Đặc điểm tự nhiên của huyện Bến Lức, tỉnh LongAn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng chuyên ngành công nghệ giống cây trồng chọn giống lúa thơm năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với xã thanh phú, huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 30 - 32)

1.9.1 Khí hậu

Huyện Bến Lức có khí hậu nhiệt đời gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh

năm. Lượng mưa khá lớn và phân bổ theo mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm

của huyện là 1.625 mm nhưng phân bổ không đều theo năm. Mưa tập trung từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm 85% tổng lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại

là mùa khơ, mưa ít, lượng mưa chiến 15% tổng lượng mưa cả năm. Chế độ mưa tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Phần lớn huyện Bến Lức

sản xuất hai vụ lúa/năm; vụ hè thu sử dụng giống ngắn ngày năng suất cao, vụ

Đông xuân sản xuất lúa đặc sản. (http://vi.wikipedia.org)

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.630 giờ, trung bình ngày 7,2 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3, khoảng 267 giờ, tháng 8 có số giờ nắng ít nhất khoảng 189 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C. Độ

ẩm khơng khí trung bình hàng năm 82,79% (http://vi.wikipedia.org/)

1.9.2 Đất

Đất đai tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28,579 ha, trong đó đất nơng

nghiệp chiếm 76,8%. Trên địa bàn huyện Bến Lức có 14 loại đất, nhưng chủ yếu là các loại đất phèn, đất phù sa. (http://vi.wikipedia.org/).

Đất phèn: Với diện tích 15166,3 ha chiếm 53,4% diện tích tồn huyện, chủ yếu

tại các xã Thạnh Hoà, Thạnh Lợi, Tân Hoà, Lương Bình, Bình Đức... Nồng độ độc tố rất cao Cl-, SO2-4, Al3+, Fe3+. Muốn sử dụng tốt loại đất này hệ thống kênh

mương cần phải hoàn chỉnh và riêng biệt.

Đất phù sa: Với diện tích 9867,6 ha chiếm tỷ lệ 34,47% diện tích tồn huyện, chủ

yếu tại các xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Thạnh Phú, Nhựt Chánh. Đất phù sa là loại đất tốt cho năng suất luá cao, đặc sản và nhiều vụ trong năm.

Đất xám: Chiếm tỷ lệ nhỏ cỡ 2,43%, phân bố ở địa hình cao, thích hợp với cây

màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhìn chung, tài ngun đất của huyện Bến Lức có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng cịn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.9.3 Nguồn nước

Bến Lức có 2 nguồn nước chính. Nước mặt có được nhờ vào các sơng rạch và

nước mưa. Lượng mưa hàng năm lớn nhưng lại trùng vào mùa lũ của sơng

MeKơng nên thường xảy ra tình trạng ngập úng. Ngược lại vào mùa khô lượng

mưa thấp và nhiễm mặn nên canh tác nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước ngầm được phân bổ ở độ sâu 230-270 m với hàm lượng sắt cao 4 – 15 mg/lít. ((http://vi.wikipedia.org/).

1.9.4 Cơ cấu giống

Diện tích canh tác lúa mùa 7ha, sử dụng 2 giống lúa mùa là: Nàng Thơm và Tài Nguyên.

Vụ Hè-thu có diện tích canh tác 4938 ha, các giống canh tác gồm các giốnglúa ngắn ngày như: Nàng Hoa, OM 4900, OM 6162, OM 6600, OM 4218, OM 6976, OM 7347, OM 6932, OM 8017, OM 6905 và nếp IR 4625.

Vụ Thu-Đơng có diện tích canh tác 4996 ha, vào vụ này xuống giống gồm các giống như: Nàng Hoa, OM 4900, OM 6162, OM 6600...

Vụ Đơng-Xn sớm có diện tích xuống giống 1760 ha, sử dụng các giống lúa

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng chuyên ngành công nghệ giống cây trồng chọn giống lúa thơm năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với xã thanh phú, huyện bến lức, tỉnh long an (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)