Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận điện thoại android và ý địnhsử dụng dịch vụ mobile internet trên điện thoại android tại thị trường việt nam (Trang 28 - 32)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu đề xuất

2.5.1 Sự thuận tiện của giao diện (Interface Convenience)

Trong nghiên cứu này, “sự thuận tiện của giao diện” đƣợc định nghĩa nhƣ là mức độ tin tƣởng vào hệ điều hành Android đem lại một sự tƣơng tác bình quân với ngƣời dùng một cách dễ dàng và hiệu quả (Kim et al., 2008). Chae et al. (2002) cho rằng chất lƣợng giao diện giữa hệ thống và ngƣời dùng có thể làm gia tăng mức độ thỏa mãn và lòng trung thành của họ. Do đó, dự đốn rằng “sự thuận tiện của giao diện” sẽ tác động tích cực đến thái độ của ngƣời sử dụng đối với ĐT Android.

Giả thuyết H1 sẽ là “sự thuận tiện của giao diện có tác động dƣơng (+) đến thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android”.

2.5.2 Nội dung đƣợc cảm nhận (Perceived Content)

Những chức năng hay phần mềm của ĐT Android đƣợc dự báo sẽ đóng vai trị quan trọng vì chúng cải tiến sự hiệu quả vận hành. “Nội dung đƣợc cảm nhận” có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là sự nhận thức của ngƣời sử dụng về chất lƣợng (tính hữu dụng) của những đặc điểm một chiếc smartphone (Davis, 1989; Lin, 2007). Lin (2007) chỉ ra rằng “nội dung đƣợc cảm nhận” làm tăng thái độ tích cực đối với sự chấp nhận một chiếc smartphone. Trong khi đó, Laurs (2009) cho rằng nội dung bên trong là yếu tố tác động chủ yếu trong việc mua một chiếc ĐT. Do đó, dự đoán rằng “nội dung đƣợc cảm nhận” sẽ tác động tích cực đến thái độ của ngƣời sử dụng đối với ĐT Android.

Giả thuyết H2 sẽ là “nội dung đƣợc cảm nhận có tác động dƣơng (+) đến thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android”.

2.5.3 Hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận (Perceived Infrastructure)

“Hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận” có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là nhận thức của ngƣời sử dụng về tính hiệu quả mà phần cứng của smartphone đem lại (Lin, 2007). Hệ điều hành Android hỗ trợ phần cứng nhƣ bộ nhớ ngoài, làm nhanh đồ họa 3D, cảm biến chạm đa điểm,…Điều này giúp các nhà sản xuất phát triển những chức năng cụ

thể để giúp ngƣời sử dụng thực hiện những tác vụ thông thƣờng cũng nhƣ cung cấp những chức năng thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của họ. Những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng đặc điểm của phần cứng có thể tác động đến cảm giác của ngƣời dùng về chất lƣợng và tính tƣơng tác. Ví dụ nhƣ Park et al., (2011) cho rằng hỗ trợ phần cứng về phản hồi chạm có thể cải tiến sự tƣơng tác của chiếc ĐT và ảnh hƣởng có ý nghĩa đến chất lƣợng đƣợc cảm nhận. Do đó, dự đốn rằng “hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận” sẽ tác động tích cực đến thái độ đối với ĐT Android.

Giả thuyết H3 sẽ là “hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận có tác động dƣơng (+) đến thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android”.

2.5.4 Tính thẩm mỹ của thiết kế (Design Aesthetics)

“Tính thẩm mỹ của thiết kế” đóng vai trị quan trọng trong việc chấp nhận công nghệ của ngƣời sử dụng (Cyr et al., 2006; Nanda et al., 2008). “Tính thẩm mỹ của thiết kế” trong nghiên cứu này nói đến sự cân đối, sức quyến rũ hay tính mỹ thuật của một chiếc smartphone và đƣợc thể hiện qua màu sắc, hình dáng…(Cyr et al., 2006). Thị giác của con ngƣời là yếu tố then chốt quyết định sự nhận thức rồi đến cảm xúc. Từ đó, thiết kế làm hài lịng tính thẩm mỹ sẽ là yếu tố cốt yếu làm gia tăng sự gắn bó về mặt cảm xúc đối với một thiết bị (Lindstrom, 2005). Nanda (2008) cho rằng tính thẩm mỹ của ĐT di động có tác động đến sự phản ứng về mặt cảm xúc của ngƣời sử dụng. Trong khi đó, Cyr et al. (2006) cũng cho rằng “tính thẩm mỹ của thiết kế” tác động có ý nghĩa đến sự thích thú đƣợc cảm nhận. Do đó, dự đốn rằng “tính thẩm mỹ của thiết kế” sẽ tác động tích cực đến thái độ của ngƣời sử dụng đối với ĐT Android.

Giả thuyết H4 sẽ là “tính thẩm mỹ của thiết kế có tác động dƣơng (+) đến thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android”.

2.5.5 Thái độ đối với việc sử dụng điện thoại Android (Attitude)

Thái độ đƣợc xem là yếu tố quan trọng tác động đến ý định chấp nhận công nghệ (Cheong and Park, 2005; Lin, 2007; Park and Chen, 2007). Trong nghiên cứu này, thái độ đƣợc định nghĩa là cảm giác tích cực của ngƣời sử dụng đối với một chiếc

ĐT Android (Nichoson et al., 2001). Park and Chen (2007) cho rằng ý định sử dụng smartphone bị tác động mạnh bởi thái độ đối với cơng nghệ. Do đó:

Giả thuyết H5 sẽ là “thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android có tác động dƣơng (+) đến ý định chấp nhận ĐT Android”.

2.5.6 Ý định (Intention)

Chức năng của một chiếc smarphone có thể làm thay đổi hành vi và ý định sử dụng dịch vụ MI của ngƣời tiêu dùng. Phần lớn những ngƣời sở hữu smartphone sẵn lòng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ nội dung (Kaneshige, 2010). Nhiều ĐT Android hỗ trợ dịch vụ MI. Trƣớc khi đƣợc bán, chúng đƣợc cài sẵn các dịch vụ trực tuyến nhƣ thƣ điện tử (email), bản đồ (map) và cơng cụ tìm kiếm…Do đó, dự đốn rằng ý định chấp nhận ĐT Android sẽ tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ MI.

Giả thuyết H6 sẽ là “ý định chấp nhận ĐT Android có tác động dƣơng (+) đến ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

2.5.7 Giá trị đƣợc cảm nhận (Perceived Value)

Giá trị đƣợc cảm nhận là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tiêu dùng (Kim et al., 2007; Lu and Hsiao, 2010; Hsiao, 2011). Nó đƣợc định nghĩa nhƣ là sự đánh giá về nhận thức của ngƣời tiêu dùng về lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ đem lại. Giá trị này có thể đƣợc nâng cao bằng cách gia tăng lợi ích hay giảm hao tổn chi phí (Lovelock and Wirtz, 2007). Giá trị đƣợc cảm nhận bao gồm giá trị về mặt cảm xúc, giá trị về mặt xã hội, giá trị về tiền bạc và giá trị về mặt chất lƣợng (Sweeney and Soutar, 2001).

Trong nghiên cứu này, “giá trị về cảm xúc” là tính hữu dụng bắt nguồn từ cảm giác hay trạng thái dễ xúc động mà dịch vụ MI đem lại; “giá trị về xã hội” là tính hữu dụng đƣợc thể hiện bản thân, khẳng định mình từ dịch vụ MI; “giá trị về tiền bạc” là tính hữu dụng trong việc giảm chi phí ngắn hạn và dài hạn đƣợc cảm nhận khi sử dụng dịch vụ MI; “giá trị về chất lƣợng” là tính hữu dụng bắt nguồn từ chất lƣợng đƣợc cảm nhận so với chất lƣợng đƣợc kỳ vọng của dịch vụ MI.

Sweeney and Soutar (2001) cho rằng 4 giá trị này tác động trực tiếp đến ý định mua. Trong khi đó, Lu and Hsiao (2010) cũng chỉ ra rằng chúng tác động đến ý định của ngƣời sử dụng internet đối với việc trả thêm chi phí cho các dịch vụ trên mạng xã hội. Do đó, dự đốn rằng 4 giá trị này tác động tích cực đến ý định của ngƣời dùng ĐT Android sử dụng dịch vụ MI.

Giả thuyết H7 sẽ là “giá trị về cảm xúc có tác động dƣơng (+) đến ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

Giả thuyết H8 sẽ là “giá trị về xã hội có tác động dƣơng (+) đến ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

Giả thuyết H9 sẽ là “giá trị về tiền bạc có tác động dƣơng (+) đến ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

Giả thuyết H10 sẽ là “giá trị về chất lƣợng có tác động dƣơng (+) đến ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

2.5.8 Thuận lợi của nguồn lực (Facilitating Resource)

“Thuận lợi của nguồn lực” là mức độ mà một cá nhân cảm thấy thuận lợi về nguồn lực khi dự định sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ, nguồn lực có thể là nguồn thu nhập để chi trả phí gia nhập sản phẩm, dịch vụ (phí lắp đặt, đầu tƣ thiết bị) hay phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ (Dwivedi et al., 2007). Dwivedi et al. (2007) cho rằng nó tác động có ý nghĩa đến ý định chấp nhận băng thông rộng của ngƣời tiêu dùng Pakistan. Pakistan là một đất nƣớc đang phát triển và có tốc độ phát triển kinh tế xã hội tƣơng tự với VN 12.

Bên cạnh đó, Lê Hữu Luân (2011) cho rằng “thuận lợi của nguồn lực” tác động có ý nghĩa đến ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT di động. Ngoài ra, một số ý kiến

12 Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, 2013. Pakistan.

<http://vi.wikipedia.org/wiki/Pakistan>. [Ngày truy cập: 05/12/2013]; Bách khoa toàn thƣ mở

Wikipedia, 2013. Việt Nam. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Việt_Nam>. [Ngày truy cập:

trong quá trình thảo luận dùng phƣơng pháp lấy 20 ý kiến cũng có liên quan đến yếu tố “thuận lợi của nguồn lực” nhƣ “tơi giàu có nên tơi xài MI”,...(xem Phụ lục 3). Do đó, dự đốn rằng “thuận lợi của nguồn lực” tác động tích cực đến ý định của ngƣời dùng ĐT Android sử dụng dịch vụ MI.

Giả thuyết H11 sẽ là “thuận lợi của nguồn lực có tác động dƣơng (+) đến ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận điện thoại android và ý địnhsử dụng dịch vụ mobile internet trên điện thoại android tại thị trường việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)