Phân tích hồi quy bội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện giồng trôm tỉnh bến tre (Trang 49)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THIẾT

4.4.2 Phân tích hồi quy bội

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3

Trong đó:

Y: Hành vi gian (HVGL) X1: Cơ hội (COHOI)

X2: Khả năng hợp lý hành vi (HOPLY) X3: Động cơ (DONGCO)

Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy

Mơ hình R R bình phương

R bình phương hiệu

chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin-Watson

1 .766a .587 .583 .59434 1.770

(Nguồn: Phụ lục 4) Bằng kỹ thuật hồi quy đa biến, phân tích này nhằm xây dựng mơ hình, xác định mối quan hệ giữa hành vi gian lận thuế TNCN với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN, khẳng định tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN của người dân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre cũng như chứng minh tính đúng đắn của mơ hình trong điều kiện nghiên cứu cụ thể để từ đó có những gợi ý giải pháp cụ thể trong việc đề ra kế hoạch, phân bổ nguồn lực trong công tác quản lý.

Phương pháp được sử dụng để phân tích hồi quy trong nghiên cứu này là phương pháp Enter. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,583 nghĩa là có 58,3% sự biến thiên của Hành vi gian lận thuế được giải thích bởi sự biến thiên của 3 thành phần: Động cơ, Cơ hội, Khả năng hợp lý hành vi với độ tin cậy là 95% (mức ý nghĩa thống kê F trong ANOVA < 0,05).

Coefficientsa

Mơ hình Hệ số chưa chuần hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn

Beta Sai số VIF

1 (Hằng số) 1.267 .080 15.793 .000 COHOI .146 .030 .230 4.896 .000 .635 1.575 HOPLY .412 .026 .623 16.167 .000 .940 1.064 DONGCO .081 .031 .124 2.648 .009 .640 1.562 a. Dependent Variable: HVGL

Durbin-Watson = 1,770 thỏa mãn yêu cầu 1 < Durbin-Watson < 3 và Hệ số phóng đại phương sai VIF = 1/Tolerance thỏa điều kiện 1 ≤ VIF < 5, cho thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Xem xét kiểm định F thơng qua phân tích phương sai như bảng trên. Vì Sig. = 0,000 nên bác bỏ giả thuyết hệ số xác định tổng thể R2 = 0, có nghĩa là ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Xem xét kiểm định t như bảng trên. Với giả thuyết Ho là hệ số hồi quy của các biến độc lập β = 0, thì các nhân tố Động cơ, Cơ hội, Khả năng hợp lý hành vi đều có Sig. < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết Ho ở mức ý nghĩa 95%. Vậy là 3 biến độc lập này đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa như sau:

HVGL = 1,267 + 0,23*CƠ HỘI + 0,623*HỢP LÝ + 0,124* ĐỘNG CƠ

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Trong phương trình trên, giả định các yếu tố khác trong phương trình khơng đổi, khi cơ quan thuế đánh giá cơ hội gian lận là 100% thì xác suất để hành vi gian lận xảy ra là 23%. Tương tự, khả năng hợp lý hóa hành vi của người dân là 100% thì xác suất để hành vi gian lận xảy ra là 62,3%, động cơ gian lận là 100% thì xác suất để xảy ra hành vi gian lận là 12,4%. Qua kết quả chạy mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy các yếu tố cơ hội, động cơ gian lận và khả năng hợp lý hóa hành vi là các yếu tố tác động đến hành vi gian lận thuế TNCN của người dân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

4.4.3. Dị tìm sự vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy bội

*Giả định liên hệ tuyến tính:

Kiểm tra giả định này bằng đồ thị phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa trên trục tung, và giá trị dự đốn chuẩn hóa trên trục hồnh. Nếu giả định liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm nghĩa là ta sẽ khơng thấy có mối liên hệ nào giữa các giá trị dự đoán với phần dư vì chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên. Theo đồ thị phân tán scatter bên dưới, phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ

khơng tạo thành một hình dạng nào. Như vậy giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau nên giả định này không bị vi phạm.

Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scatterplot

*Giả định phần dư có phân phối chuẩn:

Theo biểu đồ tần số phần dư chuẩn hoá, ta thấy đường cong phân phối chuẩn được vẽ chồng lên biểu đồ tần số có giá trị trung bình Mean 1,1*10-15 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn = 0,995 (gần bằng 1 hay xấp xỉ chuẩn) nghĩa là giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm. Chúng ta có thể xem thêm biểu đồ P-P Plot và thấy rằng các điểm quan sát không phân tán quá xa đường chéo kỳ vọng, do đó có thể kết luận rằng giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

Hình 4.3: Đồ thị Q-Q Plot của phần dư

* Giả định về tính độc lập của phần dư:

Đại lượng thống kê Durbin-Watson có giá trị = 1,770 biến thiên trong khoảng từ 0 đến 3 nên ta chấp nhận giả thuyết khơng có sự tương quan chuỗi bậc nhất.

*Giả định đa cộng tuyến:

Hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) được sử dụng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Nếu chỉ số này vượt quá giá trị 10 biểu thị cho vấn đề đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong phương trình hồi quy này, hệ số VIF của các biến độc lập có giá trị nhỏ hơn 2, nghĩa là khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập. Vậy giả định đa cộng tuyến không bị vi phạm.

4.4.4. Kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết H1: Cơ hội có tác động dương (+) lên Hành vi gian lận thuế. Với hệ số hồi quy đã chuẩn hóa β1 = 0,23 và mức ý nghĩa thống kê sig. (β1) = 0,000 < 0,05, giả thuyết H1 được chấp nhận.

Giả thuyết H2: Khả năng hợp lý hóa hành vi có tác động dương (+) lên Hành vi gian lận thuế. Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0,623 và mức ý nghĩa thống kê sig. (β2) = 0,000 < 0,05, giả thuyết H2 được chấp nhận.

Giả thuyết H3: Động cơ có tác động dương (+) lên Hành vi gian lận thuế. Với hệ số hồi quy chuẩn hóa β3 = 0,124 và mức ý nghĩa thống kê sig. (β3) = 0,009 < 0,05, giả thuyết H3 được chấp nhận.

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả kiểm ðịnh

Giả thuyết H1: Cơ hội có tác động dương (+) lên Hành vi gian lận thuế.

Chấp nhận giả thuyết vì Sig. = 0,000 < 0,05

Giả thuyết H2: Khả năng hợp lý hành vi có tác động dương (+) lên Hành vi gian lận thuế

Chấp nhận giả thuyết vì Sig. = 0,000 < 0,05

Giả thuyết H3: Ðộng cơ có tác động dương (+) lên Hành vi gian lận thuế

Chấp nhận giả thuyết vì Sig. = 0,009 < 0,05

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phần này tác giả sẽ đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố động cơ, cơ hội và khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận đến hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cũng như nêu ra một số đề xuất để hạn chế hành vi gian lận thuế TNCN đối với các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Cuối cùng là nêu một số hạn chế của đề tài nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố động cơ, cơ hội, khả năng hợp lý hóa

hành vi gian lận có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN của các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi các cá nhân có động cơ thực hiện hành vi gian lận thì họ sẽ gian lận và một khi hành vi gian lận đó bị phát hiện họ sẽ biện minh, lý giải về hành vi gian lận đó đồng thời cho là hợp lý và được xem là chấp nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó, khi có động cơ hay áp lực buộc phải thực hiện hành vi gian lận thuế thì họ cần phải tranh thủ, tận dụng các cơ hội như kẽ hở của pháp luật, sự yếu kém về năng lực, trình độ chun mơn trong quản lý thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ngành thuế và các cơ quan có liên quan đến quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bên cạnh đó do chính sách về thuế TNCN chưa ổn định, thường xuyên thay đổi, tạo điều kiện cho các cá nhân gian lận thuế TNCN... khi đó hành vi gian lận thuế sẽ xảy ra.

Khi đưa vào phương trình hồi quy tuyến tính đa biến nhằm lượng hóa mối liên hệ giữa hành vi gian lận thuế và các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế. Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố xem xét đều có ảnh hưởng dương, trong đó yếu tố hợp lý hóa hành vi gian lận là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi gian lận thuế, nếu tăng giá trị của một trong bất kỳ ba yếu tố trên thì sẽ làm tăng khả năng gian lận thuế TNCN nhưng nếu để tăng khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận thì xác xuất để xảy ra hành vi gian lận là lớn nhất. Từ đó cho thấy các nhà làm cơng tác quản lý Nhà nước có thể hạn

chế được việc gian lận thuế TNCN của các các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất thơng qua việc tác động vào từng yếu tố cơ hội gian lận, động cơ gian lận, đặc biệt là khả năng hợp lý hóa hành vi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, hạn chế thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

Qua kết quả phân tích mối tương quan từ mơ hình hồi quy tuyến tính giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN với hành vi gian lận thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cho thấy các yếu tố động cơ, cơ hội và khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN. Cụ thể như sau:

Yếu tố động cơ gian lận có hệ số tương quan thấp nhất trong 3 yếu tố ảnh hưởng

đến hành vi gian lận thuế TNCN với hành vi gian lận thuế là 0,124 và giá trị Sig. là 0,009. Kết quả này cho thấy biến động cơ gian lận có tác động dương đến hành vi gian lận thuế và tác động này có ý nghĩa thống kê rất cao. Kết quả này cũng tương tự kết quả tìm được trong nghiên cứu của Donald (1987), Albrecht và các cộng sự (1983). Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tổ đầu tiên để thực hiện hành vi gian lận là yếu tố động cơ gian lận. Đế giải thích điều này tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, qua diễn biến thực trạng về hành vi gian lận thuế ở trong nước nói chung và ở Giồng Trơm nói riêng trong những năm qua cho thấy, động cơ hay áp lực để thực hiện hành vi gian lận thuế chủ yếu là do thiếu niềm tin vào chính sách thuế, người dân nghĩ rằng sẽ bị thiệt thịi khi mình làm ăn chân chính trong khi nhiều người khác cùng thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn thực hiện gian lận thuế TNCN mà khơng bị phát hiện hoặc khi bị phát hiện thì mức độ xử lý hành vi gian lận đó chưa đủ sức răn đe và gian lận thuế khơng phải là vấn đề to lớn gì theo quan niệm của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, người dân mất niềm tin vào Nhà nước do một phần lớn tiền thuế thu về Ngân sách Nhà nước được Nhà nước sử dụng chưa hiệu quả nên người dân chấp hành pháp luật về thuế chưa cao. Mặt khác với điều kiện hiện nay thì nhiều cán bộ cơng chức và nhiều người mơi giới (trong đó có cả cơng chức) vẫn cịn thực hiện hành vi tiếp tay cho người dân để họ thực hiên hành vi gian lận thuế TNCN xảy ra rất nhiều, thế nhưng khi phát

hiện ra thì việc xử lý các trường hợp đó chưa nghiêm.

Với chính sách thuế hiện nay (đặc biệt là Luật thuế TNCN) ở Việt Nam còn nhiều kẽ hở, trong khi việc quản lý còn nhiều yếu kém, biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe, mặt khác hiện nay chi phí từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất quá cao như: phí đo đạc, phí chứng thực, phí dịch vụ cấp quyền sử dụng đất, phí đi lại, lệ phí trước bạ, thuế TNCN… .Để giảm bớt chi phí trên nên người dân, môi giới, công chức lợi dụng kẽ hở pháp luật về thuế để lách luật với mục đích chiếm đoạt tiền thuế nhằm giảm chi phí, tăng thu nhập cho bản thân. Qua đó cho thấy xuất phát từ niềm tin của người dân về chính sách thuế TNCN nói riêng và chính sách thuế nói chung chưa cao, để giảm bớt những chi phí, hoặc cá nhân người mơi giới, hoặc công chức, hoặc người dân muốn có thêm thu nhập để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho bản thân và gia đình .... đã tạo nên động cơ cho người dân thực hiện hành vi gian lận thuế.

Yếu tổ khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận có tương quan cao nhất trong 3 yếu

tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN, với hành vi gian lận thuế là 0,623 và giá trị Sig.= 0,000. Như vậy biến khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận có tác động dương đến hành vi gian lận thuế với mức ý nghĩa thống kê khá cao. Kết quả này cũng tương tự kết quả tìm được trong nghiên cửu của Donald (1987), Albrecht và các cộng sự (1983).

Thực tế ở Giồng Trôm, khi người dân bị phát hiện hành vi gian lận thuế thì họ biện minh hành vi thực hiện của mình bằng các lý giải để hợp lý hóa hành vi gian lận cho rằng họ gian lận thuế TNCN do xác suất bị phát hiện là rất thấp, sẵn sàng nhận sai phạm và khắc phục hậu quả cho hành vi gian lận thuế TNCN với cơ quan thuế khi bị phát hiện thì họ cũng khơng bị ảnh hưởng, cụ thể: uy tín, cơng việc làm ăn. Ngồi ra các văn bản hướng dẫn về thuế chưa cụ thể, rõ ràng, cùng một văn bản nhưng đưa đến nhiều cách hiểu, từ đó người dân có thể vận dụng để gian lận thuế. Từ những hiểu nhầm trong quy định của Luật thuế đến khả năng phát hiện gian lận của cơ quan quản lý nhà nước yếu kém và hình thức xử lý vi phạm không đủ sức răn đe ....Chính vì những lý giải, biện minh trên thì khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận thuế của người

dân cho rằng hành vi gian lận thuế là hành vi có thể chấp nhận được.

Yếu tố cơ hội gian lận có tương quan với hành vi gian lận thuế là 0,23 và giá trị

sig là 0,000. Như vậy biến cơ hội gian lận có tác động dương đến hành vi gian lận thuế với mức ý nghĩa thống kê khá cao. Kết quả này cũng tương tự kết quả tìm được trong nghiên cứu của Donald (1987), Albrecht và các cộng sự (1983).

Ngành thuế còn thiếu cơ sở pháp lý để kiểm tra, xử lý hành vi kê khai chưa đúng giá khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chưa có cơ sở để kiểm tra người dân chỉ có nhà ở, đất ở duy nhất hoặc khơng có cơ sở để phát hiện trường hợp gian lận thuế từ chuyển nhượng bắc cầu, chưa có cở sở để xác định chuyển nhượng sang tay, dẫn đến việc xác định số thuế TNCN phải nộp chưa đúng, chưa đầy đủ, điều này đã tạo cơ hội tốt cho người dân thực hiện hành vi gian lận.

Trên cơ sở đó, các nhà làm cơng tác quản lý Nhà nước có thể hạn chế được việc gian lận thuế TNCN của các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất thơng qua việc tác động vào từng yếu tố cơ hội gian lận, động cơ gian lận, đặc biệt là tác động mạnh khả năng hợp lý hóa hành vi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế cho NSNN. Từ kết quả nghiên cứu, để hạn chế hành vi gian lận thuế của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện giồng trôm tỉnh bến tre (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)