Các giải pháp – biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH QUANG TRUNG.DOC (Trang 40 - 48)

3.2.1. Công tác nguồn vốn - huy động vốn

- Tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính.

- Bám sát diễn biến thị trường (định kỳ báo cáo phân tích biến động thị trường 1lần trong 1 tuần), thực hiện triển khai nhiều sản phẩm mới linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

- Theo sát luồng tiền ra vào tại chi nhánh, trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, dự báo để có sự chủ động hoạch định nguồn vốn huy động và lãi suất huy động phù hợp trong từng giai đoạn.

- Triển khai kế hoạch maketing, giới thiệu sản phẩm tới các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, phân giao tiếp thị khách hàng mới tới từng cán bộ.

- Thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng tổ chức, tiến tới hợp tác toàn diện: các tập đoàn kinh tế, công ty chứng khoán…

- Đào tạo cán bộ giao dịch về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng phục vụ và thuyết phục khách hàng cá nhân.

- Thực hiện phân giao kế hoạch huy động vốn từng phòng dịch vụ, phòng giao dịch, tạo lập không khí thi đua huy động vốn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tới từng cán bộ và có cơ chế khen thưởng kịp thời.

3.2.2. Công tác tín dụng, bảo lãnh, thẩm định, chất lượng tín dụng

3.2.2.1. Công tác tín dụng, bảo lãnh, thẩm định

- Tuân thủ các quy trình và chỉ đạo của Hội sở chính.

- Hoàn thiện quy trình, mẫu biểu theo mô hình tổ chức TA2 để thống nhất áp dụng tại chi nhánh. Các bước công việc thực hiện theo đúng quy trình, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Tập trung vào các lĩnh vực: xuất khẩu dết may-da giày- nông son - thủ công mỹ nghệ; nhập khẩu thiết bị y tế - điện tử - viễn thông - thiết bị ngành in; các lĩnh

vực thuỷ điện, hạ tầng khu công nghiệp, phương tiện vận tải, công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Giới thiệu tới khách hàng dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu của BIDV

- Mở rộng các sản phẩm phục vụ đối tượng là công ty chứng khoán, nhà đầu tư và các đối tác chiến lược của BIDV.

- Nghiên cứu thị trường theo các ngành kinh doanh để mở rộng lĩnh vực, đối tượng khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường trong các giai đoạn tiếp theo.

- Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, trao đổi nghiệp vụ giữa các phòng trong chi nhánh để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, tìm hiểu và xây dựng thêm những sản phẩm mới triển khai tại chi nhánh.

3.2.2.2. Chất lượng tín dụng

- Cơ cấu lại nợ của các nhóm khách hàng lớn của chi nhánh

- Quản lý chặt chẽ nợ quá hạn, lãi treo. Đẩy mạnh tận thu nợ gốc và lãi, đặc biệt là nợ vay cầm cố chứng khoán, lãi treo.

- Sử dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm khác nhau để nâng cao tỷ trọng dư nợ có TSBĐ trong tổng dư nợ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Tập trung, nâng cao tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ.

3.2.3 Kết quả, hiệu quả kinh doanh, trích lập DPRR

- Cơ cấu lại nguồn vốn, tài sản hợp lý hướng theo chuẩn mực chung. - Trích lập DPRR đúng quy định.

- Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tiêu theo định mức, tăng hiệu suất sử dụng tài sản và công cụ lao động tại chi nhánh.

- Giảm thiểu tình trạng làm thêm giờ theo quy định của chi nhánh năm 2009, nâng cao năng suất lao động của cán bộ trên cơ sở có kế hoạch lao động, có sự kiểm soát kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện công việc từng cán bộ của lãnh đạo phòng.

- Tiếp thị, đẩy mạnh các dịch vụ hiện đại với mức giá hợp lý, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của chi nhánh.

3.2.4 Phát triển dịch vụ và khai thác các sản phẩm khác biệt có lợi thế

- Xây dựng kế hoạch maketting của chi nhánh, giao chỉ tiêu tiếp thị khách hàng mới tới từng cán bộ trên cơ sở hoạch định những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, đào tạo cán bộ kỹ năng tiếp thị, đàm phán với khách hàng.

- Đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi chương trình dịch vụ mới triển khai, thu thập ý kiến đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, tiến tới sự cải tiến sản phẩm phù hợp nhu cầu mọi đối tượng khách hàng.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế…

- Tìm hiểu những dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ hiện đại gắn liền với phát triển của công nghệ thông tin để có đề xuất Hội sở chính, nghiên cứu và triển khai thực hiện tại BIDV, đa dạng hoá dịch vụ.

- Có kế hoạch chăm sóc khách hàng linh hoạt thường xuyên trên cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của khách hàng tại chi nhánh.

- Định kỳ thực hiện điều tra mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng toàn diện các sản phẩm, dịch vụ hiện phục vụ khách hàng, thu thập kiến nghị của khách hàng để có sự điều chỉnh cho phù hợp (2 lần trong năm)

- Mọi nền kinh tế đều có mối liên hệ mật thiết giữa thu nhập bình quân trên đầu người và phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng. Do hiện tại thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam gần 1.000 USD một năm, theo đó số lượng người có tài khoản ngân hàng nên ở vào khoảng 20-30% chứ không phải là 10% như hiện nay. Giải pháp để người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận mở tài khoản ngân hàng: bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ, cần thiết tạo ra một hệ thống ngân hàng an toàn và đáng tin cậy và mở rộng mạng lưới các ngân hàng đem lại sự tiện lợi, giới thiệu các kênh tiên tiến qua Dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

3.2.5 Công nghệ thông tin và các ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm dịch vụ vụ

Chi nhánh tích cực tìm hiểu lợi ích, tiếp cận những dịch vụ ngân hàng hiện đại gắn với phát triển ứng dụng công nghệ, đầu mối đề xuất với Hội sở chính về sản

phẩm dịch vụ.

3.2.6. Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực

- Xây dựng và triển khai theo kế hoạch lộ trình phát triển mạng lưới cụ thể, chủ động tìm kiếm những địa điểm phù hợp cho giao dịch: đặc điểm dân cư, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, cơ sở hạ tầng, các chi nhánh khác trong hệ thống, các ngân hàng cạnh tranh, xu hướng phát triển của địa bàn…

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch, mở rộng các địa điểm giao dịch hiệu quả, thu lại những điểm giao dịch không đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

- Chi nhánh tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức theo dự án TA2, thực hiện nghiêm túc cơ chế quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, đảm bảo minh bạch, công khai.

- Tuyển dụng cán bộ và bố trí công tác theo đúng quy định, định biên lao động của chi nhánh.

- Công tác đào tạo: cử cán bộ tham gia các buổi tập huấn của Hội sở chính, xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ toàn diện tại chi nhánh, thông tin kịp thời những biến động thực tế, phổ biến những thay đổi trong chính sách và chế độ của Nhà nước, của Ngành liên quan tới hoạt động ngân hàng, quán triệt cán bộ thực hiện theo những chỉ đạo của Hội sở chính. Các phòng thường xuyên tổ chức thảo luận, đào tạo nội bộ, trao đổi nghiệp vụ giữa các cán bộ, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm của từng cán bộ.

- Định kỳ có kiểm tra nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả lao động của từng cán bộ và thực hiện cơ chế thi đua, khen thưởng kịp thời.

- Tổ chức các buổi giao lưu toàn chi nhánh, tạo động lực lao động cho cán bộ, phát huy hết khả năng, trí tuệ với công việc.

3.2.7. Công tác kiểm tra nội bộ và chấp hành quy chế - quy trình, thực hiện các sổ tay nghiệp vụ sổ tay nghiệp vụ

- Công tác kiểm tra nội bộ: thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, báo cáo định kỳ gửi Hội sở chính các phát sinh trong kỳ, chế độ thông tin kịp thời nhằm đảm bảo an toàn trong các giao dịch nghiệp

vụ tại chi nhánh.

- Quán triệt tới từng cán bộ quy trình ISO theo chức năng, nhiệm vụ của mình. - Định kỳ 6 tháng đánh giá việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, phát hiện những điểm bất hợp lý để có sự điều chỉnh hoàn thiện kịp thời.

3.2.8. Phát triển thương hiệu - văn hoá

- Đào tạo cán bộ tác phong giao dịch văn minh, hiện đại, kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp, tạo hình ảnh đẹp với khách hàng.

- Tổ chức các buổi giao lưu với khách hàng, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, tạo dựng thương hiệu BIDV chuyên nghiệp.

- Tổ chức các chương trình thực hiện maketing, truyền thông giới thiệu về BIDV: đăng poster, băng rôn, khẩu hiệu…

3.2.9. Nâng cao sức cạnh tranh, năng lực tài chính

- Giữ vững nền khách hàng hiện có và phát triển nền khách hàng mới. - Tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn trong hoạt động.

- Phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh trên cơ sở phát huy tinh thần đoàn kết, nhiệt tình và sáng tạo của tập thể cán bộ chi nhánh.

- Đánh giá định kỳ kết quả thực hiện và đề ra phương hướng thực hiện, kế hoạch phấn đấu toàn chi nhánh trong kỳ tiếp theo.

3.2.10. Khác

- Tổ chức đại hội Đảng, đoàn thể và công nhân viên chức, tổng kết kết quả thực hiện nhiệm kỳ cũ và đề ra mục tiêu, chương trình hành động trong nhiệm kỳ mới.

- Tổ chức hoạt động đoàn thể, giao lưu trong chi nhánh, phát động phong trào hoàn thành nhiệm vụ, thi đua khen thưởng, động viên tinh thần lao động của cán bộ.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị Đối với TW

3.3.1.1. Công tác kế hoạch kinh doanh :

- Trụ sở Hội sở chính tại HN là một lợi thế rất lớn đối với các chi nhánh trên địa bàn, vì vậy đề nghị Hội sở chính là đầu mối tập trung và cung cấp các thông tin chung về tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thánh phố HN, tạo dựng cơ cở để các chi nhánh xây dựng kế hoạch tránh tình trạng các chi nhánh phải tự khai thác những chi tiêu chung, có thể kết quả lại không thống nhất.

- Đề nghị hội sở chính nghiên cứu, trao đổi với chi nhánh để nắm được đặc điểm, thực trạng và khả năng của chi nhánh, có cơ sở để giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ, tạo động lực phấn đấu cho chi nhánh.

3.3.1.2. Công tác dịch vụ :

- Hội sở chính (HSC) xem xét, triển khai cơ chế cụ thể và thông thoán hơn về đối tượng và loại hình giao dịch, cho phép một số chi nhánh được giao dịch kinh doanh nguồn vốn, ngoại tệ trên địa bàn và hạn mức nhất định phụ thuộc vào năng lực của từng chi nhánh.

- HSC nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là những sản phẩm dưạ trên kết quả phát triển công nghệ thông tin, có tính nổi bật, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Triển khai toàn bộ chương trình hiện đại hoá tại các chi nhánh và tiến tới hoàn thiện giai đoạn 2 của dự án hiện đại hoá tại các phân hệ còn lại để chi nhánh có thể cung cấp cho khách hàng những dịch cụ có tính ưu việt hơn nữa.

- Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ tư vấn bảo lãnh, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tạo cơ sở chi nhánh đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ tới khách có nhu cầu phù hợp.

trong giao dịch như ATM, POS, DirrectBanking, VnTopup, BSMS.. Chi nhánh vẫn thường xuyên nhận được phản ánh không tốt của khách hàng.

- Những chỉ đạo thay đổi trong công tác dịch vụ chẳng hạn mua bán ngoại tệ với khách hàng, chi nhánh đề nghị HSC có hướng dẫn nhất quán từng trường hợp, tránh tình trạng với mọi nhu cầu của khách hàng chi nhánh đều làm đầu mối tiếp nhận và phải trao đổi trựớc với HSC làm kéo dài thời gian giao dịch với khách hàng. Đặc biệt với những khách hàng đã ký kết hợp đồng trong thời giann dài, chi nhánh đề nghị TW có cơ chế cung ứng ngoại tệ ổn định.

- Hoàn thiện quy trình mua bán ngoại tệ với từng đối tượng cụ thể: quy định biểu mẫu thống nhất, định mức mua bán, hồ sơ khách hàng mua bán ngoại tệ…trong từng trường hợp cụ thể

3.3.1.3. Công tác nguồn vốn :

- Đề nghị HSC sớm hoàn thiện và thống nhất cơ chế quản lý vốn tập trung để chi nhánh có thể xây dựng được tiêu chí hoạt động hướng tới hiệu quả cao nhất, thống nhất trong giao dịch, tiếp thị khách hàng.

- Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá phân loại các khách hàng, cơ sở cho các chi nhánh có báo cáo chính xác về thông tin hoạt động theo từng đối tượng khách hàng, theo từng nhóm sản phẩm.

- Chiến lược tiếp thị khách hàng phân giao cụ thể từng chi nhánh.

3.3.2. Kiến nghị Đối với cấp thẩm quyền Nhà Nước.

- Các văn bản quản lý ngoại hối có hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp mua bán ngoại tệ với khách hàng, định mức mua bán.

- Ngân hàng Nhà Nước có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và dần hạn chế hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt dộng mua bán ngoai tệ của các ngân hàng như năm vừa qua.

- Ngân hàng Nhà Nước cần phân tích, dự báo tình hình, đưa ra lộ trình, giải pháp cụ thể về việc thay đổi các chính sách quản lý áp dụng trong từng giai đoạn để

các Ngân hàng có cơ sở điều chỉnh thích ứng kịp thời.

- Ngân hàng Nhà Nước kiểm soát theo cơ chế điều hành lãi suất phù hợp hơn, không để mức lãi suất huy động giữa các ngân hàng chênh lệch nhau quá nhiều như năm vừa qua.

Một phần của tài liệu QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH QUANG TRUNG.DOC (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w