0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của Công ty:

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO PHƯƠNG BẮC.DOC (Trang 25 -31 )

VI.1 Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”:

VI.1.1 Yếu tố đối tượng lao động:

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng dệt may sản phẩm chủ yếu là: Áo Jacket, sơ mi, T – Shirt, Polo – Shirt, đồ bảo hộ lao động, quần âu…Nên nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú. Đối với ngành dệt may nguyên vật liệu chủ yếu là vải Cotton, sợi polyester, các hoá chất cần thiết, thuốc nhuộm.

Tại công ty nguyên vật liệu chiếm 70% tỷ trọng sản phẩm, do đó nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào đồng thời nó sẽ góp phần tăng nhanh vòng quay vốn và đạt hiệu quả cao.

Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và chức năng của nguyên vật liệu tại công ty được phân ra như sau:

Nguyên vật liệu chính: Phục vụ chủ yếu cho bộ phận sản xuất sản phẩm. +Vải các loại: Vải Cotton chải thô, vải cotton chải kỹ, vải pha sợi T/C… +Chỉ sợi các loại: chỉ may cho từng loại sản phẩm sợi polyester…

Vật liệu phụ: Được dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng của sản phẩm. Vật liệu phụ ở Công ty có nhiều loại như các hoá chất, thuốc nhuộm, dây kéo, khuy, khoá…

Bảng thống kê nguyên vật liệu mua vào cần dùng tại công ty năm 2007

Năng lượng: Tham gia quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm, bên cạnh NVL chính, VLP thì doanh nghiệp cần phải tiêu tốn thêm một khoản năng lượng Mặt hàng ĐVT số lượng Nhà cung cấp Đơn Giá

Vải cotton Mét 95.390.222 Hàn Quốc 20.000đ/met Vải sợi tổng hợp Mét 350.342.000 Nam Định 15.000đ/met Chỉ may Cuộn 50.789.340 Việt Nam 3.000đ/cuộn Dây kéo Cái 150.585.000 Thái Lan 2.000đ/cái

gồm xăng, dầu Diezell…Bình quân một năm, năng lượng sử dụng của công ty chiếm tỷ trọng khoảng 15%.

Giá cả: Để thuận tiện cho việc theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu Công ty sử dụng phương pháp tính giá vật liệu theo giá thực tế. Vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên nguyên vật liệu tăng giảm liên tục, do đó công ty đã xác định giá nguyên vật liệu theo giá thực tế.

Tính chất của Công ty là ngành may mặc nên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rất đa dạng và phong phú, đủ kích cỡ, hình dáng và màu sắc mà ngày nay trên thị trường có nhiều loại nên Công ty dễ dàng trong việc lựa chọn nguyên vật liệu.

Chất lượng: Hiện nay chất lượng nguyên vật liệu ngày càng tốt hơn làm cho sản phẩm của Công ty được nhiều người biết đến hơn, nhưng bên cạnh đó giá cả của nguyên vật liệu thì ngày càng tăng nhiều so với trước, điều đó đã gây trở ngại không ít đối với công ty khi lựa chọn nguyên vật liệu để sản xuất làm sao có thể vừa đem lại lợi nhuận cho Công ty vừa làm ra sản phẩm tốt cho khách hàng.

VI.1.2 Yếu tố lao động:

- Lao động trực tiếp: là những công nhân ở bộ phận sản xuất như: tổ cắt, tổ may…trực tiếp tạo ra sản phẩm.

- Lao động gián tiếp: là những cán bộ ở bộ phận văn phòng như: phòng tổ chức hành chính, tài chính kế toán, kinh doanh…không trực tiếp tạo ra sản phẩm, chỉ quản lý điều hành công việc sản xuất.

Về cơ cấu lao động của công ty bình quân trong những năm gần đây đựoc thể hiện như sau :

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Đại học & trên đại học 104 106 108 115 147 Trung cấp chuyên nghiệp 48 50 55 85 168 Công nhân kỹ thuật 34 36 37 37 22 Công nhân 3700 3876 4263 4746 5942

Tổng lao động 3886 4068 4463 4983 6279

Tỷ lệ(%)lao động qua các năm

16.41% 17.18% 18.85% 21.04% 26.52%

Biểu đồ : Cơ cấu lao động

16.41%

17.18%

18.85%

21.04%

26.52%

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Công ty luôn chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, bỗi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật và

chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức. Ngoài ra công ty còn có các chính sách ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên chức như: Ngoài các chính sách về BHYT, BHXH…còn có các phụ cấp khác và hàng năm công ty còn tổ chức đi nghỉ mát ở những nơi.

VI.1.3 Yếu tố vốn:

- Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng cân đối kế toán dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

A/TÀI SẢN

I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 108.305.150.245 158.095.195.560 234.596.576.837 1. Tiền 1.154.561.575 2.938.853.236 11.075.999.630 2. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn

0 0 0

3. Các khoản phải thu 27.579.668.695 48.276.353.913 80.065.252.904 4. Hàng tồn kho 77.020.373.555 103.921.959.603 137.412.397.870 5. Tài sản ngắn hạn khác 3.203.029.156 5.067.177.528 4.165.257.744 TỔNG TÀI SẢN 232.850.819.035 286.602.205.521 369.000.804.122 B/NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 221.396.689.513 244.503.248.337 303.508.401.053 1. Nợ ngắn hạn 79.938.210.226 167.174.682.272 243.452.960.470 2. Nợ dài hạn 129.491.261.878 77.139.046.760 60.055.440.638 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 11.454.129.522 42.098.957.184 65.492.402.969 1. Nguồn vốn quỹ 10.732.679.224 41.102.893.332 64.886.460.610 2. Nguồn kinh phí quỹ khác 721.450.298 996.063.852 605.942.329

TỔNG NGUỒN VỐN 232.850.819.035 286.602.205.521 369.000.804.122

Qua 3 năm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty ngày càng tăng. Trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu ngày càng giảm như vấn đề giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại giảm. Nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty ngày càng tăng ( năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.28lần) chứng tỏ công tác về bán hàng và dịch vụ của Công ty hoạt động khá hiệu quả.

Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác từ 2006 – 2007 tăng mạnh, công ty đầu tư ra bên ngoài có hiệu quả và thu được các khoản thu nhập khác như nhượng bán tài sản.

Trong điều kiện vừa chuyển đổi mô hình hoạt động vừa mở rộng quy mô sản xuất đẩy mạnh công tác đầu tư trong lúc còn khó khăn về nguồn vốn, công tác tài chính kế toán đã có những đóng góp tích cực, giải quyết kịp thời các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng phát triển.

Công ty đang chuẩn bị lập các thủ tục bán 2.000.000CP theo phương án đã lập cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

VI.2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “ đầu ra” * Nhận diện thị trường:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề nên không tránh khỏi vấn đề cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong khi đó nền kinh tế của Việt Nam đã gia nhập WTO Công ty không những cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn mạnh từ các nước trong và ngoài khu vực tràn vào. Nên công ty đã chọn phương án cạnh tranh hoàn hảo làm nên tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp như cạnh tranh về thu mua nguyên vật liệu, khách hàng, giá cả và cả về mẫu mã, chất lượng của sản phẩm…để giành lấy thị trường.

* Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường:

Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu ra các nước theo đơn đặt hàng và tiêu thụ trong nước nên thị trường của công ty rất đa dạng và phong phú, thị trường chủ yếu của Công ty là các nước như: Mỹ, EU, Đài Loan…

Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Mỹ Áo Jacket 25.750 27.115 30.000 Nhật Bản Áo polo 13.200 16.750 20.285 Đài Loan Polo-Shirt 7.550 8.020 9.890

Nhìn vào bảng ta thấy từ năm 2005 đến nay thị trường xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm, cụ thể:

Đối với thị trường Mỹ năm 2007 tăng 110% so với năm 2006.

Đối với thị trường Nhật Bản năm 2007 tăng 121% so với năm 2006. Đối với thị trường Đài Loan năm 2007 tăng 120% so với năm 2006

Bảng tiêu thụ sản phẩm trong nước

Thị trường tiêu thụ Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Hà Nội Quần tây

Áo sơ mi Đồ thể thao 305.545 345.132 285.332 350.815 367.255 315.251 514.552 434.658 356.690

Hải phòng Quần tây

Áo sơ mi Quần Short 245.467 270.375 155.890 280.152 295.550 185.126 320.770 335.115 205.550 Đà nẵng Quần tây Áo sơ mi Quần áo trẻ em 380.545 405.446 221.545 420.150 445.585 241.550 485.790 490.255 275.880

Hải Dương Quần tây

Áo sơ mi Đò lao động 143.215 198.435 105.229 169.450 230.540 125.765 185.895 248.711 145.643

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình tiêu thụ một số mặt hàng trong nước của Công ty đều tăng qua các năm, Cụ thể:

Thị trường Hà Nội năm 2006 đạt 1.033.321.000 đồng còn năm 2007 đạt 1.242.900.000đồng. So sánh giữa 2 năm ta thấy năm 2007 tăng 209.579.000đồng tương ứng 120% so với năm 2006.

Thị trường Hải Phòng năm 2006 đạt 760.828.000 đồng còn năm 2007 đạt 861.435.000đồng. So sánh giữa 2 năm ta thấy năm 2007 tăng 100.607.000đồng tương ứng 123% so với năm 2006.

Thị trường Đà Nẵng năm 2006 đạt 1.107.285.000 đồng còn năm 2007 đạt 1.251.925.000 đồng. So sánh giữa 2 năm ta thấy năm 2007 tăng 144.640.000đồng tương ứng 113% so với năm 2006.

Thị trường Hải Dương năm 2006 đạt 525.755.000 đồng còn năm 2007 đạt 580.249.000 đồng. So sánh giữa 2 năm ta thấy năm 2007 tăng 54.494.000đồng tương ứng 110% so với năm 2006.

Từ số liệu trên ta thấy sản phẩm của Công ty xuất khẩu là chủ yếu, còn tiêu thụ hàng trong nước chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Công ty nnên thiết lập mạng phân phối sản phẩm rộng khắp trên toàn quốc và chủ động tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO PHƯƠNG BẮC.DOC (Trang 25 -31 )

×