Tâm lý, nhận thức và mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tâm lý, nhận thức tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của hộ cận nghèo tại tỉnh bến tre (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Tâm lý, nhận thức và mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi

2.4.1. Tâm lý là gì?

Khái niệm tâm lý rất rộng và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào tình huống, hồn cảnh cụ thể hay cách tiếp cận, chúng ta có thể đưa ra nhiều quan điểm về tâm lý.

Thuật ngữ “tâm lý” trong khoa học là rất rộng, đó là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người. Theo cách hiểu này thì tâm lý con người là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến các hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và những định hướng giá trị,…Tất cả những hiện tượng đó tạo ra 4 lĩnh vực tâm lý cơ bản của con người, đó là nhận thức, tình cảm – ý chí, giao tiếp và nhân cách.

2.4.2. Hoạt động nhận thức là gì?

Hoạt động nhận thức là hoạt động phản ánh bản thân hiện thực khách quan. Đó là hoạt động nhận biết đánh giá về thế giới quanh mình. Khi chúng ta nhìn nhận, xem xét một vấn đề nào đó, khi chúng ta tìm hiểu đánh giá một con người thì có nghĩ là chúng ta đang tiến hành nhận thức chúng.

có nhận thức con người mới có tình cảm, xúc cảm, ý chí và hành động. Có nhận thức đúng về đối tượng thì chúng ta mới có những tình cảm, xúc cảm đúng đắn, mới có những hành động đúng hợp với quy luật của sự vật hiện tượng.

Hoạt động nhận thức diễn ra theo hai mức độ khác nhau, mức độ thấp nhất là nhận thức cảm tính, mức độ cao nhất là nhận thức lý tính.

2.4.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi.

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, ý chí). Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt kia và với các hiện tượng tâm lý khác của đời sống con người. Nhận thức là một quá trình. Ở con người, quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khách quan (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng…) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm).

Nhận thức cảm tính có được nhờ sự hoạt động của các giác quan nhận biết của con người, như thính giác, thị giác, xúc giác… Nó được tiến hành thơng qua ba hình thức nhận biết quan trọng là cảm giác, tri giác và biểu tượng. Cảm giác là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan và là nguồn gốc của tri thức. Cảm giác là một liên hệ trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngoài, là sự biến thể, chuyển hóa của năng lượng tác động bên ngồi thành yếu tố của ý thức, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tri giác nảy sinh trên cơ sở phối hợp, bổ sung lẫn nhau của nhiều cảm giác, đưa lại cho chủ thể nhận thức sự hiểu biết tương đối đầy đủ hơn về đối tượng phản ánh. Biểu tượng là hình ảnh của đối tượng nhận thức với những thuộc tính, mối liên hệ nổi bật của nó được lưu giữ và tái hiện lại trong đầu óc chủ thể. Biểu tượng thể hiện năng lực ghi nhận, lưu giữ, tái hiện thông tin của bộ óc con người. Chính những thơng tin này là những dữ liệu căn cứ làm tiền đề cơ bản cho việc hình thành các khái niệm, phạm trù.

Nhận thức cảm tính cung cấp những hiểu biết ban đầu về đối tượng nhận thức, nhưng những hiểu biết đó mới chỉ dừng lại ở những nét bề ngoài của đối tượng. Từ những tri thức trực quan, cảm tính bề ngồi đó, người ta chưa thể phân biệt hoặc xác định được cái bản chất và không bản chất, cái tất nhiên và ngẫu nhiên, tính phổ biến và

cá biệt. Hơn nữa, nhận thức cảm tính ln có giới hạn nhất định, vì sự hoạt động của các giác quan nhận biết khơng thể lan rộng ra ngồi ngưỡng của cảm giác. Trên thực tế, con người khơng thể nhìn thấy mọi khơng gian, màu sắc, nghe được mọi âm thanh, ngửi và nếm được tất cả mùi vị hay tiếp xúc được với những khối lượng cực lớn, cực nhỏ. Trong khi đó, nhiệm vụ của nhận thức là phải nắm bắt bản chất của đối tượng trong tính tất yếu và tính quy luật của nó. Để làm được như vậy, nhận thức phải chuyển lên một giai đoạn, trình độ cao hơn - nhận thức lý tính.

Nhận thức lý tính có được nhờ sự hoạt động của tư duy trừu tượng, nó được tiến hành qua ba hình thức: khái niệm, phán đốn, suy luận. Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một lớp các sự vật hiện tượng nào đó. Nó là dữ liệu cơ bản tạo thành nội dung của ý thức, tư duy con người, đồng thời, là những viên gạch xây dựng nên lâu đài của tri thức khoa học nhân loại. Phán đoán là sự liên kết các khái niệm tạo thành một mệnh đề có cấu trúc ngơn ngữ chặt chẽ nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính, mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Suy luận phản ánh quá trình vận động của tư duy đi từ những cái đã biết đến việc nhận thức những cái chưa biết một cách gián tiếp, dựa trên cơ sở sử dụng những tri thức đã có.

Nhiệm vụ của nhận thức lý tính là cải biến những tri thức cảm tính và kết quả là sáng tạo nên các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý... Tất cả chúng là những trừu tượng khoa học phản ánh các mặt, các mối liên hệ bản chất, tất yếu của thế giới hiện thực. Nói cách khác, nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) mang lại cho chủ thể nhận thức những hình ảnh về bản chất của đối tượng nhận thức, thể hiện qua các khái niệm, phạm trù, quy luật...

Những phân tích trên đã cho chúng ta thấy vai trò to lớn của nhận thức con người trong việc sáng tạo nên các khái niệm, phạm trù nói chung và trong cuộc sống xã hội nói riêng. Nhận thức là thành tố của ý thức, là cơ sở của hành động.

Trong cuộc sống xã hội, nhận thức chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp cá nhân định hướng hành vi của mình vì khơng nhận thức được các chuẩn mực, giá trị xã hội thì con người sẽ khơng có được các hành vi đúng đắn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tâm lý, nhận thức tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của hộ cận nghèo tại tỉnh bến tre (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)