Thực trạng chính sách chi trả cổ tức tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định cổ tức, trường hợp của việt nam (Trang 30 - 35)

3. Thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng chính sách chi trả cổ tức

3.2. Thực trạng chính sách chi trả cổ tức tại Việt Nam

3.2.1. Thực trạng chính sách chi trả cổ tức

Hiện tại, nhìn chung trên thị trường chứng khốn Việt Nam, có hai chính sách chi trả cổ tức phổ biến: chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động và chính sách cổ tức ổn định. Cổ tức chi trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Với chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, doanh nghiệp sẽ ưu tiên giữ lại lợi nhuận để đầu tư vào các dự án có tiềm năng, mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn mức kỳ vọng của cổ đơng. Với chính sách cổ tức ổn định, doanh nghiệp chỉ xem xét tăng cổ tức lên mức cao hơn khi có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách ổn định, đủ khả năng chi trả cổ tức cao

chính sách chi trả cổ tức ổn định hơn là chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động. Cụ thể, trong giai đoạn này có tối thiểu 60% số lượng doanh nghiệp niêm yết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức dưới 20% và tối thiểu 20% số lượng doanh nghiệp niêm yết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức từ 20% đến 40%. Như vậy, với chính sách chi trả cổ tức ổn định trong giai đoạn này sẽ góp phần làm ổn định tâm lý của nhà đầu tư cũng như làm giảm sự bất trắc của các nhà đầu tư về dòng cổ tức trong tương lai.

Đồ thị 3.6 Thống kê số lượng DNNY chi trả cổ tức tại TTCK Việt Nam từ 2009 – 2013

Nguồn: http://vietstock.vn 3.2.2. Tác động của chính sách chi trả cổ tức đối với doanh nghiệp

Dựa theo lý thuyết nghiên cứu của Miller và Modigliani (1961), cho rằng chính sách cổ tức khơng tác động đến giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết của MM cho rằng trong một thế giới khơng có thuế, khơng có chi phí giao dịch và khơng có các bất hồn hảo của thị trường thì chính sách cổ tức không tác động lên giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế với các điều kiện bất hồn hảo của thị trường, chính sách cổ tức được xem là kênh truyền tải thông tin đến nhà đầu tư về triển vọng của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra bằng chứng về mối liên quan giữa cổ tức và giá trị doanh nghiệp như Miller và Scholes (1978), Miller, Merton và Rock (1985), Amir và Arslan (2011).

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 0-20% 20-40% 40-60% 60-80% 80-100% 2009 2010 2011 2012 2013

Khi xét về tác động của chính sách cổ tức đối với giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, trong tạp chí tài chính số đăng ngày 28/4/2015, với bài viết nghiên cứu của tác giả Phùng Tất Hữu – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, kết quả cho thấy rằng chính sách cổ tức tại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế và các doanh nghiệp chủ yếu chi trả cổ tức theo chính sách tiền mặt ổn định hoặc chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động.

Như vậy, thực trạng tại Việt Nam cho thấy chính sách cổ tức có tác động lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này cịn có thể thấy được thơng qua yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đa phần nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều hướng mục tiêu đầu tư ngắn hạn hơn là dài hạn, khi chính sách cổ tức có sự biến động sẽ tạo ra tâm lý bất ổn định đối với các nhà đầu tư khi xem xét chi phí cơ hội của việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu.

3.2.3. Các yếu tố tác động chính sách chi trả cổ tức tại Việt Nam.

a. Các quy định về pháp lý

Căn cứ theo điều 132 của luật doanh nghiệp Việt Nam 2014, quy định các điều kiện để công ty cổ phần được chi trả cổ tức:

• Cơng ty đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

• Đã trích lập các quỹ cơng ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ cơng ty.

• Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, cơng ty vẫn đảm bảo thanh tốn đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Với những quy định pháp lý về chi trả cổ tức, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện tại hầu như đều chịu ảnh hưởng khi ra quyết định về chính sách cổ tức của mình vì tỷ lệ các doanh nghiệp có lợi nhuận rịng qua các năm hầu như khơng cao. Trong khi đó, các

Căn cứ theo thơng tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực từ 15/8/2013, tại khoản 3 điều 2 và khoản 2 điều 10 có quy định mức thuế suất đối với thu nhập từ cổ tức là 5%. Thời điểm trước năm 2013, căn cứ theo luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 có hiệu lực từ 21/11/2007, cũng quy định mức thuế suất đối với thu nhập cổ tức là 5%. Thời điểm tính thuế đối với cổ tức tiền mặt là tại thời điểm nhận cổ tức và đối với cổ tức cổ phiếu là tại thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu. Như vậy, tại Việt Nam chỉ có một mức thuế suất duy nhất đối với thu nhập từ cổ tức là 5%, mức thuế suất này được cố định qua các năm từ 2007 đến nay. Điều này tạo động lực cho các doanh nghiệp giữ mức cổ tức thấp để các cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn, nhận được một phần lớn hơn tỷ suất sinh lợi trước thuế.

c. Khả năng tiếp cận thị trường vốn

Với đa số các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam, việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng hay phát hành cổ phiếu khơng hề dễ dàng, vì rất nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp như: các ngân hàng quá thận trọng trong hoạt động tín dụng, thủ tục và điều kiện tín dụng siết chặt, các sản phẩm tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn, mặt bằng lãi suất cịn cao. Vì lý do này, doanh nghiệp thường phải dựa nhiều hơn vào nguồn vốn nội sinh là lợi nhuận để lại. Với thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn (chỉ có khoảng 32,38% số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên)2, điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả cổ tức.

d. Ưu tiên của cổ đông

Khi doanh nghiệp được tổ chức và kiểm soát chặt chẽ với tương đối ít cổ đơng, hội đồng quản trị có xu hướng chi trả cổ tức theo quyết định của các cổ đông. Cụ thể tại Việt Nam hiện nay, các nhà quản lý thường mang văn hóa quản lý “quyền lực người đứng đầu” và không chú trọng đến việc chia sẻ quyền lực. Các cổ đơng có tỷ lệ sở hữu lớn nhất thường nằm trong hội đồng quản trị hoặc đại diện cho phần vốn của tổ chức nắm vai trị chi phối, do đó quyết định của họ cũng là quyết định đại diện cho HĐQT. Họ thường có xu hướng

giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cho các dự án phát triển của doanh nghiệp trong tương lai hơn là chi trả cổ tức cho cổ đơng.

e. Bảo vệ chống lỗng giá

Trong khi ra quyết định chi trả cổ tức với tỷ lệ lớn, các doanh nghiệp thường cân nhắc đến việc phát hành cổ phần mới để huy động vốn cổ phần cho các dự án có tiềm năng sinh lợi cao. Nếu phát hành cổ phần mới mà các cổ đông hiện hữu không thể mua hoặc không mua lại với một tỷ lệ cân xứng thì quyền sở hữu của các cổ đơng sẽ bị lỗng. Vì đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam được tổ chức và quản lý theo cơ cấu chặt chẽ và tâm lý của các cổ đông chủ chốt không muốn quyền lợi sở hữu của họ bị loãng nên thường chọn cách giữ lại lợi nhuận nhiều hơn là chi trả cổ tức để bảo vệ chống lại loãng giá. f. Ảnh hưởng của khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Khả năng thanh khoản càng lớn doanh nghiệp càng có khả năng chi trả cổ tức. Khi thị trường giảm tính thanh khoản là lúc những nhà tổ chức thị trường phải đặt mối quan tâm bởi khả năng thanh khoản thể hiện niềm tin của nhà đầu tư và là cơ sở cho các doanh nghiệp huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn. Thanh khoản tốt làm cho giá cả phản ánh thực chất cung cầu mà không bị lệch đi bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị trường.

Ngay cả khi một doanh nghiệp đạt được lợi nhuận giữ lại cao, nếu khơng có đủ tài sản có tính thanh khoản cao, có khả năng doanh nghiệp vẫn không thực hiện chi trả cổ tức. Thêm vào đó, thực trạng cho thấy các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và có nhiều cơ hội tiềm năng vẫn đang gặp khó khăn trong việc duy trì đủ khả năng thanh khoản và khả năng chi trả cổ tức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định cổ tức, trường hợp của việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)