)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mối quan hệ giữa cán ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam

Nam giai đoạn 1996 - 2001

Vào năm 1996, hòa cùng xu hướng của thế giới nhu cầu hội nhập kinh tế của nước ta ngày càng sâu rộng do đó nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngồi khơng ngừng gia tăng và các hoạt động giao thương mậu dịch cũng nhiều hơn, vì thế cán cân tài khoản vãng lai có xu hướng thâm hụt ngày càng lớn. Mức độ thâm hụt tài khoản đạt 8,2% vào năm 1996. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt trên là do nhu cầu nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu xuất phát từ nhu cầu đầu tư lớn của nền kinh tế. Nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, dây chuyền sản xuất và hàng hóa ngày càng gia tăng trong khi xuất khẩu của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ mới chập chững bước đầu vươn ra tìm kiếm thị trường thế giới.

Bên cạnh tình trạng gia tăng thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai thì cán cân ngân sách mặc dù vẫn thâm hụt nhưng có những bước cải thiện đáng kể. Cuối năm 1996, Việt Nam có mối quan hệ giao thương với trên 120 nước, kim ngạch ngoại thương gia tăng nhanh chóng. Nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới đã dành cho Việt Nam những khoảng viện trợ khơng hồn lại, những khoản cho vay, những khoản đầu tư để phát triển kinh tế. Điều này góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và tình trạng thâm hụt ngân sách cũng được cải thiện đáng kể.

Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh do thành quả của quá trình hội nhập mang lại thì nền kinh tế nước ta bắt đầu vấp phải những khó khăn trong giai đoạn 1997 - 2000 do cuộc khủng hoảng các nước Đông Nam Á 1997 mang lại. Những thành quả do những đổi mới kinh tế để thích ứng với nhu cầu hội nhập khơng cịn hiệu quả, tăng trưởng kinh tế chậm lại và tăng trưởng của các ngành cũng giảm mạnh. Tiêu dùng giảm mạnh ở cả hai khu vực: tiêu dùng nội địa và tiêu dùng tư nhân. Nhu cầu đầu tư ở hầu hết các khu vực đều giảm nhanh và mạnh. Đầu tư ở khu vực tư nhân và nhà nước giảm mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm rất nhanh và liên tục.

Đầu tư nước ngoài giảm sút nghiêm trọng điển hình là vào năm 1999 chỉ có 298 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn khoảng 1548 tỷ USD. Với nổ lực cải thiện tình trạng giảm sút cốn đầu tư nước ngồi, chính phủ thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Cơng tác giả ngân ODA và thu hút đầu tư đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn 1993 -1990. Việt Nam đã giải ngân được khoảng 6,3 tỷ USD, chiếm 40% nguồn ODA đã cam kết.

Bên cạnh những sụt giảm của tiêu dùng và đầu tư thì tình trạng sa sút của các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề tham ơ, tham nhũng, lãng phí chi tiêu công là những lực cản mà chúng ta đang vấp phải. Đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế các nước Đông Nam Á cũng là một nhân tố quan trọng làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1997 – 2000.

Sau đây chúng ta tiến hành phân tích tình trạng của cán cân ngân sách giai đoạn 1996 -2001. Đầu tiên, chúng ta tiến hành xem xét các khoản thu ngân sách trong giai đoạn này. Dưới tác động của hội nhập kinh tế, nền kinh tế Việt Nam có những tăng trưởng đáng kể vì vậy các khoản thu ngân sách cũng gia tăng. Tăng trưởng nguồn thu hàng năm trung bình trên 14%. Tuy nhiên, tăng trưởng nguồn thu trong giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào các khoản xuất khẩu dầu thô và thuế tiêu thụ xăng dầu. Do đó, nguồn thu ngân sách Việt Nam trong giai đoạn này rất nhạy cảm với các biến động của giá dầu.

Về phía chi ngân sách. trong giai đoạn này chi ngân sách Việt Nam gia tăng đáng kể với mức tăng trung bình hang năm gần 16%, trong đó chi đầu tư phát triển tăng đáng kể gần 20%. Các khoản chi ngân sách trong giai đoạn này chủ yếu là chi cho đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu hội nhập với nền kinh tế thế giới. Khi khủng hoảng kinh tế các nước Đông Nam Á diễn ra vào năm 1997 thì các khoản chi chủ yếu hướng vào mục tiêu kích thích nền kinh tế, giảm tác động của khủng hoảng.

Sau khi tiến hành phân tích thực trạng thu, chi ngân sách giai đoạn 1996 – 2001, chúng ta thấy rằng: thâm hụt ngân sách trong giai đoạn này ở mức kiểm soát được. Thâm hụt ngân sách thấp nhất là 0.32% và cao nhất là 5,38%, mức thâm hụt ngân sách tính trung bình thấp hơn 5%. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Hình 4.2. Thâm hụt ngân sách giai đoạn 1996 -2001

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Về phía cán cân tài khoản vãng lai, trong giai đoạn đầu từ 1996- 1998, kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ khoảng 0.9%. Tuy nhiên, từ năm 1999 trở đi dưới dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế các nước Đông Nam Á, xuất khẩu năm 1999 tăng 23,1% so với năm 1998. Tốc độ tăng trưởng thương mại tăng cao, các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta như gạo và dầu thô gia tăng mạnh mẽ.

-6.00% -5.00% -4.00% -3.00% -2.00% -1.00% 0.00% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Thâm hụt ngân sách/GDP Thâm hụt ngân sách/GDP

Bên cạnh đó, chính phủ cũng áp dụng các chính sách để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu như: khuyến khích các doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu, đơn giản hóa các quy định thủ tục cấp phép, hải quan, quota, hỗ trợ vốn, giảm lãi suất cho hoạt động xuất khẩu, nổ lực tìm ra các mặt hàng mới và thị trường mới …Do đó dưới tác động phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, cán cân tài khoản vãng lai có những cải thiện đáng kể. Đặc biệt từ năm 1999- 2001, cán cân tài khoản vãng lai thăng dư và mức độ thặng dư lớn nhất là 4.1%.

Hình 4.3. Thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 1996 – 2001

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua q trình phân tích ở trên chúng ta thấy rằng: trong giai đoạn 1996 - 2001, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai diễn biến theo xu hướng trái ngược nhau. Trong khi, cán cân tài khoản vãng lai được cải thiện thì cán cân ngân sách lại có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.

4.2. Mối quan hệ giữa cán ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006 Nam giai đoạn 2002 - 2006

Vào năm 2004 sau thời gian tăng trưởng nóng của nền kinh tế, nước ta bắt đầu tồn tại dấu hiệu lạm phát vượt khỏi tầm kiểm sốt. Do đó, để kiềm chế lạm phát

-10.00% -8.00% -6.00% -4.00% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP

Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP

chính phủ sử dụng các cơng cụ tài chính để điều chỉnh như: tiết kiệm chi tiêu chính phủ, cắt giảm chi phí sản xuất, hạn chế các mặt hàng do Nhà nước quản lý, hạn chế điều chỉnh lương tối thiểu … Mặt khác, chính phủ chỉ áp dụng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà không áp dụng thêm công cụ nào khác của chính sách tiền tệ.

Trong năm 2005, Việt Nam lần đầu tiên phát hành 750 triệu USD công trái chính phủ ra thị trường thế giới. Điều này góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới và góp phần cải thiện thâm hụt ngân sách. Đồng thời tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước.

Vào cuối năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, trong đó Luật Đầu tư (chung) và Luật Doanh nghiệp ( thống nhất) đóng vai trị quan trọng. Điều này có tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh đó nước ta cũng ký kết các hiệp định song phương và đa phương trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Tất cả những điều này góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ.

Dưới những nổ lực của chính phủ trong tiến trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể. Đáp lại những cải cách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi của chính phủ, FDI khơng ngừng gia tăng và có những đóng góp đáng kể, khẳng định vai trị của mình trong tiến trình hội nhập. Năm 2005, Khu vực FDI đóng góp 15,9% GDP, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 57,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách chiếm 12% trong tổng thu ngân sách. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng rất mạnh, tăng 21,6% so với năm 2004 và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2004 (17.8%).

Tất cả những thành tựu đạt được vào năm 2005 đã có những đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 8,4% cao hơn cả 7,8% vào năm 2004. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 7 năm qua kể từ năm 1997. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ đứng hàng thứ hai sau Trung Quốc vào năm 2005.

Năm 2006, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn được duy trì ở mức cao nối tiếp thành quả mà năm 2005 mang lại. Dưới sự phục hồi của ngàng dệt may đã đóng góp đáng kể cho hoạt động xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm hoạt động xuất khẩu tăng 24%. Mặc dù, hoạt động nhập khẩu năm 2005 cũng gia tăng, chủ yếu là nhập khẩu máy móc trang thiết bị nhưng tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu lại giảm do giá thế giới đáng giảm đáng kể.

Những thành tựu do hoạt động xuất khẩu mang lại giai đoạn này chủ yếu do nhiều nguyên nhân gộp lại. Đầu tiên, sự phục hồi của nền kinh tế các nước Đông Nam Á sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đơng Nam Á 1997 do đó nhu cầu nhập khẩu của các nước gia tăng, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Vì thế, hoạt động xuất khẩu của nước ta gia tăng trong giai đoạn này chủ yếu là ở các nước ASEAN, Nhật Bản, Úc. Thứ hai, trong giai đoạn đầu 1996 – 2001 hoạt động xuất khẩu nước ta chỉ mới chập chững bước ra thị trường thế giới thì trong giai đoạn này các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã phần nào gây dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường thế giới. Thứ hai, chính phủ thực hiện các chính sách nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu như: hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng đa dạng về hình thức và hiệu quả hơn, cơ chế điều hành xuất khẩu ngày càng thơng thống, vai trị quả lý của nhà nước cũng được nâng cao thể hiện ở việc kịp thời tháo gỡ những khó khăn tạo điều kiện tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu.

Hình 4.4. Thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 2002 – 2006

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

-6.00% -4.00% -2.00% 0.00%

2002 2003 2004 2005 2006

Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP

Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP

Sau đây tơi tiến hành phân tích thực trạng cán cân tài khoản vãng lai trong giai đoạn 2002 – 2006. Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu tăng đáng kể dưới tác động của sự phục hồi kinh tế sau hậu khủng hoảng kinh tế các nước Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, những cải cách nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của chính phủ trong giai đoạn này cũng có tác động tích cực cho xuất khẩu. Về phía nhập khẩu, nhập khẩu trong giai đoạn này chủ yếu là nhập khẩu máy móc, các trang thiết bị, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu lại giảm do giá thế đang giảm đáng kể. Do đó, với sự gia tăng của xuất khẩu khẩu và suy giảm trong tốc độ nhập khẩu dẫn đến thâm hụt thương mại giảm mạnh kéo theo sự suy giảm của thâm hụt tài khoản vãng lại

Về phía cán cân ngân sách, thâm hụt ngân sách vẫn tiếp tục gia tăng trong giai đoạn này. Trong năm 2006, nguồn thu trong nước đạt 132.000 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là khoảng 294.400 tỷ đồng (tăng 28% so với dự toán năm 2005). Như vậy, Thâm hụt Ngân sách của Việt Nam vào khoảng 48.500 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2005, tuy nhiên vẫn ở mức 5% GDP của năm 2006.

Hình 4.5. Thâm hụt ngân sách giai đoạn 2002 - 2006

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tóm lại, trong giai đoạn 2002 – 2006, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục có mối quan hệ ngược chiều nhau. Mặc dù, thâm hụt tài

-5.00% -4.90% -4.80% -4.70% -4.60% 2002 2003 2004 2005 2006 Thâm hụt ngân sách/GDP Thâm hụt ngân sách/GDP

khoản vãng lai được cải thiện đáng kể thì thâm hụt ngân sách lại tiếp tục gia tăng liên tục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ nghèo và cận nghèo tại nông thôn việt nam (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)