CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Phân tích cảm nhận về các yếu tố dẫn đến dự định nghỉ việc của nhân viên Việt
Việt Nam trong các công ty liên doanh với Nhật
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến dự định nghỉ việc đến yếu tố dự định nghỉ việc như sau :
Bảng 4.9. Mức độ tác động của các nhân tố vào dự định nghỉ việc
Nhân tố tác động Hệ số Beta chuẩn hóa Sig.
Sự hỗ trợ từ lãnh đạo (LANHDAO) -0.097 0.046
Căng thẳng do công việc (CANGTHANG) 0.135 0.006
Điều kiện làm việc (DIEUKIEN) 0.103 0.030
Cơ hội thăng tiến (THANGTIEN) -0.199 0.000
Lương (LUONG) -0.360 0.000
Sự công bằng (CONGBANG) 0.009 0.871
Nhân tố lôi kéo (LOIKEO) 0.313 0.000
Để xác định tầm quan trọng của các yếu tố đến yếu tố dự định nghỉ việc, ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Nếu trị tuyệt đối của hệ số Beta chuẩn hóa nào càng
lớn thì nhân tố đó ảnh hưởng càng quan trọng đối với dự định nghỉ việc. Xét hệ số Beta chuẩn hóa ta thấy rằng nhân tố lương (LUONG) có tác động mạnh nhất đến dự định nghỉ việc vì có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất = - 0.360 với Sig. = 0.000. Nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến dự định nghỉ việc khơng đổi thì khi cơng ty nâng cao sự thỏa mãn tiền lương của các nhân viên thêm 1 đơn vị thì dự nghỉ việc của họ sẽ giảm đi 0.360 đơn vị. Như vậy, đối với các nhân viên Việt Nam trong các công ty liên doanh với Nhật, vấn đề tiền lương là mối quan tâm hàng đầu. Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến dự định nghỉ việc là nhân tố lơi kéo (LOIKEO) có hệ số Beta chuẩn hóa = 0.313 và Sig. = 0.000. Tiếp theo là nhân tố cơ hội thăng tiến (THANG TIEN) với hệ số Beta chuẩn hóa = - 0.199 và Sig. = 0.000, nhân tố căng thẳng do công việc (CANGTHANG) có hệ số Beta chuẩn hóa = 0.135 và Sig. = 0.006. Và cuối cùng là nhân tố có tác động yếu nhất đến dự định nghỉ việc là nhân tố sự hỗ trợ từ lãnh đạo (LANHDAO) với hệ số Beta chuẩn hóa = - 0.097 và Sig. = 0.046.
Nhân tố sự cơng bằng (CONGBANG) có tác động dương vào dự định nghỉ việc (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.009) nhưng khơng có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.871). Tuy nhiên, nếu nhìn vào các hệ số tương quan (Xem Phụ lục 8), chúng ta thấy hệ số tương quan Pearson giữa CONGBANG và NGHIVIEC là r = -0.272 và có ý nghĩa thống kê với Sig. = 0.000. Do vậy, ta không thể kết luận sự công bằng khơng có tác động vào dự định nghỉ việc của các nhân viên mà do nhân tố lương và thăng tiến có mức ảnh hưởng khá lớn đối với dự định nghỉ việc nên đã lấn át nhân tố công bằng.
Dùng kiểm định T-Test so sánh giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc với giá trị điểm giữa của thang đo (Trung hòa = 3) để đánh giá mức độ cảm nhận của các nhân viên được khảo sát. Kết quả được trình bày trong bảng 4.10 (Xem thêm Phụ lục 9).
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định T-Test đối với các yếu tố thành phần dẫn đến dự định nghỉ việc
One – Sample Test
Nhân tố Giá trị trung bình Giá trị kiểm định = 3
T Sig. (2 đuôi) Độ lệch chuẩn
LANHDAO 3.3557 6.756 0.000 0.89654 CANGTHANG 3.3897 6.553 0.000 1.01263 DIEUKIEN 3.6483 14.147 0.000 0.78038 THANGTIEN 3.0319 0.576 0.565 0.94327 LUONG 2.4922 -8.591 0.000 1.00654 CONGBANG 3.0586 0.952 0.342 1.04825 LOIKEO 2.7431 -4.375 0.000 0.99998
Kết quả kiểm định cho thấy, hiện tại cảm nhận của nhân viên tại các công ty liên doanh với Nhật đánh giá các yếu tố dẫn đến dự định nghỉ việc không cao với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 ở các biến LANHDAO, CANGTHANG, DIEUKIEN, LUONG, LOIKEO, Sig. = 0.342 (khơng có ý nghĩa thống kê) ở biến CONGBANG và Sig. = 0.565 (khơng có ý nghĩa thống kê) ở biến THANGTIEN. Trong đó, nhân viên đánh giá cao nhất hiện nay là nhân tố điều kiện làm việc. Điều này cho thấy mức độ hài lòng hiện tại của nhân viên đối với điều kiện làm việc tại các công ty liên doanh với Nhật là cao nhất nhưng theo mơ hình hồi quy thì yếu tố này khơng phải là nguyên nhân dẫn đến dự định nghỉ việc (hệ số Beta chuẩn hóa khơng có ý nghĩa thống kê). Kết quả trung bình của LANHDAO cao hơn điểm giữa của thang đo nhưng không đạt đến giá trị Đồng ý = 4 trong bảng câu hỏi khảo sát (giá trị trung bình của LANHDAO = 3.3557). Trong khi đó, nhân tố LUONG theo mơ hình hồi
quy được đánh giá là có tác động lớn nhất đến dự định nghỉ việc thì lại được các nhân viên đánh giá về cảm nhận hài lòng là thấp nhất hiện nay (giá trị trung bình của LUONG = 2.4922). Nhân tố lơi kéo theo mơ hình hồi quy có mối tương quan dương với dự định nghỉ việc song mức độ đánh giá của nhân viên đối với nhân tố này rất thấp (giá trị trung bình của LOIKEO = 2.7431).
Hình 4.1. Đồ thị biểu hiện giá trị trung bình các thang đo yếu tố ảnh hƣởng đến dự định nghỉ việc