lượng cao ở Hà Nội.
3.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường trong thời gian tới.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng rau chất lượng cao tại các siêu thị Hà Nội đang có xu hướng tăng. Khi thực trạng rau quả tại nhiều chợ rau không đáp ứng được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, thì các sản phẩm rau chất lượng trong siêu thị trở thành sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ muốn đảm bảo sức khỏe cho gia đình, đặc biệt là cho con nhỏ và cha mẹ già...Với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay, tại Hà Nội, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, đời sống ngày càng ổn định, họ có nhu cầu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng những loại rau quả và thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày được bày bán trong các siêu thị.
Trong Đề án sản xuất và tiêu thụ rau của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015 cũng chỉ ra rằng thành phố Hà Nội tương lai sẽ có 7-8 triệu dân và 3-4 triệu khách lưu trú thường xuyên nên ổn định thị trường rau là hết sức cần thiết. Hà Nội hiện có khoảng hơn 2.000 vùng trồng rau với diện tích 12.000ha, tập trung ở các huyện Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín, Hoài Đức, Chương Mỹ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu rau xanh của thành phố, còn lại phải nhập từ Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương… Do không chủ động được nguồn rau cùng với những rủi ro về thời tiết, khí hậu nên thời gian qua thị trường rau Hà Nội liên tiếp biến động khi thừa, khi thiếu. Hiện nay, thành phố Hà Nội chủ trương tiếp tục mở rộng các vùng trồng rau, đặc biệt là các mô hình rau chất lượng cao.
Dự kiến, tới năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ phát triển thêm 800-1.000ha rau chất lượng cao mỗi năm ở những vùng sản xuất tập trung. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích rau chất lượng cao ở Hà Nội đạt 8.500-10.000ha với sản lượng đạt 600.000 - 700.000 tấn/năm đáp ứng cho khoảng 50% nhu cầu rau chất lượng cao của Hà Nội. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Trịnh Duy Hùng cho
rằng, Hà Nội phải phấn đấu cung cấp tối thiểu 60% nhu cầu rau chất lượng cao cho người dân vào năm 2015, tới năm 2020 là 80%.
3.1.2 Định hướng phát triển thị trường rau chất lượng cao ở Hà Nội.
Hà Nội trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các nơi sản xuất rau chất lượng cao, thị trường rau chất lường cao ngày càng phát triển. Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường rau chất lường cao thì Hà Nội phải đặt ra định hướng phát triển cho mình :
- Phải duy trì ổn định các cơ sơ sản xuất, cơ sở chế biến rau chất lượng cao tại các địa phương mà thành phố đã quy hoạch và phát triển thị trường rau chất lượng cao tại Hà Nội.
- Thực hiện các công việc như nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường. Đồng thời có các chính sách như nâng cao hơn nữa chất lượng rau để tạo được hình ảnh cụ thể cho sản phẩm rau của Hà Nội nói chung và của các địa phương nói riêng từ đó tạo nên thương hiệu trong tâm trí khách hàng trên thị trường mục tiêu.
- Phát triển hệ thống phân phối một cách khoa học vững chắc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Ủy ban nhân dân thành phố sớm chấn chỉnh thị trường tiêu thụ rau chất lượng cao theo hướng tất cả các cơ sở sản xuất rau chỉ được đưa tới chợ đầu mối để tiêu thụ hoặc qua các nhà phân phối lớn. Tại đó thông qua đấu giá, kiểm tra tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, rau quả mới đưa về siêu thị và chợ bán lẻ. Rau quả lưu thông trên thị trường phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhãn mác, bao bì theo quy định chung. Nhà nước phải làm vai trò kiểm tra giám sát trong việc SX và kinh doanh rau an toàn. Có như thế chương trình rau an toàn mới phát triển bền vững.
- Hình thành hệ thống chế độ, chính sách về phân phối rau chất lượng cao đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với diễn biến thị trường và xây dựng mối gắn kết chặt chẽ trách nhiệm của người sản xuất – người phân phối – người tiêu
dùng trong việc cung ứng và tiêu thụ rau chất lượng cao để tạo hệ thống kênh vững chắc, hoàn thiện hơn.
- Kinh doanh trên cơ sở có lãi, sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng tiền nhanh, sử dụng lao động hiệu quả hiện có.
- Phấn đấu giảm giá thành tăng chất lượng sản phầm cũng như các dịch vụ kèm theo, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tạo thế phát triển liên kết dọc nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ cơ bản cũng như dịch vụ gia tăng đồng bộ nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng.
- Lấy con người là yếu tố căn bản, sự năng động sáng tạo là động lực phát triển.
3.2 Biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối rau chất lượng cao ở Hà Nội.3.2.1 Biện pháp về phía Doanh nghiệp. 3.2.1 Biện pháp về phía Doanh nghiệp.
Cần có sự tham gia nhiều hơn nữa của các doanh nghiệp vào việc cung cấp rau chất lượng cao cho Hà Nội. Trong đó doanh nghiệp sẽ bỏ vốn của mình ra để đi thuê đất, thuê nhân công về trồng rau chất lượng cao lúc này những người nông dân sẽ trở thành những người làm công ăn lương.
Để đảm bảo chất lượng rau khi ra thị trường các doanh nghiệp đầu tư trước vật tư như phân bón, phân chuồng ủ mục, phân vi sinh, thuốc bảo vệ theo đúng hướng dẫn của chi cục BVTV nông dân làm việc dưới sự quản lý của các doanh nghiệp, các cán bộ kỹ thuật, nhằm khắc phục hạn chế mô hình cá thể của nông dân.
Các doanh nghiệp sản xuất rau chất lượng cao phải phối hợp với Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội. Chi cục có nhiệm vụ như chọ giống, loại, liều lượng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian cách ly…đến khâu sơ chế, đóng gói đều do chi cục đảm nhiệm.
Các doanh nghiệp có nhiệm vụ tìm thị trường tiêu thụ , tổ chức các kênh phân phối phù hợp, hạch toán sản phẩm rau chất lượng cao, rau trước khi ra thị trường đều phải được sơ chế sạch sẽ,đóng túi nilon, dán tem và in mã vạch từ đó gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
- Về phía người sản xuất rau là các hộ nông dân, các HTX cần phải thay đổi
tập quán canh tác cũ cụ thể :
• Nông dân cần chấp hành đúng quy trình sản xuất rau chất lượng cao như không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gần đến lúc thu hoạch, không sử dụng quá nhiều lượng phân đạm mà chỉ nên dùng phân hữu cơ, phân vi sinh…
• Nông dân cần ghi chép quá trình trồng chọt và thực hành của họ vào các cuốn sổ tay để chuẩn bị cho một hệ thống báo cáo đảm bảo chất lượng sau này.
• Các hộ nông dân, các HTX phải cải tiến khâu đóng gói nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Về phía các trung gian trong hệ thống phân phối : Nên có một xu hướng từ hệ thống tiêu thụ truyền thống rau chất lượng cao do những người thu gom và buôn bán tại các chợ đầu mối sang hệ thống tiêu thụ sản phẩm rau chất lượng cao tại các siêu thị, các trung tâm thương mại. Các siêu thị này sẽ đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng và mua sản phẩm rau chất lượng cao trực tiếp từ người trồng rau, những người đáp ứng việc sản xuất đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó các siêu thị sẽ hỗ trợ nông dân trong việc sản xuất rau chất lượng cao.
- Về phía người tiêu dùng phải thay đổi thói quen mua hàng như vào các siêu thị, các trung tâm thương mại…
3.2.3 Biện Pháp về phía các cơ quan chức năng.
- Để khơi thông thị trường, Sở Công thương nên phối hợp với các Sở, ngành
liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng của các cơ sở và cửa hàng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau chất lượng cao, sau đó công bố công khai tên, địa chỉ từng cơ sở, cửa hàng đủ tiêu chuẩn cho người tiêu dùng biết. Việc làm này sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng, không quay lưng lại với sản phẩm, giải quyết được nhu cầu bức thiết của người dân thành phố là được sử dụng rau chất lượng cao và người nông dân sản xuất rau mới có nơi tiêu thụ.
- UBND thành phố cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến kích, quan tâm tới các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc sản xuất và phân phối rau chất lượng cao.
- Thành phố cần có biện pháp đồng bộ : Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quy hoạch các vùng trồng rau và từng loại rau cho từng khu vực, xây dựng được hệ thống kho lạnh để bảo quản rau và phát triển thị trường.
Kết Luận
Rau chất lượng cao được ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ những năm 1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phố có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau chất lượng cao cung cấp cho thị trường các quận nội thành. Một số xã như Văn Đức, Đặng Xá thuộc huyện Gia Lâm, xã Vân Nội - Đông Anh, xã Lĩnh Nam – Thanh Trì và xã Thanh Xuân, Đông Xuân thuộc huyện Sóc Sơn được chọn làm điểm sản xuất thí điểm, cũng nhờ các chủ trương này mà diện tích trồng rau đã tăng lên đáng kể.
Trong nền kinh tế thị trường, để rau chất lượng cao có thể đến được tay người tiêu dùng phải trải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán giữa các thành viên trong kênh phân phối. Vì vậy để người tiêu dùng nhận được sản phẩm có chất lượng tốt nhất thì hệ thống phân phối rau chất lượng cao phải được phát triển một cách có đồng bộ giữa tất cả các thành viên trong hệ thống phân phối. Thấy được điều này mà hệ thống phân phối rau chất lượng cao tại Hà Nội đã bắt đầu được quan tâm đầu tư, như việc nhà nước đã bắt đầu có đề án sản xuất và tiêu thụ rau chất lượng cao đến năm 2015 như sau : Với hi vọng chấm dứt sự phát triển manh mún đồng thời thiết lập quy trình sản xuất – tiêu thụ rau chất lượng cao khép kín và đảm bảo tiêu chí kỹ thuật, an toàn. Đề án phát triển rau chất lượng cao trên địa bàn TP đến năm 2015 đã được Hà Nội phê duyệt từ năm 2009 với sự chuẩn bị công phu, chi tiết; tổng số tiền đầu tư có thể lên đến 1.000 tỷ đồng. Phê duyệt, triển khai từ năm 2009, đề án đặt ra mục tiêu cho năm 2010 là phải đạt 2.400 – 2.500 ha trồng rau chất lượng cao, 96 vùng chất lượng cao, trọng điểm tại 56 xã đã được “chọn mặt” để tập trung đào tạo, chỉ đạo và quản lý trong năm 2010. Dự kiến, tới năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ phát triển thêm 800-1.000ha rau chất lượng cao/năm ở những vùng sản xuất tập trung. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích rau chất lượng cao ở Hà Nội đạt 8.500-10.000ha với sản lượng đạt 600.000 - 700.000 tấn/năm đáp ứng cho khoảng 50% nhu cầu rau chất lượng cao của Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội phải phấn đấu cung cấp tối thiểu 60% nhu cầu rau chất lượng cao cho người dân vào năm 2015, tới năm 2020 là 80%.
Vì vậy, các thành viên trong hệ thống phân phối và nhà nước cùng các ban ngành có liên quan phải phối hợp với nhau để đưa ra các biện pháp phát triển thị trường rau chất lượng cao tại Hà Nội. Hướng tới mục tiêu xa hơn đó là xuất khẩu ra nước ngoài.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Giáo trình kinh tế thương mại.
Chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức Thân Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình Marketing thương mại.
Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang, nhà xuất bản ĐHKTQD 3. Marketing căn bản. Philip Kotler, nhà xuất bản thống kê.
4. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 9 tháng đầu năm 2010 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Địa chỉ internet tham khảo :
http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi VN/61/158/1/15/15/55442/Default.aspx http://ca.cand.com.vn/vi- VN/anninhkinhte/phongsudieutra/2010/8/167420.cand http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID=25&LangID=1&NewsID =336&tabID=2 http://www.khuyennongvn.gov.vn/ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217