Các nghiệp vụ phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty tài chính ở Việt Nam.docx (Trang 25 - 33)

cho phép.

Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp phép cho Công ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép Công ty cho thuê tài chính có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này.

Thực tế liên hệ Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, ta thấy PVFC cũng thực hiện đầy đủ và đa dạng các hoạt động như:

Hoạt động kinh doanh ngoại hối:

Với mục tiêu trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu và uy tín nhất tại Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là một trong những sản phẩm mũi nhọn được chú trong phát triển tại PVFC với chủ trương: đem đến cho các khách hàng những sản phẩm hiệu quả nhất, an toàn nhất, trong thời gian nhanh nhất.

Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, PVFC còn hướng tới giúp các khách hàng bảo hiểm các

rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng.

Hiện nay, PVFC cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau: • Giao dịch giao ngay (Spot)

• Giao dịch kỳ hạn (Forward) • Giao dịch quyền chọn (Option) • Giao dịch hoán đổi

o Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap)

o Hoán đổi lãi suất (IRS)

Các đối tác hiện nay của PVFC, ngoài các ngân hàng thương mại hàng đầu trong nước, còn có các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới như HSBC, Citi Bank, Standard Chartered, ANZ,…. PVFC cũng được trang bị hệ thống giao dịch điện tử hiện đại nhất để đem lại cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất.

Hoạt động bao thanh toán:

Bao thanh toán là việc PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hoá.

Đối tượng: Các khách hàng là các tổ chức kinh tế trong ngành, các nhà thầu cung cấp dịch vụ, thiết bị cho các đơn vị trong ngành.

Lợi ích khách hàng: Thu hồi vốn nhanh, đảm bảo việc quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần làm quá trình sản xuất được liên tục.

Điều kiện:

• Thời gian của các khoản phải thu ngắn hơn hoặc bằng 180 ngày; • Đảm bảo được các yêu cầu bảo toàn vốn của PVFC

Dịch vụ nhận quản lý vốn uỷ thác:

Dịch vụ nhận quản lý vốn uỷ thác là hình thức khách hàng uỷ thác cho PVFC quản lý nguồn vốn nhàn rỗi trong một kỳ hạn nhất đinh, khách hàng được hưởng mức lãi suất cố định trên số tiền uỷ thác và thời gian uỷ thác.

Đối tượng: Các đơn vị trong ngành Dầu khí và các Tổ chức kinh tế khác.

Lợi ích:

• Lãi suất cố định cạnh tranh theo kỳ hạn uỷ thác • Đảm bảo 100% vốn uỷ thác

• Rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất ưu đãi • Thời hạn uỷ thác linh hoạt, từ 1 tuần trở lên

CHƯƠNG 3

THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1 Thành tựu.

Công ty tài chính tuy mới chỉ được thành lập khoảng 10 năm cho tới nay nhưng công ty tài chính đã mang lại những thành tựu đáng kể cho thị trường tài chính cũng như góp phần hoàn thiện hơn nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hội nhập như ngày nay. Chúng ta có thể kể đến những thành tựu mà công ty tài chính đã mang lại như sau:

Thứ nhất: Với nghiệp vụ huy đông vốn và cho vay các công ty tài chính huy đông được một lượng vốn khá lớn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các công ty doanh nghiệp để triển khai các dự án đầu tư đúng tốc độ tạo điều kiện tiền đề phát triển nền kinh tế của đất nước

Thứ hai: các công ty tài chính nhận chiết khấu tái chiết khấu các giấy tờ có giá tạo điều kiện giúp đỡ các công ty các doanh nghiệp bù đắp lượng vốn thiếu hụt tạm thời, tăng tốc độ quay vòng vốn tạo ra thêm nhìu hàng hoá để đáp ứng cho thị trường

Thứ ba: công ty tài chinh có thể bảo lãnh cho một hoặc nhiều công ty phát hành trái phiếu ra thị trường đảm bảo an toàn về rủi ro trả nợ cho các trái phiếu tạo tính thanh khoản cho trái phiếu ở ngoài thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư: các công ty tài chính có thể dụng các nguồn vốn huy động được đem đi đầu tư phát triển kinh tế đất nước

Cụ thể hơn với công ty tài chính PVFC, thực hiện sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các PVN và các đơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí

Công ty tài chính PVFC còn tham gia bảo lảnh đầu tư cho khá nhiều các dự án phát triển đất nước của chính phủ

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo của PVFC đã lần lượt ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưng, góp phần tạo nên nét riêng của PVFC trên thị trường như: đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư

Những giải thưởng PVFC đã đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty:

• Giải sao vàng Đất Việt: liên tiếp trong các năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010 • Top 10 thương hiệu nổi tiếng Quốc gia năm 2010

• Thương hiệu chứng khoán uy tín - các năm 2008 (top 20), 2009 (top 20), 2010 • Nằm trong top 500 công ty hàng đầu, đứng thứ 11 trong số 23 tổ chức tín dụng

lớn tại Việt Nam năm 2009

• Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Xuất sắc - Top Trade Services: các năm 2007, 2009 (PVFC đứng thứ 4 trong Top 10 DN xuất sắc)

• Cúp vàng Thương hiệu và nhãn hiệu

• Được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1 ngày 15/12/2005 • Đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 lần 3 – năm 2006 • Quả Cầu Vàng năm 2007

Xu thế hội nhập phát triển sẽ mang đến cho mọi doanh nghiệp Việt Nam nói chung, PVFC nói riêng nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với niềm tin, khát vọng và hướng đi đúng đắn, PVFC cũng như các công ty tái chính khác sẽ sớm trở thành định chế tài chính hùng mạnh, có thương hiệu trong khu vực và quốc tế. Đây là khát vọng, niềm hãnh diện của các thành viên trong “Ngôi nhà chung tài chính”

3.2 Tồn tại.

Các công ty tài chính chưa hoàn thành tốt những nhiệm vụ quan trọng mà tập đoàn giao; đặc biệt trước yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả. Trong thời gian qua, tỷ lệ thu xếp vốn thành công trên tổng nhu cầu vốn cần thu xếp của tập đoàn thấp. Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã phải tự tìm kiếm nguồn vốn cho nhiều dự án từ các tổ chức tài chính khác; đặc biệt dự án có quy mô lớn, các công ty tài chính chưa có khả năng thu xếp; các hình thức thu xếp còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, nhiều hình thức như vay tài trợ xuất khẩu, huy động vốn từ các tổ chức quốc tế chưa triển khai,… Bên cạnh hoạt động thu xếp vốn thì mục tiêu thông qua các công ty tài chính để làm gia tăng hiệu quả công tác quản trị và vận hành nguồn vốn của tập đoàn kinh tế chưa thực hiện tốt. Việc cân đối nguồn vốn, điều hành dòng tiền của tập đoàn chưa được thực hiện do chưa có một phương án triển khai cụ thể, đảm bảo nguyên tắc nguồn tiền vừa được kinh doanh sinh lời, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thường xuyên.

3.3 Nguyên nhân.

3.3.1 Nguyên nhân chủ quan.

Các tập đoàn kinh tế chưa có định hướng phát triển công ty tài chính và chưa có cơ chế vận hành phù hợp. Cơ cấu tổ chức công ty tài chính chưa hợp lí, còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, với các trung gian tài chính khác trong tập đoàn. Các giải pháp hỗ trợ của tập đoàn và các đơn vị thành viên trong tập đoàn chưa đồng. Vai trò và vị thế các công ty tài chính chưa được phát huy triệt để.

Các giải pháp phát triển hoạt động của công ty tài chính chưa đồng bộ và chưa thực sự hiệu quả, chưa khai thác được tiềm năng lợi thế của tập đoàn và cổ đông chiến lược nước ngoài; công tác phát triển khách hàng còn nhiều hạn chế; chưa chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ thế mạnh, các sản phẩm đặc thù; công tác quản trị rủi ro chưa tương xứng với yêu cầu và quy mô hoạt động, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ diễn biến khó lường như hiện nay; các giải pháp hỗ trợ khác như chính sách nhân sự, công nghệ thông tin chưa theo kịp yêu cầu phát triển.

3.3.2 Nguyên nhân khách quan.

Vấn đề về tập đoàn kinh tế và việc hình thành công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế còn mới trong lí luận và thực tế điều hành tại Việt Nam. Hoạt động của công ty tài chính trong mỗi tập đoàn là khác nhau và đương nhiên hiệu quả cũng khác. Trên thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là:

• Công ty tài chính không chỉ hoạt động với vai trò là một tổ chức tài chính thông thường, mà phải thực hiện chức năng là công cụ tạo lập và quản trị vốn của tập đoàn. Do vậy, công ty tài chính phải được phép thực hiện những nghiệp vụ quản trị vốn của tập đoàn mà các trung gian khác không thực hiện được.

• Chức năng nhiệm vụ của các công ty tài chính phải được triển khai theo yêu cầu và quy mô hoạt động của tập đoàn, không phải thành lập ra công ty tài chính chỉ đơn thuần cho vay các đơn vị thành viên trong ngành mà còn đóng vai trò “ vốn mồi” thu hút nguồn vốn khác vào các dự án đầu tư của tập đoàn. • Hành lang pháp lí cho tổ chức và hoạt động của các công ty tài chính chưa

hoàn chỉnh

• Công ty tài chính chưa được thành lập công ty quản lí nợ và khai thác tài sản. • Về huy động vốn: công ty tài chính không được huy động vốn có kỳ hạn dưới

12 tháng trong khi các công ty tài chính phải thực hiện chức năng quản trị nguồn vốn nhàn rỗi của tập đoàn.

• Về hoạt động đầu tư: tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN quy định về mức vốn góp, mua cổ phần của công ty tài chính trong

một doanh nghiệp không vượt quá 11% vốn điều lệ và tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần trong các doanh nghiệp không vượt quá 40% so với vốn điều lệ của công ty tài chính. Đay là vấn đề bất cập lớn bởi các công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế là định chế đầu tư tài chính, đơn vị được tập đoàn ủy quyền thay mặt tập đoàn thực hiện quản trị và đầu tư vốn nên nếu áp dụng các tỷ lệ trên sẽ không hợp lí.

• Quy định về đầu mối thu xếp vốn: Điều 5, Quyết định số 286/2002/QĐ- NHNN ngày 29/03/2002 của NHNN quy định các công ty tài chính chỉ được phép tham gia đồng tài trợ, mà không được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ trong khi các công ty tài chính vẫn thực hiện các công việc thu xếp vốn cho các dự án của tập đoàn và các đơn vị thành viên. Các công ty tài chính với lợi thế hiểu rõ về đặc điểm của dự án, nhu cầu vốn và các điều kiện thu xếp vốn sẽ có các phương án tài trợ hợp lí, hiệu quả chứ công ty tài chính không thực hiện các chức năng của một ngân hàng đầu mối về thanh toán và quản lí tín dụng.

• Quy định về phát triển mạng lưới đối với các công ty tài chính khắt khe hơn so với ngân hàng thương mại

Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhưng ở mức độ chưa cao và có nhiều tồn tại cần khắc phục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 4

KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

4.1 Đối với các công ty tài chính.

4.1.1. Phải định hướng rõ ràng về mô hình và cơ chế hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế. ty tài chính trong tập đoàn kinh tế.

• Để thực hiện tốt công cụ quản trị vốn của tập đoàn , các công ty tài chính phải được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng cần thiết, trong đó tập đoàn nắm quyền chi phối về vốn tại công ty mẹ, từng bước hình thành một định chế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con gồm nhiều công ty hoạt động trong những lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống.

• Để có thể vận hành tốt vai trò là một định chế mạnh của tập đoàn, các công ty tài chính cần phải tái cấu trúc lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, đủ mạnh để hỗ trợ cho ban lãnh đạo ra các quyết định nhanh nhạy và chính xác. Trụ sở chính sẽ làm nhiệm vụ công ty mẹ, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sẽ thành công ty con. Phương thức quản lí công ty mẹ- công ty con thực hiện theo cơ chế công ty mẹ trực tiếp kinh doanh và điều phối về tài chính, quản lí công ty con bằng các quy định thống nhất, minh bạch trong toàn hệ thống.

4.1.2. Giải pháp về phát triển hoạt động.

• Đa dạng hoá các hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hoá các nghiệp vụ, tăng cường các giải pháp công nghệ hiệu quả cho các công ty tài chính Việt Nam, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin tài chính ngân hàng giúp họ nâng cao năng lực, hiệu quả trong giao dịch, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất vì khi sự bất ổn trên thị trường liên tục gia tăng thì rủi ro do sự cố hệ thống gây ra tăng theo và điều này có thể làm chậm tốc độ các giao dịch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính toàn cầu và các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong thị trường đó.

• Chủ động trong quá trình tìm kiếm khách hàng để từ đó tạo được sự phát triển nhanh và bền vững.

• Coi trọng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặt trong công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợp lý và môi trường làm việc văn minh hiện đại. Đồng thời cũng có những chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân tài trong ngành tài chính.

• Xây dựng văn hoá công ty góp phần nâng cao bộ mặt công ty chỉ chuyên về lĩnh vực tài chính. Văn hóa công ty được tập thể nhân viên xây dựng và đồng

tâm thực hiện qua hệ thống các quy trình công việc, giao tiếp ứng xử và phong cách kinh doanh hiện đại của định chế tài chính.

4.2. Đối với Nhà nước.

Tạo ra môi trường pháp lý và mối tương quan kinh tế thuận lợi hơn nữa, cần xác định rõ về vai trò, vị trí, cơ chế hoạt động, quản lý đối với các công ty tài chính, theo đó sửa đổi những điểm bất hợp lý về tổ chức, về phạm vi hoạt động, về các nghiệp vụ của công ty tài chính. Đồng thời, tiếp tục duy trì sự ổn

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các công ty tài chính ở Việt Nam.docx (Trang 25 - 33)