Cung cấp giá trị cho ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu ngân hàng TMCP á châu (Trang 29 - 31)

4 .Phương pháp nghiên cứu

1.3 Giá trị thương hiệu

1.3.3.2 Cung cấp giá trị cho ngân hàng

Ngồi vai trị đem lại giá trị cho khách hàng, giá trị thương hiệu còn tăng thêm giá trị cho ngân hàng, cụ thể là:

- Ngân hàng có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị. Ví dụ: khi có một chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích mọi người sử dụng sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽ đông hơn khi họ thấy đây là một thương hiệu quen thuộc. Lý do chính là người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của sản phẩm.

- Gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu ngân hàng. Sự trung thành thương hiệu sẽ giúp ngân hàng duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài. Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trị rất quan trọng ở thời điểm quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khi mà các đối

thủ cạnh tranh ln sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội. Mặc dù các quy trình nghiệp vụ và các thiết kế sản phẩm dịch vụ có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng đã ăn sâu trong tâm trí khách qua nhiều năm về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thì khơng dễ dàng sao chép. Vì vậy, thương hiệu có thể được coi như một cách thức để đảm bảo vị thế cạnh tranh.

- Giá trị thương hiệu cho phép đem lại giá trị thặng dư cao hơn thông qua việc đạt mức giá cao hơn và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi. Trong những trường hợp khác nhau thì các yếu tố của giá trị thương hiệu sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc thiết lập chính sách giá cao. Trong khi với những thương hiệu có vị thế khơng tốt thì thường phải sử dụng chính sách khuyến mãi nhiều để hỗ trợ bán hàng. Nhờ chính sách giá cao mà ngân hàng càng có thêm lợi nhuận. Chẳng hạn với dịch vụ bảo lãnh của một ngân hàng lớn có uy tín trên thế giới sẽ có mức phí cao hơn rất nhiều một ngân hàng nhỏ khơng có danh tiếng. Đó là nhờ ngân hàng lớn đã gắn được thương hiệu vào dịch vụ bảo lãnh của mình, từ đó tăng thêm mức phí tới khách hàng.

- Cung cấp một nền tảng tăng trưởng thơng qua mở rộng thương hiệu. Ví dụ: ACB đã dựa trên thương hiệu của mình để mở rộng sang lĩnh vực chứng khốn với thương hiệu ACBS, hay Sacombank với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý: Sacombank - SBJ. Một thương hiệu mạnh sẽ làm giảm chi phí truyền thơng rất nhiều khi mở rộng thương hiệu.

- Giá trị thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các trung gian phân phối sẽ e ngại hơn khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng. Một thương hiệu mạnh sẽ có lợi thế trong việc dành được việc trưng bày trên quầy hàng và sự hợp tác của các trung gian trong thực hiện các chương trình tiếp thị.

- Cuối cùng, giá trị thương hiệu mang lại lợi thế cạnh tranh và tạo ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới. (Đặng Thị Ngọc Dung, 2013)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu ngân hàng TMCP á châu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)