Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức đài phát thanh truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 25 - 28)

2.2 .Tổng quan các nghiên cứu trước về sự hài lòng trong công việc

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm vừa qua, rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học mang tính chất chuyên sâu có liên quan đến sự hài lịng trong cơng việc trên các lĩnh vực khác nhau được công bố. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu liên quan đến sự hài lịng trong cơng việc của người lao động được các tác giả áp dụng bằng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và thước đo sự hài lịng của người lao động, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện sự hài lịng trong cơng việc qua vài nghiên cứu như sau:

Trần Kim Dung và cộng sự (2005) áp dụng chỉ số mô tả công việc JDI và thuyết nhu cầu của Maslow (1943) để đo lường mức độ hài lịng trong cơng việc ở Việt Nam bằng cách khảo sát 500 người làm việc. Ngoài năm yếu tố trong mơ hình JDI như: (1) Bản chất cơng việc; (2) Tiền lương; (3) Thăng tiến; (4) Đồng nghiệp; (5) Các giám sát, kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm hai nhân tố mới là: (6) Phúc lợi và (7) Điều kiện làm việc. Qua đó, các tác giả đã khẳng định mức độ hài lòng với các nhu cầu vật chất thấp hơn một cách rõ rệt so với sự hài lòng các nhu cầu phi vật chất và hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lịng của nhân viên đó là bản chất cơng việc cùng đào tạo và thăng tiến. Qua kết quả nghiên cứu thì khơng có sự khác biệt trong ý nghĩa thống kê giữa các nhân viên theo trình độ học vấn nhưng lại có sự khác biệt trong ý nghĩa thống kê theo giới tính, tuổi tác, chức năng thực hiện cơng việc và thu nhập. Vấn đề của việc nghiên cứu này nhằm kiểm định giá trị các thang đo JDI cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lịng trong cơng việc của người Việt Nam như thế nào.

Thang đo Likert được xây dựng với 7 mức độ và các tác giả đã dùng phương pháp để xử lý số liệu là phân tích nhân tố EFA và phân tích yếu tố khẳng định CFA (Confirmatory

Factor Analysis). Đối với nghiên cứu này, nhược điểm của mẫu nghiên cứu là ở đặc

điểm, đối tượng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu đều là nhân viên đang thực hiện các khóa học ban đêm tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và họ được đánh giá là những người có định hướng về tương lai nhiều hơn, có nhu cầu phi vật chất cao hơn nhu cầu vật chất. Nên kết quả thể hiện yếu tố bản chất công việc cùng cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá là quan trọng nhất đối với sự thỏa mãn công việc của đối tượng khảo sát và dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa đánh giá đúng thái độ của nhân viên.

Phan Thị Minh Lý (2011) nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng về cơng việc của nhân viên trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế”. Kết quả cho thấy nhân viên tương đối hài lịng với cơng việc hiện tại của họ và việc xác định, đo lường 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng về cơng việc của nhân viên, bao gồm: Tính chất và áp lực công việc, thu nhập và các chế độ đãi ngộ, quan hệ và đối xử, triển vọng phát triển của ngân hàng và năng lực lãnh đạo, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hồi (2013), tác giả đã sử dụng mơ hình JDI đã điều chỉnh với 7 nhân tố gồm 5 nhân tố chính của mơ hình và 02 nhân tố được thêm vào cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu cũng như tình hình thực tế Việt Nam của Trần Kim Dung (2005) để đánh giá sự hài lịng của nhân viên đối với cơng việc tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin hữu nghị Việt-Hàn. Nghiên cứu được tiến hành trên 252 nhân viên đang làm việc tại trường, với công cụ thiết lập bao gồm 28 mục thuộc 7 yếu tố: (1) Đặc điểm công việc, (2) Điều kiện làm việc, (3) Thu nhập, (4) Phúc lợi, (5) Đào tạo thăng tiến, (6) Đồng nghiệp và (7) Cấp trên. Kết quả kiểm định cho thấy sự hài lịng chung có liên quan đến 7 yếu tố và qua kiểm định có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên gồm: (1) Đặc điểm công việc, (2) Điều kiện làm việc, (3) Đào tạo thăng tiến, (4) Thu nhập phúc lợi, (5) Đồng nghiệp. Kết quả kiểm định đã cho thấy khơng có sự khác biệt về sự hài lòng trong các yếu tố cá nhân gồm: tuổi, giới tính, trình

độ, thời gian cơng tác, bộ phận cơng tác, vị trí cơng tác; các yếu tố: công việc, điều kiện làm việc và đào tạo thăng tiến có mức hài lịng cao hơn mức hài lòng chung, các yếu tố

còn lại là thu nhập phúc lợi và đồng nghiệp có mức hài lịng thấp hơn mức hài lòng chung.

Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Thị Ngọc Phương (2013) về các nhân tố tác động đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên tại Trường Đại học Tiền Giang theo mơ hình JDI đã cho thấy rằng sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên chịu sự ảnh hưởng bởi 5 nhóm nhân tố: (1) Bản chất công việc, (2)Tiền lương, thưởng và phụ cấp, (3) Quan hệ làm việc, (4) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (5) Điều kiện vật chất. Các nhóm nhân tố này được đo lường thông qua 24 biến quan sát. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc nhằm góp phần thiết thực cho việc hoạch định nguồn nhân lực tại đơn vị công tác và mang lại nhiều hơn về sự hài lịng đối với cơng việc cho cán bộ trường đại học.

Ngồi những cơng trình nghiên cứu đã trình bày cịn vơ số cơng trình nghiên cứu ở ngồi nước và trong nước có liên quan đến một số vấn đề về nội dung đề tài này như: Franek và Vecera (2010) nghiên cứu sự hài lịng cơng việc ở Trường Trung cấp nghề tại Indonesia về đặc điểm cá nhân, đặc điểm công việc và phát triển nghề nghiệp; Onukwube (2012) nghiên cứu Mối tương quan của sự hài lịng cơng việc trong số các nhà khảo sát ở Công ty tư vấn tại Thành phố Lagos, Nigeria; Peerapong và cộng sự (2013) nghiên cứu Ảnh hưởng của đặc điểm công việc và sự hài lịng cơng việc tác động đến thị trường lao động của sinh viên mới tốt nghiệp ở Thái Lan; Trần Minh Hiếu (2013) nghiên cứu Sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang; Giao Hà Quỳnh Uyên (2015) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phịng tại Cơng ty phần mềm FPT Đà Nẵng”… Các cơng trình nghiên cứu này cho thấy trong quá trình làm việc của người lao động có sự hài lịng trong cơng việc hoặc khơng hài lịng trong cơng việc của mình theo các yếu tố như trên. Vì vậy, hiệu quả và hiệu suất làm việc bởi sự hài lịng, sự thỏa mãn trong cơng việc của tổ chức sẽ bị ảnh hưởng và đó là điều quan trọng giúp người lao động nỗ lực, gắn bó hơn với cơng việc và tổ chức của mình.

Đối với các nghiên cứu này, nhìn nhận từ góc độ thực tế, có thể thấy rằng trong suốt q trình làm việc của người lao động ít nhiều họ sẽ có sự hài lịng hoặc khơng hài lịng trong cơng việc của mình theo các nhân tố nói trên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu suất làm việc của tổ chức, đơn vị bởi sự hài lịng, thỏa mãn trong cơng

việc chính là điều kiện quan trọng giúp họ nổ lực, gắn bó hơn với cơng việc và tổ chức của mình. Đây cũng là nền tảng cho việc xây dựng mơ hình nghiên cứu đối với đề tài này mà tác giả đã đúc kết được từ các nghiên cứu trên (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc

STT Tác giả nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng Đặc điểm cơng việc (1) Bản chất cơng việc (2) Đặc điểm nhân (3) Thu nhập (4) Quan hệ làm việc (5) hội đào tạo và thăng tiến (6) Điều kiện làm việc (7) Phúc lợi (8) Đánh giá thành tích (9) 1 Smith và cộng sự (1969) X X X X 2 Ting (1997) X X 3 Ludy (2005) X X X X X 4 Boeve (2007) X X X X X 5 Franek và Vecera (2010) X X 6 Onukwube (2012) X X X X X 7 Peerapong và cộng sự (2013) X 8 Trần Kim Dung và cộng sự (2005) X X X X X X X 9 Phan Thị Minh Lý (2011) X X X X X X X

10 Nguyễn Thanh Hoài

(2013) X X X X X X X

11 Trần Minh Hiếu (2013) X X X X

12 Lê Nguyễn Đoan Khôi và

cộng sự (2013) X X X X X

13 Giao Hà Quỳnh Uyên

(2015) X X X X X X

Tổng cộng: 8/13 5/13 7/13 10/13 9/13 10/13 6/13 3/13 3/13

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức đài phát thanh truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)