CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
3.5. Kết luận chương 3
Những điểm chính trong chương này được tóm tắt lại như sau:
Thứ nhất, hệ thống NHTM Việt nam đã có những bước phát triển nhất định từ khi thành lập đến này và đạt được nhiều kết quả trong hoạt động tín dụng.
Thứ hai, rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2006 - 2014, tỷ lệ nợ xấu đạt mức cao ở 2 năm 2007 và 2012. Điều này cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp.
Thứ ba, luận văn đã phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố với rủi ro tín dụng và minh họa bằng đồ thị để thấy được cái nhìn trực quan hơn về mối tương quan này, cụ thể: Tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với lạm phát, dự phòng rủi ro tín dụng; Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP có ảnh hưởng trái chiều lên tỷ lệ nợ xấu. Ngồi ra, qua phân tích thực trạng chưa thể rút ra kết luận rõ ràng về mối tương quan của quy mô ngân hàng và tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ nợ xấu.
Các mối liên hệ trên sẽ được kiểm định lại cụ thể hơn qua mơ hình nghiê cứu được thiết lập trong chương 4.
CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Trên cơ sở các đánh giá sơ bộ về thực trạng nợ xấu tại Việt Nam, từ việc rút ra các nhận xét chung về các mơ hình, các phương pháp ước lượng mà các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài đã thực hiện và trên cơ sở thực tiễn dữ liệu có thể thu thập được ở NHTM Việt Nam, trong chương 4, luận văn sẽ tiến hành nêu ra các giả thuyết nghiên cứu phù hợp, hệ thống biến quan sát và đưa ra mơ hình nghiên cứu cơ bản để thực hiện nghiên cứu kiểm định giả thuyết tại mẫu NHTM Việt Nam. Từ kết quả hồi quy có được, phần cuối của chương sẽ tiến hành phân tích các kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra các gợi ý chính sách cho việc quản lý kiểm sốt nợ xấu nói chung trong hệ thống NHTM Việt Nam.