Lao cột sống T7T8, tăng tín hiệu thân đốt sống trên T2MRI

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phẫu thuật cố định lối sau và giải ép lối trước trong điều trị lao cột sống ngực, thắt lưng có biến chứng thần kinh (Trang 87 - 89)

Đoàn Thị N, số BA: 02101512661)

+ Ngấm thuốc thân đốt sống không đồng nhất: 53/55 bệnh nhân (96,4%): đây là hình ảnh đặc trưng của tổ chức hoại tử bã đậu trong thân đốt sống, có giá trị trong chẩn đoán phân biệt lao cột sống với các tổn thương viêm khác.

Hình 4.2: Áp xe cạnh sống, áp xe thân đốt sống, áp xe ngoài màng cứng, ngấm thuốc thân đốt sống không đồng nhất (BN Đoàn Thị N, số BA:

02101512661).

+ Áp xe cạnh sống: 54/55 bệnh nhân (98,2%) có áp xe cạnh sống, tuy nhiên, đây không phải là đặc trưng của lao cột sống. Áp xe cạnh sống cịn có thể gặp trong viêm đốt sống do vi khuẩn sinh mủ.

+ Áp xe cơ thắt lưng chậu: gặp ở 20/55 bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng lao cột sống thắt lưng và đoạn chuyển tiếp ngực-thắt lưng thì là 20/25 bệnh nhân (80%). Đây là tổn thương áp xe khu trú đặc hiệu cho lao cột sống thắt lưng.

+ Áp xe ngoài màng cứng: 51/55 bệnh nhân (92,7%). Áp xe ngoài màng cứng cũng là tổn thương đặc hiệu trong lao cột sống. Tuy nhiên, cũng có thể gặp áp xe ngồi màng cứng trong viêm mủ cột sống.

+ Áp xe có nhiều vách: 48/55 bệnh nhân (87,3%) áp xe với nhiều vách, đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của lao cột sống, điều này cũng cho thấy, phẫu thuật dẫn lưu áp xe trong lao cột sống cần được thực hiện rộng rãi, triệt để, nếu chỉ đặt ống dẫn lưu vào ổ áp xe mà không phá được vỏ áp xe và các vách của nó thì tỉ lệ khơng hết áp xe rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phẫu thuật cố định lối sau và giải ép lối trước trong điều trị lao cột sống ngực, thắt lưng có biến chứng thần kinh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)