1.4.2. Phẫu thuật điều trịTPHĐR thể chuyển gốc động mạch
1.4.2.1. Phẫu thuật điều trịTPHĐR thể chuyển gốc không hẹp phổi
Trong quá khứ đã có nhiều phương pháp phẫu thuật sửa toàn bộ cho bệnh nhân TPHĐR thể chuyển gốc động mạch đã được ghi nhận tuy kết quả ban đầu không khả quan. Sự ra đời và thành công của phẫu thuật chuyển gốc
động mạch (arterial switch operation) chính là cơ sở giúp cho các bệnh nhân
TPHĐR thể chuyển gốc có thể được phẫu thuật sửa toàn bộ một cách sinh lý nhất [27],[101]. Hiện nay, phẫu thuật chuyển gốc động mạch phối hợp với kỹ
thuật tạo đường hầm trong thất từ lỗ TLT lên ĐMP là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các trung tâm tim mạch trên thế giới đối với các bệnh nhân
TPHĐR thể chuyển gốc khơng có hẹp phổi. Một số trường hợp có kèm theo những thương tổn phức tạp khác trong tim có thể tiến hành phẫu thuật tạm thời như sửa hẹp eo ĐMC kèm theo thắt ĐMP, khi bệnh nhân đủ điều kiện an tồn thì tiến hành phẫu thuật sửa tồn bộ thì hai [67],[102],[103].
Đường hầm trong thất có thể được thực hiện qua đường van ba lá, qua
ĐMC (sau khi đã cắt rời các cúc áo ĐMV), qua ĐMP hoặc qua đường mở
phễu thất phải tùy từng trường hợp cụ thể [104],[105].
Phẫu thuật chuyển gốc động mạch được tiến hành với ống ĐMC tại vị
trí sát với nguyên ủy của động mạch thân cánh tay đầu, hạ thân nhiệt tùy theo yêu cầu của phẫu thuật (Hình 1.19). Hai ĐMC và ĐMP được cắt rời,
hai cúc áo ĐMV được bóc tách rời khỏi ĐMC và được trồng lại vào ĐMP ở
vị trí tương ứng. Đa số các tác giả trên thế giới áp dụng thủ thuật Lecompte chuyển chạc ba ĐMP ra phía trước ĐMC. Đoạn ĐMC lên được nối lại với phần gốc của ĐMP nhằm tái tạo lại tính liên tục của ĐMC [106],[107],[108].
Sau khi ĐMP được chuyển ra phía trước so với ĐMC, vị trí khuyết trên
vá màng tim tự thân. Khi cặp ĐMC được thả, phần gốc ĐMP mới tái tạo sẽ được nối lại với chạc ba ĐMP [28],[101],[109].
Hình 1.19: Phẫu thuật chuyển gốc động mạch với TPHĐR thể chuyển gốc. (A) ĐMV được bóc tách khỏi ĐMC lên (B) Sau khi trồng lại ĐMV, thủ thuật