Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 56)

STT MÃ BIẾN TÊN BIẾN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Biến phụ thuộc 1 NPL/TL Tỷ lệ nợ xấu so với tổng các khoản vay

2 NPL Tỷ lệ nợ xấu

* Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) * Ekanayake E.M.N.N and Azeez A.A. (2015) * Võ Thị Ngọc Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Điệp (2014)

3 LnNPL Logarit tỷ lệ

nợ xấu Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013)

Biến độc lập

1

∆GDP trưởng GDP Tốc độ tăng

* Tác động ngược chiều:

+ Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013)

+ Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) + Ekanayake E.M.N.N and Azeez A.A. (2015) + Võ Thị Ngọc Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Điệp (2014)

+ Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013) 2 UNE Tỷ lệ thất

nghiệp

* Tác động cùng chiều: Ahlem Selma Messai

and Fathi Jouini (2013)

* Khơng có ý nghĩa thống kê: Ekanayake E.M.N.N and Azeez A.A. (2015)

3 RIR Lãi suất thực

* Tác động cùng chiều:

+ Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini

(2013)

+ Louzis, Vouldis, Metaxas (2010) + Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013)

* Tác động ngược chiều: Fofack (2005)

4 AWPR

Lãi suất cho vay thị trường

* Tác động cùng chiều:

+ Ekanayake E.M.N.N and Azeez A.A.

(2015)

+ Võ Thị Ngọc Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Điệp (2014)

5 INF Tỷ lệ lạm phát

* Tác động cùng chiều:

+ Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur

(Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013)

* Tác động ngược chiều:

+ Ekanayake E.M.N.N and Azeez A.A. (2015)

* Khơng có ý nghĩa thống kê: Võ Thị Ngọc

Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Diệp (2014)

6 EXR Tỷ giá

* Khơng có ý nghĩa thống kê:

+ Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) + Võ Thị Ngọc Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Diệp (2014)

7 LnSIZE Quy mô

ngân hàng

* Tác động cùng chiều:

+ Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013)

+ Das và Gosh (2007)

* Tác động ngược chiều:

+ Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) + Ekanayake E.M.N.N and Azeez A.A.(2015) + Hu và cộng sự (2006)

8 Solvency

Tỷ suất khả năng hoàn

trả

* Tác động cùng chiều: Marijana üurak

(Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013)

9 OPE

Tỷ lệ chi phí so với thu

nhập

* Tác động cùng chiều: Ekanayake E.M.N.N

và Azeez A.A.(2015) 10 LA Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản * Tác động cùng chiều:

+ Ekanayake E.M.N.N và Azeez A.A.(2015) + Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013) 11 PLL Tỷ lệ dự

phòng rủi ro

* Tác động cùng chiều:

+ Hasan and Wall (2004)

* Khơng có ý nghĩa thống kê:

+ Ekanayake E.M.N.N và Azeez A.A.(2015)

12 ∆GRL

Tỷ lệ tăng trưởng cho

vay

* Tác động ngược chiều: Ekanayake

E.M.N.N và Azeez A.A.(2015)

13 TOTALASSET Tổng tài sản * Tác động cùng chiều: Nguyen Thi Minh Hue (2015) 14 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản * Tác động ngược chiều: + Godlewski (2004)

+ Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013)

+ Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) + Ekanayake E.M.N.N and Azeez A.A.(2015)

15 ROE Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu * Tác động ngược chiều: + Godlewski (2004) + Fofack (2005)

* Khơng có ý nghĩa thống kê: Đỗ Quỳnh

Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013) 16 LLR/TL Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng các khoản vay * Tác động cùng chiều:

+ Hasan and Wall ( 2004)

* Khơng có ý nghĩa thống kê:

+ Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013) 17 ∆LOANS Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng * Tác động cùng chiều:

+ Tarron Khemraj and Sukrishnalall Pasha

* Tác động ngược chiều:

+ Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) + Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013)

* Khơng có ý nghĩa thống kê:

+ Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013)

18 NPLt-1 Tỷ lệ nợ xấu năm trước

* Tác động cùng chiều:

+ Ekanayake E.M.N.N và Azeez A.A.(2015) + Võ Thị Ngọc Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Diệp (2014)

+ Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.4. Đóng góp mới của đề tài

Tác giả dựa vào các nghiên cứu trước để đưa ra các phương pháp ước lượng và các biến trong bài nghiên cứu của tác giả, nhưng có cập nhật bổ sung thêm dữ liệu của năm 2015 và đưa thêm dữ liệu của ngân hàng BIDV vào nghiên cứu để tìm ra những phát hiện mới, những đề xuất mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả đưa ra những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những nhược điểm đang tồn tại, phát triển những điểm mạnh chưa được phát huy trong cách quản lý rủi ro tính dụng nói chung và nợ xấu nói riêng của các ngân hàng.

Kết luận chương 2

Qua việc phân tích cơ sở lý luận, các khái niệm vền NHTM và nợ xấu, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan, ta thấy được tầm quan trọng của việc kiểm soát nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và cả nền kinh tết nói chung. Bên cạnh đó, ta có thể hiểu rõ bản chất, nguyên nhân của nợ xấu để qua đó chọn lọc các giải pháp xử lý và khắc phục nợ xấu phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Tác giả lược khảo một vài nghiên cứu trước trên thế giới và trong nước có liên quan để làm cơ sở cho bài nghiên cứu của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Tình hình tín dụng của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn vốn huy động được của các ngân hàng có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn tín dụng và trực tiếp gân ra nợ xấu nếu nguồn vốn huy động đó khơng được sử dụng một cách hợp lý. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay để tạo ra lợi nhuận, đây là cách giải quyết thuận lợi cho cả hai bên. Khách hàng thiếu vốn có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, giúp duy trì sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô thị phần đối với các doanh nghiệp, giúp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân. Ngược lại, ngân hàng thu lãi từ nguồn vốn cho vay để trả lãi cho các khách hàng gửi tiền, chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận.

Các ngân hàng niêm yết dều có xu hướng gia tăng dư nợ cho vay qua các năm. Trong đó, dư nợ cho vay lớn nhất là NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam và thấp nhất là NHTMCP Quốc Dân. Dư nợ cho vay của các NHTMCP Việt Nam niêm yết từ 2006 đên 2015 được trình bày ở phụ lục 5.

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng.

Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam niêm yết từ 2007 – 2015.

Ngược lại với xu hướng gia tăng dự nợ cho vay thì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng niêm yết lại có xu hướng giảm mạnh. Năm 2009 và 2010, tăng trưởng tín dụng tăng mạnh là do tác động của gói hỗ trợ lại suất 4% của Chính Phủ và lãi suất cơ bản được hạ từ 14% xuống cịn 7%.

Tăng trưởng tín dụng bắt đầu chậm lại từ năm 2011 do phải thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, lãi suất cho vay vẫn cao, nợ xấu tăng cao, bất động sản đi xuống. Ngày 13/02/2012 NHNN ban hành chỉ thị số 01/CT –NHNN về việc tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.

mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn này. Kết quả là lạm phát đã giảm về mức một con số nhưng hậu quả là tăng trưởng tín dụng thấp.

Đặc biệt, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng âm vào năm 2014, năm 2015 tuy giảm bớt nhưng vẫn nằm trong vùng có tỷ lệ tăng trưởng âm. Đây là một trong những ngân hàng nằm trong số những ngân hàng với lợi nhuận nghìn tỷ của hệ thống ngân hàng. Năm 2013 NHNN yêu cầu rất quyết liệt về việc tất toán trạng thái vàng và chống đơ la hóa thị trường đã để lại hậu quả nặng nề và khiến Eximbank lỗ càng nặng nề hơn. Thêm vào đó ngân hàng này đã tập trung nguồn vốn vào khu vực phi tín dụng : mua bán đầu tư chứng khốn, góp vốn mua cổ phần,...Nguồn vốn huy động bị ứ động, không thể giải ngân mặc dù năm 2014 mặt bằng lãi suất liên tục giảm nhưng ngân hàng này vẫn thừa tiền do thiếu kênh đầu tư hiệu quả.

3.2. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2015 chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2015

3.2.1. Tổng quan về tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

Tín dụng là hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Rủi ro được nhắc đến trong hoạt động tín dụng của các NHTM ở đây đó là nợ xấu. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại tất yếu này sẽ trở nên nguy hiểm khi con số nợ xấu tăng cao. Các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khốn nói riêng đang nổ lực quyết liệt thực hiện chỉ đạo của NHNN, triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3%.

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu lấy từ Data Bankscope và thống kê của NHNN Việt Nam.

Hình 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam và các NHTMCP Việt Nam niêm yết từ 2006 – 2015.

Nhìn vào hình 3.2 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết ở mức thấp hơn so với 3%. Năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, nền kinh tế nước ta chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mơ có nhiều yếu tố khơng thuận lợi, lạm phát tăng cao duy trì ở mức 2 con số, đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng NHTMCP Việt Nam niêm yết tăng cao. Cụ thể NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có mức tăng cao nhất từ 0.88% năm 2007 lên đến 4.71% năm 2008. Bên cạnh đó, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng có mức tăng cao từ 1.92% năm 2007 lên đến 4.61% năm 2008, cả hai ngân hàng đều có mức nợ xấu vượt ngưỡng 3%. Tuy tăng cao nhưng tỷ lệ của các NHTMCP Việt Nam niêm yết vẫn nhỏ hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 3.5%.

Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tăng từ 2.2% năm 2009 lên 2.52% nhưng tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết lại giảm từ 1.72% năm 2009 xuống còn 1.41%.

Lịch sử tỷ lệ nợ xấu lập lại lần nữa vào năm 2012 khi mà tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng và các NHTMCP Việt Nam niêm yết đều tăng đột biến, các NHTMCP Việt Nam niêm yết lên đến 3.2%, tuy vẫn nhỏ hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 4.8% nhưng đã vượt ngưỡng 3%, và đây là điều cần phải xử lý quyết liệt vì nó có thể đẩy mức nợ xấu lên đến mức nguy hiểm trong tương lai. Góp phần đẩy tỷ lệ nợ xấu lên cao nhiều nhất là con số tỷ lệ nợ xấu dáng chú ý của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội với tỷ lệ nợ xấu là 8.83% do phải gánh thêm nợ xấu khi sát nhập với Habubank. Habubank đã mang về cho SHB con số dư nợ của Vinashin lên đến 4.004 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/012. Khoản nợ này là nguyên nhân của việc Habubank từ bỏ 20 năm tồn tại của mình để sát nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội.

Tiếp theo là NHTMCP Quốc Dân với 5.64% cũng đã góp phần khơng nhỏ vào việc làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng cao. Năm 2012 khi vẫn còn là NHTMCP Nam Việt thì ngân hàng này đã hoạt động không hiệu quả, nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn: khơng hồn thành kế hoạch, nợ xấu tăng cao, đặc biệt gặp vấn đề lớn trong quản trị rủi ro, phân bổ nguồn lực không hiệu quả,..Sự việc đã kéo lan sang năm 2013 với tỷ lệ nợ xấu lên đến 6.06%. Thấy được tình hình khó khăn đó, NHNN đã phê duyệt đề án tái cấu trúc cho ngân hàng này, để bắt đầu cho hành trình mới NHTMCP Nam Việt đã đổi tên thành NHTMCP Quốc Dân và đạt được những kết quả khả quan, cụ thể năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể chỉ còn 2.52% sang năm 2015 chỉ còn 2.11%.

Năm 2012 nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết tăng mạnh trở lại và vượt ngưỡng 3%. Thời điểm này, các báo cáo về tỷ lệ nợ xấu xuất hiện sự khơng đồng nhất, có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng tại thời điểm ngày 31/05/2012 thì tỷ lệ nợ xấu khoản 4.47%. Trong khi đó, theo báo cáo của thanh tra NHNN thì tỷ lệ này ở mức hơn 8%. Và điều đáng lo ngại là theo báo cáo của Fitch Ratings thì tỷ lệ nợ xấu này ở mức ngất ngưởng hai con số là 13%. Vấn đề nợ xấu lúc này đã trở thành chủ đề nóng bỏng được quan tâm rất

nhiều không chỉ ở các NHTMCP Việt Nam niêm yết mà còn ở cả hệ thống ngân hàng đến cả Chính Phủ.

Sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết bắt đầu giảm, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.62% vào năm 2015. Nguyên nhân là do chính phủ thành lập công ty quản lý tài sản để mua lại nợ xấu từ các ngân hàng. Tuy hiệu quả hoạt động của công ty này chưa được phản ảnh rõ ràng nhưng động thái này đã giúp các ngân hàng đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế tốn của mình.

3.2.2. Phân tích dư nợ cho vay theo chất lượng nợ vay của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại Việt Nam, các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 xếp vào danh mục nợ xấu của ngân hàng.

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng niêm yết năm 2014 và 2015.

Hình 3.3: Các nhóm nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết năm 2014 và 2015

Tuy tỷ lệ nợ xấu năm 2015 là 1.62% thấp hơn năm 2014 là 2.06% nhưng nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu và có xu hướng tăng vào năm 2015, cụ thể theo báo cáo tài chính của các ngân hàng

2014 chỉ có 16.488.910 triệu đồng, tăng 31.63%. Đây là điểm mà các ngân hàng cần chú ý vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Xét về tỷ trọng nợ nhóm 5( nợ có khả năng mất vốn) của các NHTMCP Việt Nam niêm yết chiếm khá lớn so với tổng nợ xấu. Đặc biệt có xu hướng tăng dần qua các năm.

Bảng 3.2.Tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ nhóm 5/Tổng nợ xấu (%) 2006 3.784 12.078 31.33 2007 3.526 9.424 37.42 2008 5.325 13.718 38.82 2009 5.499 13.822 39.78 2010 7.549 15.929 47.39 2011 6.592 18.059 36.50 2012 12.146 32.492 37.38 2013 16.959 32.634 51.97 2014 16.489 32.897 50.12 2015 21.705 33.223 65.33

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng

Dựa vào bảng 3.2 có thể thấy được từ năm 2011 tỷ trọng nợ nhóm 5 đã chiếm hơn 50% tổng nợ xấu, đến năm 2015 đã lên đến 65.33%. Trong đó, nhóm ngân hàng nhà nước như NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và NHTMCP Cơng thương Việt Nam ln có tỷ lệ nợ có khả năng mất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)