CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
5.2. Giải pháp kiểm soát các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng
5.2.1.1. Giải pháp cho tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp
Qua hai thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã kiểm định các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng. Tại các nền kinh tế lớn, cơ sở lý thuyết khẳng định điều kiện kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến RRTD. Sự ổn
định kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, chính vì vậy, những diễn biến bất lợi của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nợ xấu. Đối với hầu hết các nền kinh tế, các bất ổn kinh tế được truyền dẫn vào hệ thống ngân hàng và khi hệ thống ngân hàng thẩm thấu hoàn toàn các bất ổn kinh tế, thì đến lượt nó sẽ tác động và khuếch đại các bất ổn kinh tế. Do đó, để nền kinh tế thực sự ổn định, cần thiết phải có những chính sách điều tiết kinh tế phù hợp và giảm thiểu tính dễ đỗ vỡ của hệ thống ngân hàng trước những cú sốc bên ngoài (Tandon Committe, 1998)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố tăng trưởng GDP có ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay. Ngoài ra, các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, sự điều chỉnh quy hoạch vùng, ngành, sự biến động thị trường trong và ngoài nước, sự thay đổi quan hệ cung cầu hàng hóa … khiến khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn tài chính khơng thể khắc phục được. Từ đó, khách hàng dù cho có thiện chí nhưng vẫn khơng thể trả được nợ ngân hàng Do đó, ngân hàng cần phải có bộ phận theo dõi dự báo các điều kiện này.
Khi Chính phủ đưa ra những chính sách kích cầu chẳng hạn như tung ra gói hỗ trợ kích thích kinh tế, các NHTM cần có kế hoạch phân bổ nguồn vốn từ NHNN hợp lý, tập trung giải ngân vào các lĩnh vực ưu tiên. Đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, NHTM thẩm định doanh nghiệp kỹ, tránh để xảy ra tình trạng dòng vốn chảy vào lĩnh vực tiêu dùng, cần tìm cách đưa dịng vốn chảy nhiều vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông qua kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, duy trì sự ổn định, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Các NHTM Việt Nam cần phải có các phương án đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay của khách hàng, sẵn sàng đối thoại cùng doanh nghiệp để hai bên tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc vay vốn an toàn, kinh doanh hiệu quả, trả nợ khả thi.