CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2 Hàm ý chính sách
Khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 và giá cả cà phê trên thị trường thế giới lên xuống thất thường làm ảnh hưởng đến diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam, dẫn tới ảnh hưởng đến lượng cung cà phê của Việt Nam hằng năm. Mặc dù Việt Nam là nước có nguồn cung cà phê dồi dào, nhưng thực tế giá cả cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới. Một trong những giải pháp để điều tiết giá cả đó là tăng cường tiêu thụ cà phê trong nước. Tăng tiêu thụ cà phê sẽ giúp điều chỉnh lại cân bằng cung cầu thị trường, giúp tăng giá cà phê trả cho người sản xuất, tạo cơ hội tăng giá trị gia tăng, tạo công ăn việc làm, tăng thuế và phát triển kinh tế nói chung. Ngồi ra, sau khi gia nhập vào WTO và các hiệp định thương mại tự do, cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn gặp thêm nhiều rào cản về các tiêu chuẩn chất lượng, để có thể phát huy tối đa lợi ích khi tham gia vào các tổ chức này, Việt Nam nên nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, các tiêu chuẩn về độ ẩm, nồng độ thuốc bảo vệ thực vật… Vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm phải được đặt lên
vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị hàng xuất khẩu, đảm bảo khơng có những lơ hàng có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Chỉ khi chất lượng được nâng lên, các doanh nghiệp Việt Nam mới có điều kiện để cạnh tranh với các nước khác, không bị phụ thuộc quá nhiều vào giá cả thế giới, thêm nữa các quốc gia khác sẽ giao thương nhiều hơn. Việt Nam là một trong những thành viên của tổ chức cà phê thế giới (ICO) và các thành viên xuất khẩu của tổ chức cà phê quốc tế phải thực hiện cam kết cải tiến chất lượng thơng qua chương trình chất lượng cà phê theo nghị quyết 420 của Hội đồng cà phê quốc tế đã được thông qua trong kỳ họp tháng 5/2004. Diện tích đất trồng cà phê cũng là một trong những yếu tố quan trọng đến kim ngạch xuất khẩu hằng năm, Việt Nam cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể trong quyết định Quy hoạch phát triển phát triển cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 của Bộ NN&PT NT. Thị trường xuất khẩu cà phê cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam có thể giao thương thường xuyên và với khối lượng lớn. Để có thể lựa chọn được những đối tác tiềm năng với dân số đông, nhu cầu cà phê tiêu dùng hằng ngày lớn, chủng loại cà phê được đại đa số dân cư ưa chuộng, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch và chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả, giới thiệu với thế giới những sản phẩm cà phê đặc biệt và đa dạng chủng loại, chứ không chỉ là cà phê nhân và cà phê hòa tan.