CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2 Hiện trạng khai thác thủy sản của xã Thừa Đức
4.2.1 Thông số tàu thuyền
Bảng 4.3: Thông số tàu thuyền
Thông tin chung Giá trị Giá trị nhỏ nhất – lớn nhất Công suất (CV) Trọng tải (tấn) Số lao động (người) 31,18±10,99 4,46±1,54 3,23±0,93 79,00 – 22,00 15,00 – 3,00 5,00 – 2,00
Tàu khai thác có cơng suất trung bình là 31,18 CV, trọng tải trung bình là 4,46 tấn cịn khá nhỏ so với cả tỉnh Bến Tre tàu có cơng suất bình quân 169 cv/tàu, và cũng khá nhỏ so với tỉnh Tiền Giang tàu có cơng suất tàu trung bình là 178,44 cv/tàu, với xu hướng mở rộng ngư trường khai thác nên trong tương lai số lượng tàu có cơng suất nhỏ sẽ giảm thay vào đó là các tàu có cơng suất lớn hơn có thể đánh bắt xa bờ. Vấn đề lao động thất nghiệp đang ngày càng gia tăng ở rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhưng đối với hoạt động khai thác thủy sản lao động luôn được coi khan hiếm. Khan hiếm cả về nguồn lao động trẻ lẫn lao động có trình độ, vì một khi lao động trẻ có trình độ thì khơng ai tha thiết với nghề lưới, một nghề lao động vất vả mà thu nhập lại không ổn định lại mang đến nhiều rủi ro nên số lao động tham gia rất thấp trung bình 3 người/thuyền.
4.2.2 Sản lượng khai thác
Trong năm năm, tổng sản lượng cá khai thác giảm đáng kể, từ 400,83 kg xuống 305,33 kg đối với lưới rê và lưới kéo giảm từ 375,83 kg xuống 280,83 kg. Sản lượng cá kinh tế cũng giảm mạnh, lưới rê từ 335,5 kg xuống 232,83 kg, lưới kéo từ 314,67 kg xuống 215 kg. Trong khi cá tạp lại tăng, sản lượng cá tạp năm năm trước của lưới rê là 65,33 kg, của lưới kéo là 61,17 kg, hiện nay sản lượng cá tạp đối với lưới rê là 72,5 kg và lưới kéo là 65,83 kg. Nhìn chung
tổng sản lượng khai thác và sản lượng cá kinh tế của cả hai nghề đều giảm và mức giảm chênh lệch không nhiều trong khi sản lượng cá tạp lại tăng tuy mức tăng không đáng kể nhưng cũng làm giảm lợi nhuận. Vì sản lượng cá tạp càng tăng thì hiệu quả khai thác càng giảm trong khi giá bán cá tạp là rất thấp khoảng 3000 đồng/kg (hiện nay). Đặc biệt phần lớn cá tạp là loài cá kinh tế trong giai đoạn cá còn non nên việc này cũng góp phần làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Bảng 4.4: Sản lượng khai thác thủy sản/ chuyến biển
Đvt: kg/cv/ngày
Diễn giải Lưới rê Lưới kéo
2012 2007 2012 2007
Tổng sản lượng 12,01±2,96 15,76±3,96 4,32±1,26 5,79±1,72 Sản lượng cá kinh tế 9,18±2,29 13,20±3,36 3,30±0,95 4,84±1,44 Sản lượng cá tạp 2,83±0,85 2,56±0,65 1,02±0,35 0,94±0,27
4.2.3 Mùa vụ, ngư trường, thời gian khai thác
Ở tỉnh Bến Tre nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng thì ngư trường khai thác chủ yếu là ngư trường Tây Nam Bộ ngồi ra cịn khai thác ở ngư trường từ Vũng Tàu trở vào Bến Tre. Mặc dù nghề lưới có thể hoạt động đánh bắt quanh năm nhưng theo kinh nghiệm của ngư dân thì những tháng cho sản lượng cao chỉ tập trung và tháng 4 đến tháng 9 (âm lịch), những tháng còn lại cho sản lượng thấp. Trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm và lợi nhuận chuyến biển không cao do chi phí ngày càng tăng thì việc khuyến cáo ngư dân không khai thác trong thời gian ngư trường có sản lượng thấp hay cấm khai thác vào mùa sinh sản sẽ giảm thiểu tác động làm suy giảm nguồn lợi. Đặc biệt trong điều kiện BĐKH ngày càng khắc nghiệt đã làm ngư trường khai thác ngày càng bị thu hẹp. Khoảng cách di chuyển đến ngư trường khai thác thay đổi đáng kể, năm năm trước ngư trường khai thác của lưới rê là 2,80 hải lý, lưới kéo là 2,99 hải lý; còn hiện nay là 8,23 hải lý đối với lưới rê và 8,7 hải lý với lưới kéo.
Việc di chuyển xa hơn sẽ gặp nhiều rủi ro và chi phí tăng cao hơn (chủ yếu là chi phí dầu). Vì vậy Nhà nước cần quan tâm nghiên cứu chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn để ngư dân có thể đổi nghề hoặc đầu tư nâng cấp tàu thuyền để hoạt động khai thác có hiệu quả hơn.
Do khai thác ven bờ nên số chuyến/năm tương đối nhiều nhưng so với cách đây năm năm thì đã giảm khoảng 50 %. Nếu trước đây ngư dân nghề lưới rê có thể khai thác 109,47 chuyến/năm và lưới kéo là 73,3 chuyến/năm thì nay chỉ có thể khai thác 51,17 chuyến/năm với lưới rê và 46,73 chuyến/năm với lưới kéo.
Bảng 4.5: Ngư trường, thời gian khai thác
Diễn giải Lưới rê Lưới kéo
2012 2007 2012 2007
Ngư trường khai
thác (hải lý) 8,23±1,19 2,80±0,76 8,70±0,99 2,99±0,91 Chuyến khai
thác/năm 51,17±10,52 109,47±19,15 46,73±5,89 73,30±7,15
4.2.4 Loài khai thác
Thành phần loài khai thác của nghề lưới ven bờ rất phong phú và đa dạng, trong khi cá đù, cá út, cá khoai và cá phèn là những đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê thì nghề lưới kéo lại có đối tượng khai thác chủ yếu là các lồi tơm như tôm thẻ, tôm sắt, tôm bạc và tơm chì và các lồi mực như mực ống và mực nang. Tuy nhiên sản lượng khai thác các loài kinh tế giảm dần thay vào đó các lồi cá tạp có kích thước nhỏ chiếm sản lượng cao như cá tốp, cá cơm, cá liệt, tơm tít và cá lưỡi trâu. Do một số loài hiện nay đang dần biến mất như tôm bạc, tôm thẻ...Nên cần có các biện pháp ngăn chặn việc khai thác quá mức cũng như việc ngư dân sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt.
4.2.5 Hình thức tiêu thụ sản phẩm
Theo kết quả điều tra thì hơn 95% sản phẩm đánh bắt được bán lẻ hoặc bán cho vựa tại địa phương (bảng 4.7). Sau đó được bán tại địa phương hoặc phân phối đi nhiều nơi khác chỉ một số ít sản phẩm được giữ lại để tiêu thu hoặc làm khô dự trữ cho những tháng không khai thác được. Hiện nay ngư dân đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm vì họ ln bị động, ln bị các chủ vựa ép giá đây cũng là nguyên nhân làm giảm doanh thu cho ngư dân.
Bảng 4.6: Hình thức tiêu thụ sản phẩm
Đvt: %
Diễn giải Lưới rê Lưới kéo
Tiêu thụ Bán lẻ Bán cho vựa 4,03 ± 1,45 95,97 ± 1,45 3,83 ± 1,64 96,17 ± 1,64