CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.2. Mô tả biến và xây dựng các giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu
4.2.2. Xây dựng các giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu
Theo nghiên cứa của Võ Thị Ngọc Hà, Lê Vĩnh Triển, Hồ Diệp (2014); Dash và Kabra (2010); Das và Gosh (2007) tìm thấy sự tác động tích cực của tỷ lệ nợ xấu năm trước đến tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ (2015), tìm thấy khi tỷ lệ nợ xấu năm trước tăng thì tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại có thể tăng theo (sự tương quan này ở mức độ cao).
Theo kỳ vọng của tác giả, khi tỷ lệ nợ xấu năm trước còn tồn đọng lại nhiều sẽ kéo theo tỷ lệ nợ xấu năm sau tăng và ngược lại.
Giả thuyết H1: có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành.
* Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho khác khoản nợ xấu (PLL)
Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) tìm thấy mối tương quan thuận giữa dự phịng rủi ro tín dụng với nợ xấu. Trong khi đó, nghiên cứu của Ekanayake E.M.N.N và Azeez A.A.(2015) lại khơng tìm thấy mối tương quan giữa dự phịng rủi ro tín dụng với nợ xấu.
Theo kỳ vọng của tác giả, khi các khoản vay của ngân hàng có chất lượng khơng tốt dẫn đến trở thành nợ xấu thì các ngân hàng cần phải sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu này. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho khác khoản nợ xấu càng tăng chứng tỏ nợ xấu ngân hàng tăng. Nếu các khoản vay có chất lượng tốt, ngân hàng sẽ giảm trích lập dự phịng rủi ro.
Giả thuyết H2: có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro cho khác khoản nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu.
* Tỷ suất khả năng hoàn trả (SOLVENCY)
Theo Marijana uurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất khả năng hoàn trả và nợ xấu.
hồn trả cao sẽ có xu hướng mở rộng hoạt động tín dụng và khả năng nợ xấu tăng là hồn tồn có thể xảy ra.
Giả thuyết H3: có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ suất khả năng hoàn trả và tỷ lệ nợ xấu.
* Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CREDGR)
Trong nghiên cứu của Bercoff et al. (2002) đã kiểm tra hệ thống ngân hàng ở Argentine và nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) cho rằng việc mở rộng tín dụng nhanh chóng gây nên sự gia tăng những khoản nợ xấu. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ (2015) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu.
Tác giả kỳ vọng cũng sẽ tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Các ngân hàng càng mở rộng cho vay, cho vay càng nhiều thì nợ xấu sẽ gia tăng. Áp lực về mục tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm từ NHNN, các ngân hàng sẵn sàng mở rộng cho vay vào các lĩnh vực tìm ẩn nhiều rủi ro đang rất cần vốn.
Giả thuyết H4: có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.
* Quy mô ngân hàng (LnSIZE)
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tác động cùng chiều như : Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013); Dash và Ghosh (2007) và ngược chiều như: Salas và Saurina (2002).
Qua phân tích thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam niêm yết, tác giả thấy các ngân hàng có quy mơ càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Các ngân hàng có quy mơ tài sản lớn, có sức ảnh hưởng dây chuyền và tác động mạnh đến nền kinh tế, các ngân hàng này sẵn sàng chấp nhận rủi ro do ỷ lại và mong đợi vào sự giúp đỡ của chính phủ khi gặp khó khăn hoặc có nguy cơ phá sản.
Vì vậy, tác giả kỳ vọng sẽ có sự tác động cùng chiều giữa giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu.
Giả thuyết H5: có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.
* Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm trước (ROEi,t-1)
Nghiên cứu của Fofack (2005) và nghiên cứu của Thạc Sĩ Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm trước và tỷ lệ nợ xấu.
Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng sẽ tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm trước và tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số quan trọng, phản ánh chính xác khả năng ngân hàng sử dụng vốn để sinh lời. Những ngân hàng hoạt động tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, lợi nhuận năm trước cao thì ít phải đối mặt với hoạt động cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro.
Giả thuyết H6: có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm trước và tỷ lệ nợ xấu.
* Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPGR)
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và nợ xấu như trong nghiên cứu của Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013); Rajan và Dhal (2003); Dash và Ghosh (2007).
Theo kỳ vọng của tác giả, GDP là một trong những chỉ tiêu quan trọng được dùng để đo lường sự phát triển của một quốc gia. Tỷ lệ tăng trưởng GDP cao cho thấy nền kinh tết đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp hoạt động hiểu quả, lợi nhuận thu được cao, tiền lương tăng,...nguồn thu để trả nợ của khách hàng càng mạnh và khi đó tỷ lệ nợ xấu giảm.
* Tỷ lệ lạm phát (CPI)
Trong nghiên cứu của Marijana üurak (Croatia), Sandra Pepur (Croatia), Klime Poposki (Macedonia) (2013) và Fofack (2005); Rinaldi and Sanchis arellano (2006) tìm thấy mối tương quan thuận giữa tỷ lệ lạm phát và nợ xấu.
Theo kỳ vọng của tác giả, khi lạm phát tăng tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, sản xuất phát triển không đều, các doanh nghiệp thu lỗ, ảnh hưởng đến thu nhập thực của khách hàng, làm thu nhập thực giảm đi,...ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng và làm nợ xấu tăng.
Giả thuyết H8: có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu.
* Tỷ lệ thất nghiệp (UNE)
Theo nghiên cứu của Rinaldi and Sanchis arellano (2006) về nợ xấu của hộ gia đình bằng dữ liệu bảng thu thập từ các quốc gia Châu Âu, tác giả tìm thấy sự tác động cùng chiều mạnh mẽ của tỷ lệ thất nghiệp lên nợ xấu. Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini (2013) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thất nghiệp và nợ xấu với mức ý nghĩa 1%.
Theo kỳ vọng của tác giả, tỷ lệ thất nghiệp tăng làm thu nhập của người dân giảm, và khả năng trả nợ của khách hàng cũng giảm dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng.
Giả thuyết H9: có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu.
* Lãi suất cho vay bình quân trên thị trường (LENDRATE)
Trong nghiên cứu của Rinaldi and Sanchis arellano (2006), Ekanayake E.M.N.N và Azeez A.A. (2015) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay bình quân trên thị trường, tức là tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng khi lãi suất cho vay bình quân trên thị trường tăng.
Lãi suất cho vay bình qn trên thị trường khi có chiều hướng gia tăng ( loại bỏ yếu tố lạm phát) sẽ khiến cho các ngân hàng cũng gia tăng lãi của các khoản vay hiện hữu và các khoản vay trong tương lai, sự gia tăng lãi suất khiến cho khách hàng phải trả lãi nhiều hơn và khả năng khơng đủ nguồn tài chính để trả nợ là hồn tồn có thể xảy ra và khiến cho nợ xấu có chiều hướng tăng.
Giả thuyết H10: có mối tương quan cùng chiều giữa lãi suất cho vay bình quân trên thị trường và tỷ lệ nợ xấu.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để phân tích tác động của 10 yếu tố (tỷ lệ nợ xấu năm trước, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, tỷ suất khả năng hoàn trả, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm trước, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay bình quân trên thị trường) đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.
Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng phổ biến: Fixed Effect (FEM) và Random Effect (REM) để hồi quy mơ hình. Các ước lượng này được thực hiện bằng phần mềm Stata 13. Đồng thời, tác giả sử dụng kiểm định:
Hausman: kiểm định sự phù hợp giữa FEM và REM, với giả thuyết H0: REM hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng thêm các kiểm định khác để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.