Bước sang năm 2009, TTCK Việt nam đã được khôi phục đáng kể so với sự thất bại nặng nề của năm 2008,thị phần môi giới của Top 10 chiêm hơn 50% thị phần môi giới của cả năm ở Bảng 3 dưới đây, đánh dấu mức khả quan hơn cho thị trường nước nhà.
(Nguồn: cafef.vn)
Không bất ngờ khi dẫn đầu Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là CTCK Thăng Long (TLS) – thành viên dẫn đầu kết quả 9 tháng đầu năm công bố trước đó. Cụ thể, TSC chiếm 9,13% tổng thị phần.
Thấp hơn TSC một mức nhỏ, chiếm 8,26% là CTCK Sài Gòn (SSI). Đứng thứ 3 là CTCK Sacombank – SBS với 7,77%. Thứ 4 là CTCK Tp.HCM (HSC) với 5,63%. Thứ 5 là CTCK Ngân hàng Á châu (ACBS) với 4,37%.
Thành viên mới tham gia thị trường là CTCK FPT (FPTS) đứng vị trí thứ 6 với 3,84%. Kế tiếp là CTCK KimEng (KEVS) chiếm 3,4%. Thành viên thâm niêm là CTCK Bảo Việt (BVSC) chỉ đứng thứ 8 và chiếm 3,37%. CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) chiếm 2,9% và đứng thứ 9. Thành viên còn lại trong Top 10 là CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS) với 2,59%.
Tổng các thành viên trong Top 10 chiếm 51,26% thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại HOSE trong năm 2009.
Trong khi đó, ở thị phần môi giới trái phiếu, CTCK An Bình (ABS) dẫn đầu khi chiếm 18,21%; VCBS đứng thứ 2 với 17,38%; HSC thứ 3 với 11,31%; SBS thứ 4 với 10,7%; SSI thứ 5 với 9,43%; CTCK Đại Dương (OCS) đứng thứ 6 với 8,75%; CTCK Ngân hàng Nhà Hà Nội (HBBS) ở thứ 7 với 7,71%; thứ 8 là CTCK Ngân hàng Công thương (Vietinbanksc) với 3,6%; FPTS và TLS chiếm các vị trí còn lại của Top 10. lần lượt có 3,06% và 2,57%. Riêng trong quý 4/2009, TSC vẫn dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (11,31%); SBS thứ 2 (7,93%); SSI thứ 3 (6,78%); HSC thứ 4 (4,99%); FPTS thứ 5 (4,3%); VIS thứ 6
(3,33%); ACBS thứ 7 (3,29%); KEVS thứ 8 (3,26%); VCBS thứ 9 (2,43%); cuối cùng trong Top 10 là CTCK VNDirect (VNDS) (2,31%).
Sang năm 2010, bản tổng kết thị phần giá trị giao dịch môi giới chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã có bất ngờ lớn.Nếu qua các quý từ năm 2009 đến 2010, bất ngờ tập trung ở sự lấn sân của những CTCK mới gia nhập thị trường, thì kết quả mới nhất cho thấy sự quyết liệt trong cạnh tranh ở hai vị trí dẫn đầu.
TLS là CTCK khẳng định vị trí dẫn đầu ở thị phần giá trị môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ; khoảng cách của vị trí dẫn đầu so với các vị trí tiếp theo là đáng kể.(10,04 – 8,94)
Tuy nhiên, bất ngờ lớn đã xuất hiện trong quý 4/2010, khi SSI có sự bứt phá mạnh, vươn lên dẫn đầu chiếm 11,61% thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE. TLC đã lùi về vị trí thứ ba với 8,35%; thị phần cũng giảm đáng kể khi trong quý 3/2010 là 11,34%.
Sự bứt phá mạnh của SSI cũng thể hiện rõ trong kết quả chung của 6 tháng cuối năm 2010 trên HOSE: chiếm vị trí dẫn đầu Top 10 với 9,90%, nhỉnh hơn TLS ở vị trí thứ hai là 9,87%.
TOP 10 thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ năm 2010 trên HOSE
1 Công ty cổ phần CK Thăng long TLS 10,04
2 Công ty cổ phần CK Sài Gòn SSI 8,94
3 Công ty cổ phần Ck Tp HCM HSC 7,02
4 Công ty cổ phần Ck NH Sài Gòn Thương Tín SBS 6,02
5 Công ty TNHH Ck ACB ACBS 4,21
6 Công ty cổ phần Ck FPT FPTS 4,16
7 Công ty cổ phần Ck VN Direct VNDS 2,86
8 Công ty cổ phần Ck Bảo Việt BVSC 2,49
9 Công ty cổ phần Ck Kim Eng Việt Nam KEVS 2,32
10 Công ty cổ phần Ck Hòa Bình HBS 2,08
50,14
Bảng 4. Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại HOSE năm 2010
Chung cuộc, kết quả Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE năm 2010, vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về TLS với 10,04%. SSI đứng thứ hai với 8,94%, nhưng rõ ràng sự bứt phá trong 6 tháng cuối năm và đặc biệt là trong quý 4 có thể xem là một xu hướng mà TLS phải “dè chừng”.
Ngoài những bất ngờ về sự cạnh tranh của 2 công ty, năm 2010 cũng là năm đánh dấu mốc của nhiều sự thay đổi lớn. CTCK Kim Long (Một trong hai CTCK có vốn điều lệ lớn nhất trên TTCK Việt Nam) Mặc dù có hơn ngàn tỉ đồng gửi vào ngân hàng, tuy nhiên, theo báo cáo tài chính năm 2010, Kim Long đã lỗ 172,81 tỉ đồng. Trong tổng số doanh thu 272,26 tỉ đồng, doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán góp vốn – hoạt động tự doanh chiếm 37,5%; doanh thu hoạt động môi giới chỉ chiếm 6,71%.Nguyên nhân cũng là do doanh thu môi giới chiếm tỉ lệ thấp. Kết quả, KLS đã rút khỏi lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
CTCP Chứng khoán Sài gòn - Hà Nội (một trong số những CTCK hàng đầu Việt Nam) Năm 2010, SHS không có tên trong danh sách các CTCK bị lỗ, nhưng SHB không được lọt vào TOP 10 thị phần môi giới trên cả hai sàn giao dịch. Do SHS tập trung từ thị phần môi giới sang vực dậy hoạt động tư vấn và hoạt động nghiên cứu phân tích để làm trọng tâm cho chiến lược phát triển chung.
Tổng kết, trong năm 2010 tổng thị phần môi giới của top 10 công ty có sự sụt giảm hơn so với năm 2009 (50,14 – 51,26),cho thấy được hoat động môi giới càng ngày càng cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty
2. Thị phần BLPH chứng khoán
Trong mấy năm trở lại đây, có nhiều công ty xin cho rút bớt nghiệp vụ BLPH chứng khoán như cty CPCK Tràng An (TAS), Công ty CPCK Quốc tế Việt Nam (VIS)….. nhưng đồng thời thì lại có nhiều công ty cung cấp dịch vụ BLPH chứng khoán đảm bảo thành công chắc chắn của đợt phát hành cũng như đảm bảo nguồn vốn huy động cho kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà điển hình là ACBS
Tình trạng giá bảo lãnh được chiết khấu cao còn xảy ra giữa SCR – SBS, giữa CTCK Khoáng sản Ra Rì Hamico – và KSS hồi cuối tháng 7/2010, mà điển hình là công ty CPCK NH Sài Gòn Thương Tin được mua với giá chiết khấu tới 55,12% giá phát hành , nó đã gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của Doanh Nghiệp và các NĐT nhỏ lẻ.
Như vậy, ta thấy được, nghiệp vụ BLPH chứng khoán là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi các CTCK phải có kinh nghiêm lâu năm và đội ngũ quản lý tốt.Vì thế doanh thu của nghiệp vụ này thường chiếm không cao trong tổng doanh thu cả năm. Do vậy cũng có ít CTCK thực hiện việc BLPH này.
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
1. Giải pháp từ phía Nhà nước
Tăng cường quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của CTCK trên cơ sở phân loại các tiêu chí rủi ro để có phương án xử lý phù hợp; tăng cường hoạt động giám sát thực thi và xử lý vi phạm đối với các CTCK.
Yêu cầu các CTCK đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định và tăng cường công tác kiểm tra việc thực thi này.
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động CTCK, nghiên cứu xem xét xây dựng văn bản hướng dẫn đối với nghiệp vụ Repo, Margin theo tình hình phát triển của thị trường và khả năng quản lý rủi ro của CTCK.
Khuyến khích các CTCK đầu tư vào công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao công tác quản trị điều hành và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của các CTCK.
2. Giải pháp từ phía các CTCK
Về nguồn vốn
Các CTCK cần nâng cao vốn chủ sở hữu bằng cách đảm bảo khả năng kinh doanh và sinh lời. Để thực hiện được cách này có thể hợp nhất hoặc sáp nhập công ty, đồng thời, kêu gọi các NĐT, trong đó có các NĐT nước ngoài tham gia vào công ty.
Về nhân lực và công nghệ
Nâng cao khả năng chuyên môn từng bộ phận
Xem xét lại cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, điều hành công ty một cách có hiệu quả hơn. Nâng cấp công nghệ, hệ thống mạng vi tính.
Về nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Cung cấp đầy đủ thông tin và kịp thời
Có chính sách thích đáng về phí môi giới để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi.
Về nghiệp vụ BLPH chứng khoán
Xem xét cẩn trọng các công ty có nhu cầu phát hành chứng khoán, tránh rủi ro có thể phát sinh Đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện hoạt động bảo lãnh
KẾT LUẬN
Thị trường càng phát triển, vai trò của các CTCK sẽ càng quan trọng, ngoài nhiệm vị trung gian nó còn đóng vai trò là NĐT lớn trên thị trường và là nhà tư vấn cho các đợt phát hành chứng khoán, cho các NĐT thiếu kinh nghiệm, ít có thời gian…
TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, việc nghiên cứu lý luận về CTCK cũng như áp dụng vào thực tiễn trong việc xây dựng và phát triển các CTCK Việt Nam là một công việc cần thiết cho việc phát triển các CTCK nói riêng và cho TTCK nói chung.
Tài liệu tham khảo
GS, TS Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân. Thị trường chứng khoán. NXB Thống kê.
Luật các tổ chức Tín dụng năm 2010, Luật Chứng khoán năm 2006 và các Thông tư, Nghị định bổ sung, hướng dẫn thi hành