CHƯƠNG III : XÂY DỰNG BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT
3.2. Xây dựng thuật toán điều khiển
3.2.1. Sơ đồ khối hoạt động của hệ thống ở chế độ bằng tay
Lưu đồ hoạt động mạch relay xem phụ lục 1.
Khi có sự cố của lưới điện relay bảo vệ làm R5 mất điện làm cho relay R4 mất điện cắt nguồn cấp cho contactor K1, K2. Khi đó ta nhấn nút S1 thì relay trung gian R1 và relay thời gian TG1 sẽ tác động, tiếp điểm thường mở đóng chậm của relay thời gian TG1 sẽ đóng lại cấp điện cho relay trung gian R2, tiếp điểm thường mở của relay R2 sẽ đóng lại cấp nguồn cho contactor K3. Tiếp điểm chính của
contactor K3 đóng lại cấp nguồn cho tải chính. Khi lưới phục hồi thì relay R5 sẽ hút trở lại, relay R4 hút cấp nguồn cho K1, K2 động thời ngắt relay R2 làm cho contactor K3 nhả và cấp nguồn cho relay thời gian TG2. Sau một thời gian tiếp điểm thường mở đóng chậm của relay thời gian TG2 đóng lại làm R3 hút để ngắt R1.
3.2.2. Sơ đồ khối hoạt động của hệ thống ở chế độ tự động
Khi lưới có sự cố về nguồn lưới chính Ul > 418 (V) hoặc Ul < 323 (V) trong khoảng thời gian lớn hơn thời gian tạo trễ t1 (khoảng 5s) khoảng thời gian từ khi có sự cố để đảm bảo rằng sự cố nguồn lưới có sự cố thật sự hay chỉ là thống qua.
Khi sự cố là sự cố thật sự chương trình trong PLC sẽ tiến hành khởi động máy phát, việc khởi động máy phát có các đặc điểm sau đây:
+ Nếu khởi động 1 lần khơng thành cơng nó lại trở về trạng thái ban đầu, khi đó cần cho máy nghỉ khoảng (10s – 20s) cho ắc quy phục hồi mới có thể khởi động lại.
+ Nếu khởi động 3 lần không thành công lúc đó thiết bị sẽ tự động khóa lại khơng khởi động nữa.
Sau khi máy phát đã được khởi động thành công và điện áp máy phát đạt đến giá trị ổn định Umf > 323 (V) và Umf < 418 (V) thì lúc đó bộ so sánh sẽ tính khoảng thời gian t2 (20s – 25s), sau đó thực hiện việc cấp tín hiệu điều khiển cho bộ chuyển mạch chuyển tải sang nguồn dự phòng.
Khi lưới điện phục hồi trở lại, bộ định thời sẽ tính thời gian t3 (khoảng 20s – 30s) để đảm bảo chắc chắn rằng lưới đã phục hồi và ổn định trở lại. Sau đó PLC sẽ cấp tín hiệu để bộ chuyển mạch tiến hành chuyển nguồn cho tải từ nguồn máy phát dự phịng sang cho nguồn lưới chính.
Sau khi chuyển tải trở lại lưới, timer của PLC tính thời gian t4 (khoảng 300s) cho máy phát chạy không tải để làm mát máy phát, sau thời gian t4 ATS sẽ cấp lệnh cho máy phát dừng. Nếu trong khoảng thời gian t4 mà nguồn lưới có vấn đề thì PLC có thể
chuyển tải ngay lập tức từ nguồn lưới sang nguồn máy phát mà không cần quay lại trạng thái đề máy phát.
Khi xảy ra sự cố máy phát như mất áp lực dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát quá trị số cho phép, lồng tốc, hỏng kích từ, ... thì phát lệnh dừng máy chờ khắc phục sự cố.