CHƢƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.2.6. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và độ ác tính khố iu
Trong nghiên cứu trên 65 bệnh nhân của chúng tôi, kết quả cho thấy, có tới 81,5% số bệnh nhân có giải phẫu bệnh đƣợc xếp loại độ ác tính thấp, và có
18,5% số bệnh nhân có giải phẫu bệnh đƣợc xếp loại độ ác tính cao. Tỉlệ đột biến gen KRAS ở nhóm độ ác tính cao lớn hơn tỉ lệ đột biến gen KRAS ở nhóm có độ ác tính thấp, tuy nhiên sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê với p = 0,77. Khơng có sự khác biệt giữa tỉ lệ đột biến codon 12 exon 2 gen KRAS ở nhóm độ ác tính cao và ở nhóm có độ ác tính thấp với p = 0,210. Tỉ lệ đột biến codon 13 exon 2 gen KRAS ở nhóm độ ác tính cao lớn hơn tỉ lệ đột biến gen KRAS ở nhóm có độ ác tính thấp, tuy nhiên sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê, p = 0,35.
Tác giả Lê Văn Thiệu (2013) cũng nghiên cứu trên 79 bệnh nhân ung thƣ đại trực tràng, khi phân tích tỉ lệ đột biến gen KRAS theo độ ác tính, tác giả cho thấy với khối u có độ ác tính thấp có 34 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ 73,9%; với khối u có độ ác tính cao có 12 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ 26,1%, sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [104]. Trong nghiên cứu Nguyễn Kiến Dụ và cộng sự đột biến gen KRAS, BRAF ở nhóm biệt hóa cao là 40,0% (6/15), biệt hóa vừa là 35,3% (42/119), biệt hóa thấp là 9,1% (1/11). Đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan với phân độ mô bệnh học (P > 0,05) [157].
Theo Wenbin Li và CS (2015) nghiên cứu trên 761 bệnh nhân UTĐTT, trong đó có 618 bệnh nhân có độ ác tính thấp và 143 bệnh nhân có độ ác tính cao. Khơng có sự khác biệt giữa tỉ lệ đột biến gen KRAS ở nhóm bệnh nhân có độ ác tính thấp vàtỉ lệ đột biến gen KRAS ở nhóm bệnh nhân có độ ác tính cao (35,8% so với 30,8%, p = 0,26). Khi tác giả tiến hành phân tích dƣới nhóm, kết quả cũng khơng có sự khác biệt. Cụ thể, tỉ lệ đột biến codon 12 exon 2 gen KRAS ở nhóm BN có độ ác tính thấp là 28,5% (176/618 BN), và ở độ ác tính cao là 20,3% (29/143 BN); sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p = 0,14. Tƣơng tự nhƣ vậy, tỉ lệ đột biến codon 13 exon 2 gen KRAS ở nhóm BN có độ ác tính thấp là 7,3% (45/618 BN), và ở độ ác tính cao là 10,5% (15/143 BN); sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p = 0,26 [16].
Nhƣ vậy, các tác giả đều thống nhất, độ ác tính của khối u chƣa có mối liên quan tới tình trạng đột biến gen KRAS.
4.2.7. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và nồng độ CEA
Carcino Embryon Antigen (CEA) là một kháng nguyên ung thƣ hay tăng trong ung thƣ đại trực tràng. CEA thƣờng đƣợc dùng để tiên lƣợng, cũng nhƣ theo dõi kết quả điều trị. Li W và cộng sự nghiên cứu trên 945 bệnh nhân ung thƣ đại trực tràng, khảo sát mối liên quan của đột biến gen KRAS với nhiều đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thƣđại trực tràng. Tác giả ghi nhận, chỉ điểm khối u CEA và CA199 có liên quan đến tỉ lệ đột biến KRAS, nồng độ CEA > 5 ng/ml và nồng độ CA19.9 > 37 UI/mL tăng tỉ lệ đột biến KRAS lên 2,34 và 2,83 lần với p lần lƣợt là 0,02 và 0,004 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [161].
Tuy nhiên, tác giả Lê Văn Thiệu lại chƣa thống nhất với kết quả của Li và CS. Nghiên cứu trên 79 bệnh nhân UTĐTT, kết quả cho thấy khơng có mối liên quan giữa nồng độ CEA và tình trạng đột biến gen KRAS [104].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tƣơng tự với tác giả Lê Văn Thiệu. Để khảo sát mối liên quan của CEA với tình trạng đột biến KRAS, chúng tơi so sánh nồng độ CEA ở 2 nhóm bệnh nhân có và khơng có đột biến gen KRAS, kết quả cho thấy: khơng có sự khác biệt giữa nồng độ CEA ở các bệnh nhân có và khơng có đột biến gen KRAS với p > 0,05. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Kiến Dụ cũng không cho thấy mối liên quan giữa ồng độ CEA và tình trạng đột biến gen [157].
Theo chúng tơi có lẽ nồng độ CEA thƣờng tăng khi UTĐTT đã ở giai đoạn muộn, trong khi đó sự đột biến gen KRAS dƣờng nhƣ xảy ra ngay từ khi cịn rất sớm trƣớc khi có sự hình thành u tuyến rồi sau đó dƣới tác động của các yếu tố khác thì các tế bào UT mới hình thành. Vì vậy, khơng có mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với nồng độ CEA ở BN UTĐTT.