CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆ Ụ
1.4. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC
BỘ Y TẾ CƠ SỞ VỀ XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.4.1. Mơi trường chính sách
THA và ĐTĐ nói riêng và một số BKLN nói chung tại Việt Nam là một vấn đề ưu tiên, do vậy, có rất nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý đểtăng cường năng lực nhân viên y tế và quản lý BKLN tại y tế cơ sở như: Quyết
định 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủtướng chính phủ Quyết
định Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN khác giai
đoạn 2015-2025; và Quyết định 4299/QĐ-BYT ngày 9 tháng 8 năm 2016 của Bộtrưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án chủđộng dự phịng, phát hiện sớm, chẩn
đốn, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN khác, giai đoạn 2016-2020.
Trước đó, Việt Nam cũng rất chú trọng đến xây dựng và ban hành chính sách phịng, chống BKLN: Chương trình phịng, chống BKLN của BYT
theo QĐ số 77/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; QĐ 172/2008/QĐ- TTg ngày 19/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung QĐ số 108/2007/QĐ-TTg: phê duyệt Dự án phòng, chống THA, ĐTĐ; QĐ 2331/2010/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của TTCP về việc phê duyệt chương
trình mục tiêu quốc gia năm 2011 về phòng, chống các BKLN; QĐ 1208/2012/QĐ-TTg ngày 4/9/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
chương trình mục tiêu y tế quốc gia giai đoạn 2012-2015; Quyết định số2054/QĐ
- TTg (2013) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án “Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế”; Quyết định số2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020.
1.4.2. Một số hướng dẫn, tài liệu, chương trình đào tạo (liên tục) về phịng, chống bệnh khơng lây nhiễmcho cán bộ y tế xã. phịng, chống bệnh khơng lây nhiễmcho cán bộ y tế xã.
1.4.2.1. Tại Việt Nam
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2919/QĐ-BYT ngày 06 tháng 8 năm 2014 “Tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại TYT
xã, phường”. Tuy nhiên, chưa có chương trình đào tạo về xử trí THA và ĐTĐ
cho y tế cơ sở nói chung và trạm y tế xã nói riêng. Tùy theo nhu cầu của địa
phương sẽ xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn quy trình lâm sàng chẩn đốn và điều trị đái tháo đường tuýp 2 ban hành theo quyết định 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 và quyết định 3798/QĐ-BYT ngày 21/8/2017; Quyết định 3912/QĐ-BYT
ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp; Quyết định 3879/QĐ-BYT ngày 30 tháng 9 năm 2014
của Bộtrưởng Bộ y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa”; Thơng tư 43/TT-BYT, ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế ban hành “Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Do vậy việc phát triển một chương trình và tài liệu đào tạo về xử trí THA và ĐTĐ dành cho
CBYT xã là cần thiết.
1.4.2.2. Tại Hịa Bình
Báo cáo kết quả thực hiện Dự án phịng chống THA của tỉnh Hịa Bình cho biết, hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến đã được xây dựng và triển khai vào năm 2012, 2013. Trước khi có chương trình đào tạo cụ thể, tỉnh đã tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn và thành lập nhóm giảng viên đảm bảo có đủ chun mơn và kinh nghiệm giảng dạỵ Cụ thể, vào năm 2012, tỉnh đã tổ chức đào tạo cho cán bộ y tế thông qua 2 đợt:
+ Đợt 1: Tổ chức 14 lớp đào tạo cho 284 cán bộ y tế tại bệnh viện đa
khoa huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện thành phố và trạm y tế xã về Hướng dẫn triển khai các hoạt động của Dựán; Đào tạo về chẩn đoán, điều trị
THA và các biến chứng của THA; Truyền thơng giáo dục sức khỏe phịng, chống THA; Hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát và báo cáo dự án.
+ Đợt 2: Tổ chức 02 lớp đào tạo cho 40 lượt cán bộ của bệnh viện đa
khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa huyện thành phố về hướng dẫn chẩn đoán và đọc điện tâm đồ, chẩn đoán các tăng gánh buồng tim, chẩn đoán các rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn nhịp thất và thực hành tại khoa khám bệnh cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Hịa Bình, hoạt động đào tạo còn một số tồn tại như đào tạo chưa xác định nhu cầu cho từng nhóm đối
tượng, chưa chú trọng đến các kỹ năng thiếu hụt để thực đào tạo, thời gian