Trong một bài phân tích của Bloomberg ngày 3/10/2014 với chủ đề phân tích “Chứng khốn Việt Nam có đủ chuẩn để MSCI nâng hạng thành thị trường mới nổi?”, hãng tin này cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước nỗ lực để được MSCI nâng vị thế từ thị trường sơ khai (FM) lên thị trường mới nổi (EM) nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư hơn vào thị trường.Theo quy định được đăng tải trên trang website của MSCI, để được xếp hạng thị trường mới nổi, một TTCK phải hết sức thơng thống đối với sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi và dịng vốn trên thị trường phải dịch chuyển dễ dàng, cũng như đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản và vốn hóa thị trường tối thiểu. Do đó, theo Vụ phát triển TTCK Việt Nam, để đạt được nỗ lực, Việt Nam đã sắp xếp kế hoạch sáp nhập hai sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới, đồng thời nới lỏng quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước nhằm phát triển quy mơ của thị trường chứng khốn.
Tóm lại, nhìn chung thị trường chứng khốn Việt Nam qua giai đoạn phát triển 15 năm đã từng bước thể hiện sự phát triển rõ rệt và đang hoàn thành kế hoạch để được MSCI xếp hạn vào thị trường mới nổi.
3.2. Thực trạng chính sách chi trả cổ tức tại Việt Nam
3.2.1. Thực trạng chính sách chi trả cổ tức
Hiện tại, nhìn chung trên thị trường chứng khốn Việt Nam, có hai chính sách chi trả cổ tức phổ biến: chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động và chính sách cổ tức ổn định. Cổ tức chi trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Với chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, doanh nghiệp sẽ ưu tiên giữ lại lợi nhuận để đầu tư vào các dự án có tiềm năng, mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn mức kỳ vọng của cổ đông. Với chính sách cổ tức ổn định, doanh nghiệp chỉ xem xét tăng cổ tức lên mức cao hơn khi có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách ổn định, đủ khả năng chi trả cổ tức cao
chính sách chi trả cổ tức ổn định hơn là chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động. Cụ thể, trong giai đoạn này có tối thiểu 60% số lượng doanh nghiệp niêm yết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức dưới 20% và tối thiểu 20% số lượng doanh nghiệp niêm yết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức từ 20% đến 40%. Như vậy, với chính sách chi trả cổ tức ổn định trong giai đoạn này sẽ góp phần làm ổn định tâm lý của nhà đầu tư cũng như làm giảm sự bất trắc của các nhà đầu tư về dòng cổ tức trong tương lai.