0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO PHƯƠNG BẮC.DOC (Trang 31 -37 )

VII.1. Môi trường vĩ mô:

- Với xu thế toàn cầu hoá như hiện nay của thế giới và Việt Nam vừa mới ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cũng như đem đến nhiều kho khăn trong quá trình phát triển kinh doanh của Công ty. Hiện nay, càng ngày tốc độ phát triển càng mạnh nên thu nhập của người tiêu dùng càng cao, làm cho lượng cầu hàng hoá ngày càng cao, do đó thị trường tiêu thụ hàng hóa của Công ty càng lớn. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm của Công ty càng phải được cải tiến về mẫu và chất lượng để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

- Với lợi thế nằm ở thành phố lớn nhất của miền Bắc nên tạo được khá nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của Công ty. Cùng với việc kêu gọi đầu tư góp vốn, Công ty còn tích cực xây dựng mối quan hệ đối thoại với khu vực hành chính nhằm tạo nên mối quan hệ đa phương trên lĩnh vực kinh tế.

- Môi trường kinh doanh của Công ty luôn gắn liền với pháp luật và kinh tế xã hội. Xét về mặt pháp lý, những thay đổi trong cải cách thủ tục hành chính đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi làm việc với đối tác. Đây cũng chính là những điều mà các doanh nghiệp quan tâm.

VII.1.1. Môi trường kinh tế

- Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, xu hướng phát triển, thời kỳ tăng tốc bình thường, trì trệ hay khủng hoảng đều ảnh hưởng đến sự phát triển và gây áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp.

- Tiền tệ: các chính sách về lãi xuất, tỷ lệ lạm phát, giảm phát, hối suất biến động ảnh hưởng đến thanh toán xuất khẩu.

- Xu hướng tăng trưởng của GDP ( tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân).

Chính sách kiểm soát giá cả và lương bổng của nhà nước.

VII.1.2 Môi trường công nghệ:

Các doanh nghiệp ngày nay rất quan tâm đến những thông tin kỹ thuật, bởi vì những tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra những cơ hội và đe doạ cho doanh nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp, bảo vệ bản quyền, tự động hoá và sử dụng người máy, tất cả đều tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi hoặc khó khăn trong kinh doanh.

VII.1.3 Môi trường tự nhiên:

Tác động của các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh như: Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm triệt nguồn tài nguyên.

VII.1.4 Môi trường văn hoá xã hội:

Những biến đổi về văn hoá xã hội và đặc điểm của nó cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy rằng những diễn biến của xã hội thường chậm và khó nhận biết, các yếu tố đó bao gồm: Quan điểm về cuộc sống, tình hình nhân lực, truyền thông văn hoá, tập tục xã hội, tình hình nhân khẩu.

VII.1.5 Môi trường chính trị pháp luật:

- Hoàn cảnh chính trị: Sự ổn định của chính trị có ý nghĩa quan trọng trong việc kinh doanh, cùng với nó là sự ổn định về đảng phái, xung đột về chính trị…

- Hệ thống pháp luật: Các chính sách về thuế, luật, các văn bản liên quan đến kinh tế.

- Các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước, chính sách đầu tư trong nước và thu hồi vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư phát triển.

VII.2 Môi trường vi mô:

- Những năm gần đây ngày càng có nhiều công ty may và sản xuất các loại sản phẩm như: Quần âu, sơ mi, đồ thể thao cho nam giới, đồ bộ, váy, áo cho trẻ em, người lớn, thời trang công sở…rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều công ty đã có những chính sách ưu đãi lớn nhằm thu hút khách hàng. đặc biệt là những chương trình khuyến mại rất hấp dẫn người tiêu dùng. Nhất là những khách hàng có đơn đặt hàng với khối lượng lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đó, đòi hỏi công ty phải tìm ra hướng đi đúng đắn và luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để tồn tại, đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.

- Ngoài những vấn đề trên còn một yếu tố rất quan trọng gần như quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty đó là uy tín. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay để giữ được uy tín là điều không phải dễ. Vì vậy ngoài việc đáp ứng những nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao thì Công ty phải giữ được uy tín với khách hàng như: giao hàng đúng ngày, chất liệu vải và kiểu dáng phải đúng như hợp đồng đã ký kết. Khi thương hiệu của mình đã có thì cố gắng giữ lấy và phát triển tốt hơn có như vậy thì Công ty mình mới đứng vững trên thị trường trong nước và các nước ngoài.

Môi trường vi mô là: môi trường có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, môi trường vi mô bao gồm:

VII.2.1 Khách hàng:

Sản phẩm của Công ty hiện nay được tiêu thu cả trong nước lẫn ngoài nước, đa số là công ty, nhà máy và các đại lý đã có mua bán lâu năm nên hình thức thanh toán của khách hàng thường là thanh toán gối đầu. Cả hai bên thực hiện cam kết về thời gian giao hàng, chất lượng, số lượng sản phẩm và thời gian thanh toán. Vì vậy uy tín của Công ty đối với khách hàng phải được đề cao, có như vậy mới tạo được thương hiệu tốt để khách hàng gắn bó lâu dài. Đến nay sản phẩm của Công ty đã được thị trường Nhật, Đài Loan, EU, Mỹ chấp nhận.

VII.2.2 Các đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ở trong nước và ngoài nước như công ty dệt may 29/3, Công ty dệt may Phong phú..v.v..hầu hết các Công ty đều nằm rải rác trên thị trường và cạnh tranh rất gay gắt, như chất lượng, mẫu mã, giá cả…các công ty này trong tương lai sẽ lớn mạnh về sản phẩm, về thị trường. Đặc biệt với một mức lương hấp dẫn của Công ty Phong phú ( nằm bên cạnh Công ty ) đề ra, nếu không ngăn chặn đây sẽ là mối đe doạ về việc quản lý lao động, nhất là lao động giỏi có tay nghề cao. Chính vì lẽ đó Công ty phải có chất lượng sản phẩm để tồn tại và phát triển. Phải quan tâm đến đời sống của đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề.

VII.2.3 Các nhà cung cấp:

Công ty có quan hệ mật thiết với nhiều nhà cung cấp để chủ động trong việc mua nguyên liệu như giá cả, chất lượng và thời gian.

VII.2.4 Nguồn nhân lực:

Thị trường lao động ở khu vực dồi dào, hơn nữa người Việt Nam vốn cần cù, chịu khó học hỏi, nên khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Công ty luôn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài, các điều kiện, các định chế có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

BÀI THU HOẠCH



Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc trực tiếp xâm nhập vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cảu Công ty. Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các cô, các chú và anh chị trong phòng tài chính kế toán, kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường. Qua quá trình thực tập em đã tích luỹ được những bài học thực tiễn bổ ích, để bổ xung cho vốn kiến thức còn non yếu, thiếu thực tiễn lâu nay chỉ gói gọn trong lý thuyết mà các thầy cô giảng dạy ở trường. Đặc biệt là nắm bắt cách thanh toán và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn trong ngành dệt may; nguồn lực tài chính cũng như thị trường và nhân lực rất dồi dào; hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hàng năm đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

Được thực tập ở công ty là cơ hội cho em học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên ngành. Do thời gian thực tập hạn chế và vốn kiến thức còn hạn hẹp chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những sai sót nhất định về mặt nội dung cũng như hình thức trình bày. Em rất mong quý thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty thông cảm và đóng góp cho em những ý kiến để em phục vụ tốt cho công việc ra trường của em sau này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cũng như cô chú, anh chị trong Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc đã tận tình giúp đỡ cho em trong quá trình hoàn thành bài viết này.

NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

(CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP)

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Kết luận - Điểm đạo đức:………

- Điểm chuyên môn ( bằng số)……….

(bằng chữ:………..)

Hà nội, ngày tháng năm 2009 Chữ ký của đơn vị thực tập (ký, ghi rõ họ và tên)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO PHƯƠNG BẮC.DOC (Trang 31 -37 )

×