Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 56 - 91)

STT Biến Dấu kỳ vọng Kết quả

nghiên cứu

Mức ý nghĩa

1 SIZE - + Khơng có ý nghĩa

2 NPL - - 1%

3 CR + + 1%

4 LID + + 1%

6 LTD + + 1%

7 NONI - - 5%

8 RESER + + Khơng có ý nghĩa

9 OPEA + + Khơng có ý nghĩa

10 CR4 - - 10% 11 SD + - Khơng có ý nghĩa 12 INF + + 1% 13 GDPG - - 10% 14 SMC + + 1% (Nguồn: Tác giả tổng hợp) KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày về kết quả nghiên cứu dựa trên mơ hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu đã được trình bày tại chương 3 của bài luận văn. Theo kết quả nghiên cứu, các biến có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (CR), tỷ lệ tài sản thanh khoản (LID), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (ETA), tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LTD), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (NONI), mức độ tập trung của ngành (CR4), tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng GDP (GDPG), quy mơ vốn hóa thị trường chứng khốn (SMC). Qua đó, cho ta thấy mức độ tác động của các nhân tố đến tỷ suất lãi cận biên, là cơ sở để tác giả đưa ra các kiến nghị về chính sách, giải pháp dành cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách tại chương 5 của luận văn.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra kết luận từ những kết quả nghiên cứu đã được đề cập tại chương 4 và đề xuất một số kiến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách.

5.1 Kết luận

Luận văn thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biêncủa các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Các nhân tố nghiên cứu được phân thành ba nhóm chính: nhóm nhân tố thể hiện đặc điểm chuyên biệt của ngân hàng, nhóm nhân tố thể hiện đặc trưng của ngành ngân hàng, nhóm nhân tố thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nhóm nhân tố thể hiện đặc điểm chuyên biệt của ngân hàng thì các nhân tố như tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tỷ lệ tài sản thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi có tác động cùng chiều với tỷ suất lãi cận biên của ngân hàng và ngược lại, các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thu nhập rịng ngồi lãi trên tổng tài sản có tác động nghịch chiều với tỷ suất lãi cận biên. Đối với nhóm nhân tố thể hiện đặc trưng của ngành ngân hàng, nhân tố thể hiện mức độ tập trung của ngành có tác động ngược chiều với tỷ suất lãi cận biên cho thấy mức độ tập trung của ngành càng gia tăng thì tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng càng thấp. Nhóm nhân tố thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mơ cũng có tác động đáng kể đến tỷ suất lãi cận biên của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng cùng với mức lạm phát được kiềm chế thì tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng có xu hướng giảm. Kết quả nghiên cứu của cho thấy nhân tố thể hiện mức độ phát triển của thị trường chứng khoán có tác động cùng chiều với tỷ suất lãi cận biên cho thấy mối quan hệ hỗ trợ của thị trường chứng khoán đối với ngành ngân hàng.

5.2 Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đã trình bày tại mục 5.1 của bài luận văn, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm sốt tỷ lệ thu lãi cận biên của ngân hàng.

5.2.1 Đối với các nhà quản trị ngân hàng

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ln là mục tiêu quan trọng nhất. Do đó, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam luôn muốn tăng tỷ suất lãi cận biên do nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị với các nhà quản trị ngân hàng như sau.

Đầu tiên, các ngân hàng cần chú trọng hoạt động hiệu quả trong hoạt động cấp

tín dụng của ngân hàng bằng cách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý, kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đồng thời kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng, các ngân hàng thương mại cổ phần có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ nhân viên trong hoạt động tín dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn sai phạm kịp thời.

- Đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế quản trị tín dụng rủi ro tín dụng theo Hiệp ước quốc tế Basel II.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng để kiểm soát, giảm thiểu những rủi ro xảy ra do gian lận.

- Đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng cách phối hợp với khách hàng quá hạn nợ để thực hiện cơ cấu, gia hạn thời gian trả nợ hoặc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Mặt khác, các ngân hàng có thể xem xét giảm lãi suất đối với các khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng có thiện chí trả nợ, có khả năng cải thiện hoạt động kinh doanh hoặc thu nhập để khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó, các

ngân hàng cần tăng cường trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và sử dụng các khoản dự phòng để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, các ngân hàng có thể xem xét đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản để

cải thiện tỷ suất lãi cận biên của ngân hàng, vì khi tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tăng thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng đối mặt sẽ giảm, do đó, các ngân hàng sẽ khơng phải chịu áp lực từ việc huy động vốn từ các nguồn có chi phí cao.Tuy nhiên, nếu tài sản thanh khoản chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì các tài sản thanh khoản hầu hết đều có khả năng sinh lời thấp. Do đó, các ngân hàng cần xây dựng cơ cấu tài sản hợp lý dựa trên cơ cấu vốn mục tiêu của ngân hàng.

Thứ ba, các nhà quản trị cần chú trọng việc tăng vốn chủ sở hữu để gia tăng tỷ

suất lãi cận biên, đồng thời, giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong giai đoạn hội nhập tài chính sâu rộng như ngày nay do các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn sẽ không phải chịu áp lực trong hoạt động huy động vốn để đảm bảo đáp ứng theo quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn cũng như có thể phịng ngừa các rủi ro có thể xảy ra, do đó, các ngân hàng có thể huy động vốn với chi phí thấp hơn.

Thứ tư, đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nguồn thu từ hoạt động

tín dụng là nguồn thu chủ yếu. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại có tiềm ẩn nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều vào điều kiện của nền kinh tế. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động quá lớn có thể làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, các nhà quản trị cần chú trọng đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoài các sản phẩm huy động và cho vay truyền thống như hoạt động dịch vụ (dịch vụ ngân hàng điện tử, các sản phẩm thanh toán,…), hoạt động kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán,…để tạo nguồn thu ổn định cho ngân hàng, đồng thời đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách

Trong khi các ngân hàng luôn muốn tăng tỷ suất lãi cận biên nhằm gia tăng lợi nhuận thì Chính phủ lại muốn kiểm sốt tỷ suất lãi cận biêncủa các ngân hàng ở mức thấp để giảm thiểu chi phí trung gian, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó, dựa theo kết quả nghiên cứu, tác giả kiến nghị các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các chính sách để Chính phủ có thể kiểm sốt tốt tỷ suất lãi cận biên cho các ngân hàng thương mại, cụ thể như sau:

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tập trung của ngành ngân hàng càng gia tăng thì tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng càng giảm, do việc can thiệp của Chính phủ đối với hoạt động của các ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy, để kiểm sốt tốt tỷ suất lãi cận biên của ngân hàng, Chính phủ cần đẩy mạnh các hoạt động sáp nhập giảm thiểu số lượng các ngân hàng dưới chuẩn, hoạt động yếu kém, làm gia tăng mức độ tập trung của thị trường, bên cạnh đó cịn giúp hệ thống ngân hàng được lành mạnh hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần cẩn trọng trong hoạt động can thiệp nhằm đảm bảo tốt tính cạnh tranh cơng bằng trong ngành ngân hàng.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất lãi cận biên. Do đó, tác giả kiến nghị các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các chính sách để kiểm sốt lạm phát ở mức thấp, đồng thời xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định để có thể giảm tỷ suất lãi cận biên mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

- Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển của thị trường chứng khốn có tác động cùng chiều đến tỷ suất lãi cận biên. Do đó, để giúp các ngân hàng cải thiện tỷ suất lãi cận biên bằng cách giảm chi phí huy động vốn, gia tăng hiệu quả cấp tín dụng, các nhà hoạch định chính sách cần có các biện pháp hỗ trợ cho thị trường chứng khốn Việt Nam phát triển như hồn thiện khung pháp lý, thể chế, chính sách đối với thị trường chứng khoán; nâng cao năng lực quản lý giám sát của Nhà nước; đẩy

mạnh cổ phần hóa tập đồn, tổng cơng ty nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng các chuẩn mực về kế tốn và báo cáo tài chính cho thị trường vốn…

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Luận văn đã tìm ra các bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng tại Việt Nam.Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, dữ liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài luận văn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể như sau:

Hạn chế thứ nhất: Do hạn chế về vấn đề tiếp cận dữ liệu nghiên cứu nên luận văn chỉ sử dụng được dữ liệu nghiên cứu của 23 ngân hàng thương mại cổ phần, trong khi tại thời điểm nghiên cứu, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là 31 ngân hàng nên mẫu nghiên cứu có thể chưa mang tính khái qt và đại diện cao cho toàn bộ ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Hạn chế thứ hai: Các biến được sử dụng trong bài luận văn được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, chủ yếu là từ nghiên cứu của Md.Shahidul Islam và Shin-Ichi Nishiyama (2016). Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lãi cận biên nhưng chưa được nghiên cứu như loại hình cho vay, đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, loại hình sở hữu của ngân hàng, số lượng các chi nhánh,…

Từ những hạn chế đã nêu như trên, luận văn đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho các đề tài phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng như thu thập thêm dữ liệu của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam để xem xét tác động của loại hình ngân hàng, nhân tố sở hữu nước ngồi đến tỷ suất lãi cận biên. Bên cạnh đó, các nghiên cứu sau này có thể xem xét các nhân tố như loại hình cho vay, thời hạn cho vay, số lượng các chi nhánh vào mơ hình nghiên cứu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố này đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân

hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” được thực hiện thông qua việc nghiên cứu

dữ liệu của 23 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, dữ liệu đặc điểm ngành ngân hàng, dữ liệu đặc điểm của thị trường chứng khoán và dữ liệu vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016.

Bài nghiên cứu đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra ban đầu:

 Tổng kết được các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước để xác định các nhân tố có thể tác động đến tỷ suất lãi cận biên của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

 Xây dựng mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến tỷ suất lãi cận biên của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

 Đưa ra các kiến nghị về chính sách, giải pháp cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách trong các hoạt động quản lý, kiểm soát tỷ suất lãi cận biên nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng và vẫn đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh các kết quả đạt được ở trên, luận văn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế do giới hạn về thời gian, dữ liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế của tác giả.Vì vậy, rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của q thầy cơ và bạn đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Bính, 2015. Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Phát triển & Hội nhập, 26(36), trang 33-37.

2. Nguyễn Thị Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền, 2014. Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4, trang 55-65.

3. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2015. Nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Nghiên cứu Kinh tế số 450 (11/2015), trang 43-49.

4. Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2013. Tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập thu nhập lãi cận biên của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Tạp

chí Khoa học, Số 01, trang 31-37.

5. Trầm Thị Xuân Hương, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1. Achille Dargaud Fofack, 2016. The determinants of interest rate spread: Empirical evidence from the Central African economic and monetary community.

Journal of Economics and International Finance, 8 (6), 66-78.

2. Allen, Linda, 1988. The Determinants of Bank Interest Margins: A Note.Journal of Financial and Quantitative Analysis, 23 (2), 231-235.

3. Angbazo, Lazarus., 1997. Commercial Bank Net Interest Margins, Default risk, Interest-Rate Risk, And Off-Balance Sheet Banking. Journal of Banking &

4. Anthony E. Akinlo, Babatunde Olanrewaju Owoyemi, 2012. The Determinants

of Interest Rate Spreads in Nigeria: An Empirical Investigation. Modern Economy, 3,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 56 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)