Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha Số biến 0.722 4
Thống kê tương quan biến
Thang đo giám sát
TB thang đo nếu loại biến
tổng
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng KSNB1 7.22 1.771 .534 .683 KSNB2 7.23 2.145 .534 .671 KSNB3 7.09 1.958 .610 .583 KSNB4 7.41 2.242 .518 .678
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 4.6
Bảng 4.6 cho thấy thang đo kiểm soát nội bộ được cấu thành bởi 4 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát từ 0.518 đến 0.610 đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha = 0.722 lớn hơn 0.6. Vậy thang đo kiểm soát nội bộ đạt được độ tin cậy cần thiết
4.3.2 Đánh giá giá trị thang đo - phân tích nhân tố khám phá EFA
Những thang đo sau khi đã đánh giá độ tin cậy ở mục 4.3.1 trên đây sẽ đưa vào đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phương pháp đánh giá giá trị thang đo
Để đánh giá giá trị thang đo cần xem xét 4 thuộc tính quan trọng trong EFA: (a) Sự phù hợp của phân tích nhân tố (Giá trị KMO và kiểm định Barllet Test), (b) Số lượng nhân tố trích được, (c) Trọng sơ nhân tố, (d) tổng phương sai trích Sự phù hợp của phân tích nhân tố: phân tích nhân tố phù hợp khi giá trị KMO > 0.5 và kiểm định Barlett Test có ý nghĩa, tức là giá trị Sig của kiểm định này bé hơn 0.05 (với độ tin cậy 95%) (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Số lượng nhân tố trích: Tiêu chí Eigenvalue được dùng để xác định số
lượng nhân tố trích. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố trích được xác định ở nhân tố dừng có Eigenvalue > = 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Trọng số nhân tố : trong phân tích nhân tố, trọng số nhân tố của một biến
trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay nhân tố phải cao và các trọng số trên nhân tố mà nó khơng đo lường phải thấp. Đạt được điều kiện này thang đo đạt được giá trị hội tụ (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy, khi kiểm định trọng số nhân tố cần tuân thủ các tiêu chí sau:
- Trọng số nhân tố của một biến Xi là λi > = 0.5 là chấp nhận được. Trong trường hợp λi < 0.5 chúng ta có thể loại biến Xi vì nó khơng đo lường khái niệm chúng ta cần đo. Tuy nhiên, nếu λi không quá nhỏ, giả sử lớn hơn hoặc bằng 0.4, chúng ta không cần loại biến nếu nội dung của biến xét thấy có ý nghĩa trong thang đo - Chênh lệch trọng số λiA – λiB >= 0.3 là giá trị có thể chấp nhận được, nếu hai biến này tương đương nhau thì có thể loại biến này đi. Tuy nhiên, cũng cần xem xét ý nghĩa của biến trong thang đo trước khi loại bỏ
Tổng phương sai trích: Khi đánh giá kết quả EFA, cần xem xét phần tổng
phương sai trích. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Nếu tổng này đạt từ 50% trở lên là được, còn từ 60% trở lên là tốt. Nếu điều kiện này được thỏa mãn ta có thể kết luận mơ hình EFA là phủ hợp
Kết quả đánh giá giá trị thang đo
4.3.2.1 Thang đo các yếu tố của hệ thống KSNB
Thực hiện EFA như mô tả trên đây, kết quả phân tích được trình bày như sau: Trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá ta cần kiểm định điều kiện thực hiện của phân tích này. Kiểm định KMO để kiểm định điều kiện thực hiện EFA. Kiểm định KMO và Bartlett’s cho các nhân tố kiểm soát nội bộ. Khi hệ số KMO > 0.5 và Sig.< 0.5 thì thang đo thể hiện mức ý nghĩa cao