Chiều cao cây đậu nành phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính di truyền của giống. Ngồi ra, cịn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố môi trường (đất đai, mùa vụ, lượng mưa,…) và biện pháp canh tác (mật độ, phân bón, nước tưới,…)
3.3.1 Chiều cao cây ở giai đoạn 20 ngày sau khi gieo (NSKG)
Chiều cao cây ở giai đoạn này có sự khác biệt có ý nghĩa so với 2 giống đối chứng, giống MTĐ 176 tăng trưởng mạnh nhất đạt 15,29 cm, các giống/dịng khác có chiều cao cây dao động 11,85-14,13 cm. Trong đó có các dịng nổi bật như: dịng 677- 15-03, 677-2-68, 677-2-30 và 677-2-13 có chiều cao cây ở giai đoạn này thì khơng khác biệt có ý nghĩa so với giống Thorne, dịng 677-15-37 có chiều cao cây khác biệt khơng có ý nghĩa so với giống MTĐ 176 (ĐC2) và chiều cao cây cao hơn so với giống Thorne (ĐC1) (Bảng 3.5).
3.3.2 Chiều cao cây ở giai đoạn trổ hoa (30 NSKG)
Chiều cao cây ở giai đoạn trổ hoa có sự gia tăng so với 20 NSKG và không đều giữa các lần lặp lại. Chiều cao cây trung bình 17,62 cm tăng 4,7 cm so với 20 NSKG. Chiều cao cây ở giai đoạn này giữa các dịng có sự khác biệt đáng kể so với 2 giống đối chứng. Giống MTĐ 176 tăng trưởng mạnh nhất chiều cao lúc trổ đạt 24,01 cm, cịn các giống/dịng khác thì cũng có sự khác biệt nhưng không lớn lắm dao động khoảng 16,00-19,39 cm. Trong đó có các dịng nổi bật như: dòng 677-15-03, 677-15-37, 677- 2-68, 677-2-30 và 677-2-13 có chiều cao cây ở giai đoạn này khác biệt khơng có ý nghĩa so với giống Thorne (ĐC1) (Bảng 3.5).
3.3.3 Chiều cao cây ở giai đoạn 40 ngày sau khi gieo (NSKG)
Chiều cao cây vẫn có sự gia tăng và tăng nhanh hơn so với 30 NSKG nhưng không đều giữa các lần lặp lại. Chiều cao cây trung bình 24,95 cm tăng 12,03 cm so với 20 NSKG và tăng 7,33 cm so với 30 NSKG. Tại thời điểm này giống có chiều cao cây cao nhất vẫn là giống MTĐ 176 (46 cm) và dòng 677-15-27 thấp nhất (20,66 cm). Các giống/dịng cịn lại có chiều cao cây dao động từ 21,25-28,78. Trong đó có 2 dịng nổi bật như: dịng 677-15-03 và 677-15-37 có chiều cao cây ở giai đoạn này thì khác biệt khơng có ý nghĩa so với giống Thorne (ĐC1) (Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Chiều cao cây qua các giai đoạn của 14 dòng đậu nành chuyển gen và 2 giống đối chứng, vụ Đông Xuân 2011- 2012. Chiều cao (cm) Giống/Dòng 20 NSKG 30 NSKG 40 NSKG 50 NSKG Thu Hoạch 677-15-27 11,86 f 16,00 d 20,66 e 22,40 e 22,96 e 677-15-09 12,14 ef 16,21 d 21,25 e 23,26 e 23,99 e 677-15-08 12,56 def 16,19 d 21,60 e 23,14 e 23,84 e 677-15-03 13,94 bc 19,39 b 28,78 b 31,24 b 31,75 b 677-15-37 14,13 ab 19,08 bc 27,44 bc 29,83 bc 30,53 bc 677-2-68 12,81 bcdef 17,46 bcd 23,95 cde 26,23 cde 26,84 cde 677-2-38 11,85 f 16,13 d 21,75 e 23,34 de 24,25 de 677-2-28 12,10 f 16,26 d 22,28 de 24,65 de 25,30 de 677-2-53 12,66 cdef 16,81 d 22,41 de 24,11 de 25,01 de 677-2-26 12,20 ef 16,59 d 23,11 cde 24,56 de 25,39 de 677-2-30 13,53 bcde 18,09 bcd 23,86 cde 25,73 cde 26,44 cde 677-2-17 12,50 def 16,94 cd 23,26 cde 25,06 de 25,61 de 677-2-23 12,45 def 16,25 d 22,46 de 24,94 de 25,68 de 677-2-13 12,85 bcdef 17,46 bcd 23,83 cde 25,53 cde 26,14 de Thorne (ĐC1) 13,79 bcd 19,10 bc 26,53 bcd 27,98 bcd 28,74 bcd MTĐ 176 (ĐC2) 15,29 a 24,01 a 46,00 a 51,71 a 52,68 a Trung bình F (tính) CV (%) 12,92 ** 6,51 17,62 ** 7,86 24,95 ** 10,89 27,11 ** 10,33 27,82 ** 9,93 - F: “**” khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
3.3.4 Chiều cao cây ở giai đoạn 50 ngày sau khi gieo (NSKG)
Chiều cao cây có sự gia tăng nhưng chậm hơn so với 40 NSKG và khơng đều trong khu thí nghiệm. Giống tăng chiều cao cây nhiều nhất là giống MTĐ 176 tăng 5,71 cm, tăng chậm nhất là dòng 677-15-27 tăng 1,4 cm. Chiều cao cây ở giai đoạn 50 NSKG trung bình của các giống/dịng tại thời điểm này là 27,11 cm cao hơn 20 NSKG 14,19 cm, cao hơn lúc mới trổ hoa là 9,49 cm và cao hơn 40 NSKG là 2,16 cm. Giống MTĐ 176 có chiều cao cây cao nhất (51,71 cm), các giống/dịng cịn lại có chiều cao cây dao động 22,40-31,24 cm. Dịng 677-15-03 và 677-15-37 có chiều cao cây khác biệt khơng có ý nghĩa so với giống Thorne (ĐC1) (Bảng 3.5).
3.3.5 Chiều cao cây ở giai đoạn chín
Chiều cao cây ở giai đoạn chín của cây do số lóng trên thân chính và chiều dài của lóng quyết định, đây là chỉ tiêu liên quan đến tính đổ ngã ở cây đậu nành (Lưu Thị Xuyến, 2011). Cũng như chỉ tiêu chiều cao cây ở giai đoạn trổ hoa, chiều cao cây ở giai đoạn chín là đặc tính di truyền của giống, chịu ảnh hưởng rất lớn của độ phì đất, lượng mưa, mực thủy cấp. Ngồi ra, cịn phụ thuộc vào vào thời vụ gieo, mật độ gieo, việc sử dụng phân bón để đạt năng suất cao thì chiều cao cây ở giai đoạn chín phải thích hợp, tán gọn gàng để tránh đổ ngã. Thơng thường giống có chiều cao cây cao ở giai đoạn trổ hoa thì chiều cao cây ở giai đoạn chín cũng cao và trong thời gian này thì cây đậu nành hầu như không tăng trưởng nữa, nếu có tăng trưởng thì nó cũng tăng trưởng rất ít.
Chiều cao cây ở giai đoạn này được trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy các giống/dòng đậu nành trồng thí nghiệm có chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa, giống MTĐ 176 có chiều cao cây cao nhất (52,68 cm), các giống/dòng còn lại thì có chiều cao cây dao động khoảng 22,96-31,75 cm. Hầu hết các giống/dịng trồng thí nghiệm phát triển nhanh, tán gọn và thân cây khỏe, có chiều cao cây sau trổ tăng thêm nhiều.
Theo Thái Minh Hân (1994), chiều cao cây tăng thêm sau khi trổ sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây. Chiều cao cây nào tăng nhiều hơn thì năng suất cao, vì có thể làm tăng khả năng mang hoa và đậu trái. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm như các giống/dịng 677-15-03, 677-15-37 và MTĐ 176 (ĐC2) có chiều cao cây tăng thêm nhiều nên năng suất của ba nghiệm thức này cao. Chiều cao cây trung bình thấp nên tránh được việc đổ ngã, nhờ đó tránh được việc làm giảm năng suất và phẩm chất hạt khi thu hoạch. Dựa vào đặc tính chiều cao cây mà có thể chọn tạo các giống/dịng có điều kiện thích hợp vào từng mùa vụ ở ĐBSCL.
3.3.6 Số lóng /thân chính
Theo Trần Hồng Độ và ctv., (1997), số lóng/thân chính thường có liên quan
đến chiều cao cây cũng như số trái/cây và năng suất hạt. Chỉ tiêu này ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và biện pháp canh tác mà chủ yếu là do yếu tố di truyền. Biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ tác động đến sự vươn dài của lóng nhưng ít làm gia tăng số lóng trên thân chính. Vì vậy, khâu chăm sóc, bón phân, tưới nước cần được thực hiện đúng kỹ thuật đảm bảo nhu cầu của cây đậu nhằm giúp cho sự vươn lóng được đầy đủ.
Số lóng/thân chính của các giống/dịng đậu nành thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa, trong đó giống MTĐ 176 có số long/thân chính nhiều nhất (11,58 lóng), cịn các giống/dịng dao động trong khoảng 7,60-9,00 lóng (Bảng 3.6). Các giống/dịng thí nghiệm có số lóng/thân chính tương đối trung bình và khơng có hiện tượng đổ ngã đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho các nhà chọn giống và thích hợp để trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long.