CHƯƠNG III : XÂY DỰNG BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT
3.4. Thiết kế giao diện bằng phần mềm WinCC Advanced
3.4.1. Cấu hình thiết bị
Để có thể thiết kế giao diện hiển thị tiến trình hoạt động của hệ thống bằng phần mềm WinCC Advanced ta sẽ tiến hành cấu hình thiết bị và tạo liên kết giữa PLC và phần mềm WinCC Advanced.
Bước 1: Chọn WinCC RT Advanced
Hình 3. 1 Tiến hành cấu hình ban đầu cho WinCC RT Advanced
Để có thể lấy được cổng ethernet tạo kết nối với PLC ta sẽ tiến hành bước 2 lấy IE general ra từ mục PROFINET/Ethernet.
Bước 2: Lấy ra IE general
Hình 3. 2 Lấy ra IE general để có thể thiết lập kết nối PLC với PC System
Bước 3: Tạo kết nối giữa PLC với PC System
Hình 3. 3 Tạo kết nối giữa PLC với PC System
3.4.2. Thiết kế giao diện điều khiển màn hình chính
Trước tiên ta sẽ thiết kế màn hình hiển thị ban đầu để giới thiệu về đề tài đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu thiết kế mơ hình hệ thống ATS lưới máy phát sử dụng PLC S7-1200” và thông tin ban đầu của đề tài.
3.4.3. Thiết kế giao diện màn hình chế độ bằng tay
Ở trong màn hình chế độ bằng tay thì sẽ hiển thì kết quả chạy của mạch relay sẽ được phản hồi vào các chân input của PLC để rồi tiến hành hiển thị lên trên màn hình giám sát cho nhân viên vận hành dễ dàng nắm được tình hình hoạt động mà không cần phải đi đến trực tiếp hiện trường.
Hình 3. 5 Giao diện màn hình giám sát chế độ bằng tay
3.4.4. Thiết kế giao diện màn hình chế độ tự động
Ở màn hình giao diện chế độ tự động thì sẽ hiển thị bảng báo cáo tình hình làm việc của hệ thống (sẽ báo cáo các sự cố về nguồn điện lưới, máy phát, sự cố máy phát). Đồng thời đây cũng là màn hình tổng quan hoạt động của hệ thống ở chế độ làm việc tự động.
Hình 3. 6 Giao diện màn hình chính của chế độ auto
3.4.5. Thiết kế giao diện màn hình cài đặt thời gian
Ở màn hình giao diện cài đặt thời gian thì ta sẽ tiến hành cài đặt các khoảng thời gian chính của hệ thống chuyển đổi nguồn tự động ATS Lưới-Máy phát. Các thời gian có thể cài đặt được bao gồm:
+ Thời gian T1 là khoảng thời gian để hệ thống phát hiện xem liệu sự cố về nguồn điện có phải là sự cố thật hay khơng.
+ Thời gian T2 để tính thời gian chuyển mạch từ nguồn lưới sang nguồn máy phát sau khi máy phát đã khởi động xong và chất lượng điện áp của máy phát đáp ứng được yêu cầu.
+ Thời gian T3 để xác định việc phục hồi của lưới điện đã đảm bảo chưa để tiến hành chuyển mạch cho tải từ nguồn máy phát quay trở lại nguồn lưới.
+ Thời gian T4 là thời gian để làm mát, cho máy phát chạy không tải sau khi tải đã được chuyển cho nguồn lưới chính.
Khi mà giá trị của T1, T2, T3, T4 được cài đặt đúng trong khoảng đặt trước thì mới có thể chuyển sang màn hình hiển thị chi tiết của chế độ tự động.
Hình 3. 7 Giao diện màn hình cài đặt thời gian chế độ auto
3.4.6. Thiết kế giao diện màn hình hiển thị chi tiết chế độ tự động
Ở màn hình hiển thị chi tiết chế độ tự động sẽ hiển thị cụ thể giá trị điện áp nguồn lưới, nguồn máy phát, giá trị thời gian thực tế đang chạy của T1, T2, T3, T4. Trạng thái hoạt động của hệ thống, trạng thái làm việc của máy phát, tải đang chạy với nguồn điện lưới hay máy phát.