2.1. Các lý thuyết về cấu trúc vốn
2.1.5.4. Lợi ích bù trừ giữa chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu và nợ vay
Những thảo luận quan trọng phía sau lý thuyết quản trị doanh nghiệp đó là quyết định cấu trúc vốn không chỉ đơn thuần là một quyết định tài chính mà cịn là quyết định vấn đề quản trị doanh nghiệp sao cho chi phí đại diện hay mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan trong doanh nghiệp là nhỏ nhất. Trong vấn đề chi phí đại diện của nợ vay, vốn chủ sở hữu được sử dụng như một công cụ làm giảm thiểu chi phí này khi tài trợ bằng nợ vay. Điều này nghĩa là trong hợp đồng vốn chủ sở hữu, các cổ đơng sẽ cùng gánh chịu chi phí này với các chủ nợ. Trong vấn đề chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu, nợ vay có thể được sử dụng như một cơng cụ làm giảm thiểu chi phí này là do trong hợp đồng vay nợ, người quản lý sẽ có kỷ luật hơn bởi các khoản nợ vay phải hoàn trả cho chủ nợ.
Sự cân bằng giữa chi phí đại diện của nợ vay và vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn. Một doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều nợ vay hơn khi chi phí đại diện của nợ vay thấp hơn chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều nợ vay hơn, chi phí đại diện của nợ vay sẽ tăng lên cùng với chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu. Và ngược lại, một doanh nghiệp sẽ sử dụng ít nợ vay hơn khi chi phí đại diện của nợ vay cao hơn chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn, chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu có thể tăng lên cùng với chi phí đại diện của nợ vay. Việc điều chỉnh giữa tài trợ bằng nợ và vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào những thay đổi liên quan đến chi phí đại diện của nợ vay và vốn chủ sở hữu tác động như thế nào đến cấu trúc vốn.