Ưu và nhược điểm của quan điểm truyền thống

Một phần của tài liệu bai_lam_2019 (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

3.1. Ưu và nhược điểm của quan điểm truyền thống

3.1.1. Ưu điểm

Theo quan điểm truyền thống thì luật quốc tế có 4 loại chủ thể sau đây:

- Các quốc gia có độc lập, chủ quyền - Các tổ chức quốc tế liên chính phủ

- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết

- Các thực thể có quy chế pháp lý – chính trị đặc biệt khác (các vùng lãnh thổ)

Các chủ thể của Luật Quốc tế có một địa vị pháp lí ngang bằng nhau trong các Điều

ước Quốc tế song phương hay đa phương mà họ kí kết hay tham gia do đó khi thực hiện các Điều ước này họ ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Đây là quan điểm chính thống của các nước XHCN trong đó có Việt Nam, nó được đánh giá khách quan và chính xác dựa trên các tiêu chí mà luật quốc tế yêu cầu đối với

một chủ thể luật quốc tế.

Các cá nhân, pháp nhân và các tổ chức phi chính phủ khơng được các quốc gia này

nhìn nhận là một chủ thể của luật quốc tế bởi lẽ :

- Các chủ thể này không tham gia vào những quan hệ pháp luật Quốc tế một cách độc lập mà thường đóng vai trò thực hiện các điều ước quốc tế do quốc gia của các cá nhân, các cơng ty xun chính phủ đó tham gia kí kết.

- Các chủ thể này chưa có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do

hành vi của mình gây ra, chẳng hạn, khi một cá nhân, pháp nhân thực hiên một hành vi xâm phạm tới các quan hệ pháp luật quốc tế thì chỉ phải chịu hình phạt nằm trong các

28

định của luật quốc tế, trách nhiệm pháp lí của các vi phạm này thường được giải quyết

với danh nghĩa của quốc gia (trừ trường hợp đối với những tội phạm chiến tranh và tội phạm chống loài người).

3.1.2. Nhược điểm

Xã hội luôn vận động phát triển, đang thay đổi từng ngày mà quan điểm này là một

quan điểm “cứng nhắc” nên có thể nó khơng cịn phù hợp cho xã hội ngày nay nữa. Vì

bên cạnh chủ thể quốc gia, sự nổi lên của các chủ thể phi quốc gia là một trong những nhân tố tạo nên những thay đổi ấn tượng của quan hệ quốc tế thời hiện đại.

Công ty Xuyên quốc gia là một trong những chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất với những đặc điểm như tính cá nhân, tính quốc tế, mức độ thể chế, quan hệ với quốc gia,

có sự gắn bó đáng kể với chính trị. Sự chi phối lẫn nhau giữa chính trị và kinh tế, mục

đích lợi nhuận quá lớn của các công ty xuyên quốc gia đã quy định điều này. Không

kể quá khứ gắn với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, sự can thiệp của công ty xuyên quốc gia vào công việc nội bộ nước khác là hiện tượng không hề hiếm trong

trong thời hiện đại. Hiện nay, các phương pháp hoạt động chính trị của cơng ty xun

quốc gia thường là gây sức ép đối với nước sở tại và vận động hành lang ở chính

quốc để thay đổi c h í n h sách và luật pháp. Ngược lại, hoạt động của công ty xuyên

quốc gia cũng chịu ảnh hưởng khá lớn của mơi trường chính trị chính quốc và nước

sở tại cũng như mối quan hệ chính trị giữa chúng.

Sự ảnh hưởng của công ty xuyên quốc gia còn biểu hiện ở chỗ nhiều khi công ty

xuyên quốc gia được sử dụng như cơng cụ chính sách đối ngoại như bao vây cấm vận

quốc gia nào đó. Các cơng ty xun quốc gia buộc phải tuân theo quyết định của

quốc gia dù điều đó trái với lợi ích của chúng.

Vậy tại sao chúng ta lại không công nhận công ty xuyên quốc gia nói riêng và các chủ thể phi quốc gia nói chung là chủ thể của luật quốc tế?.

29

Một phần của tài liệu bai_lam_2019 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)